Kinh nghiệm trong xác định chủ trương

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện cẩm giàng (hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014 (Trang 80 - 85)

Chương 4. NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

4.2. Các kinh nghiệm chủ yếu

4.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương

Thứ nhất là, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng phải nắm vững quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế và vận dụng những quan điểm đó vào thực tiễn để có chủ trương phát triển kinh tế phù hợp với tình hình tình hình địa phương.

Tại Đại hội VIII, Đảng đã đề ra chủ trương CNH, HĐH nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi những khó khăn, tình trạng lạc hậu và nhanh chóng bắt kịp với các nước phát triển khác trên thế giới. Chính vì vậy, công nghiệp, dịch vụ có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Nền kinh tế Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm rất thấp một phần là do nước ta là một nước nông nghiệp, mặt khác đất nước bị chiến tranh tàn phá, do đó phát triển công nghiệp càng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Đảng đã nhận định phát triển những ngành công nghiệp, dịch vụ mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, những ngành sử dụng vốn ít nhƣng thu hồi vốn nhanh đặc biệt là các ngành công nghiệp nhẹ. Với một quốc gia có dân số đông, lực lượng lao động trẻ rất dồi dào, Đảng đã chủ trương phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi sử dụng nhiều lao động nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động như công nghiệp dệt, may, da - giầy, chế biến lương thực, thực phẩm…

Chủ trương này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của một đất nước bị chiến tranh tàn phá, chƣa đủ nguồn vốn để đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và nhiều vốn.

Tiếp thu quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã vận dụng đúng đắn vào thực tiễn của huyện, luôn chủ động đề ra những

75

chủ trương, biện pháp nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện. Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2014, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng luôn giữ đƣợc tốc độ phát triển kinh tế ở mức 7,8 %/năm. Huyện Cẩm Giàng luôn là một trong số những huyện có tốc độ phát triển kinh tế cao tỉnh Hải Dương. Điều này cho thấy, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã khai thác đƣợc tiềm năng thế mạnh của huyện phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH. Cẩm Giàng là một huyện nằm ở phí Tây tỉnh Hải Dương, trên địa bàn huyện không có nhiều tài nguyên khoáng sản, ngành công nghiệp khai thác không có nhiều điều kiện để phát triển. Vị trí địa lý là lợi thế lớn giúp cho Cẩm Giàng có điều kiện để thúc đẩy công nghiệp phát triển với tốc độ cao. Trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có tuyến đường QL5, đường sắt nối Hà Nội với cảng biển Hải Phòng, đây hai là tuyến đường trọng điểm của miền Bắc. Nắm bắt được thuận lợi đó, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã xây dựng các chương trình đề án phát triển công nghiệp dọc theo QL5, khai thác triệt để lợi thế về vị trí địa lý để phát triển công nghiệp, xây dựng các vùng nông nghiệp chuyên canh, các trung tâm thương mại ở khu đông dân cƣ.

Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã vận dụng đúng đắn chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế vào thực tiễn của địa phương. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, các ngành công nghiệp cần ít vốn, khả năng thu hồi vốn nhanh. Đây là chủ trương hoàn toàn phù hợp với điều kiện của huyện Cẩm Giàng bởi huyện đi lên từ xuất phát điểm rất thấp, chƣa có tích lũy nhiều về vốn. Kết quả của chủ trương đó các cơ sở sản xuất may mặc, da - giầy như công ty may Venture, công ty giày Cẩm Bình… đã đƣợc thành lập. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp từng bước được xây dựng và nhanh chóng đi vào hoạt động trong đó tiêu biểu nhất là các khu công nghiệp Đại An và Tân Trường, Phúc Điền. Ba khu công nghiệp này vừa có quy mô lớn vừa có trang thiết bị sản xuất tương đối đồng bộ và khá hiện đại. Từ những cơ sở đó, Đảng bộ huyện ngày càng mở rộng hơn nữa các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Từng bước xây dựng các chương trình, đề án phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao nhƣ điện tử, công nghệ thông tin…Với một huyện không có

76

nhiều tiềm năng khoáng sản để phát triển công nghiệp nhƣ Cẩm Giàng thì những bước phát triển về kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng hiện nay là rất đáng ghi nhận.

Cùng với quá trình phát triển công nghiệp, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng vẫn quan tâm phát triển các ngành thủ công nghiệp truyền thống. Đảng bộ huyện coi đây là một trong những giải pháp thích hợp để giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động nhất là nhân dân ở những vùng có nguồn nguyên liệu phong phú. Trên cơ sở đó, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã quy hoạch phát triển hai cụm làng nghề là làng nghề chạm khắc Đông Giao và rƣợu Phú Lộc.

Đảng bộ huyện đã chú trọng phát triển các loại hình kinh tế nông nghiệp có hiệu quả cao nhƣ trang trại, gia trại, vùng trồng rau chuyên canh. Từ đó đã từng bước đưa người nông dân vào con đường sản xuất hàng hóa, thích ứng và bắt kịp với cơ chế thị trường. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã từng bước xác định và xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm nông nghiệp của địa phương để nâng cao giá trị.

Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã xác định đƣợc vai trò, tầm quan trọng của ngành thương mại, dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Đảng bộ đã có các biện pháp khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ nhƣ dịch vụ vận tải, dịch vụ kỹ thuật… nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Qua đó, ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển rất đa dạng với đủ loại hình sản xuất, kinh doanh. Kết quả này là sự nỗ lực của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã đƣợc thể hiện đầy đủ trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế. Một mặt Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã đánh giá đúng đƣợc những điểm mạnh, yếu của huyện. Mặt khác, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã phát huy lợi thế, tiềm năng mà huyện có, tranh thủ tối đa điều kiện thuận lợi bên ngoài mang lại, chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghiệp huyện đẩy

77

mạnh quá trình hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cẩm Giàng trở thành một trong những huyện dẫn đầu tình Hải Dương về phát triển kinh tế.

Thứ hai là, tăng cường giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

Trong quá trình phát triển kinh sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng là nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Cẩm Giàng.

Cẩm Giàng là địa phương có lợi thế lớn về con người khi lực lượng lao động của huyện đông, khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kỹ thuật và Cẩm Giàng cũng là địa phương có truyền thống văn hóa lâu đời. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã lãnh đạo phát triển kinh tế đạt tốc độ trung bình là 7,8% trong suốt những năm từ năm 2000 đến năm 2014. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch lớn theo hướng công nghiệp hóa, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã xây dựng được cơ sở vật chất khá đồng bộ và tương đối vững chắc cho phát triển kinh tế. Bên cạnh nhƣng thuận lợi đó thì Đảng bộ huyện vẫn còn những khó khăn, thách thức không nhỏ. Quá trình hội nhập kinh tế khiến cho huyện Cẩm Giàng luôn phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu khoa học - kỹ thuật, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu; các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật, quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương để làm lợi bất chính, phá hủy môi trường. Ngành thương mại, dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương. Ngành nông nghiệp cũng gặp một số khó khăn do giá cả không ổn định, Nhà nước chưa có chính sách giá lâu dài cho nông dân; chưa đề ra chiến lược về thị trường tiêu thị sản phẩm. Trước thực trạng đó đã đòi hỏi Đảng bộ huyện Cẩm Giàng cần phải nâng cao hơn nữa năng lực quản lý của chính quyền địa phương, nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ. Mọi kế hoạch phải đƣợc xây dựng trên chủ trương, đường lối phát triển kinh tế chung của Đảng nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế đi đúng hướng.

78

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng trong sự nghiệp CNH, HĐH, trước hết Đảng bộ huyện Cẩm Giàng cần phải nắm bắt kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng. Đồng thời phải chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng phải nắm vững kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp, bám sát tình hình thực tiễn để đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp với sự thay đổi của huyện và xu thế chung của cả nước.

Đảng bộ huyện Cẩm Giàng phải nâng cao công tác bồi dƣỡng cán bộ mọi mặt, chú trọng nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý kinh tế, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ để mọi cán bộ, đảng viên thực sự là tấm gương sáng trong quá trình phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, công tác tuyển chọn cán bộ cũng phải thực hiện thật sự nghiêm túc. Đảng bộ huyện là nhân tố quan trọng nhất trong sự nghiệp CNH, HĐH do đó phải lựa chọn những cán bộ có năng lực có trình độ. Chính vì vậy, nâng cao năng lực quản lý chính quyền địa phương là vấn đề quan trọng, là trách nhiệm của mọi tổ chức Đảng cũng nhƣ từng thành viên.

Đảng bộ huyện Cẩm Giàng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân đặc biệt là tầng lớp trí thức hiểu rõ, hiểu đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế cũng như phát triển công nghiệp. Từ đó, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng từng bước làm thay đổi nhận thức của nhân dân, làm cho nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp huyện Cẩm Giàng lên một tầm cao mới.

Thứ ba là, phải phát triển kinh tế bền vững, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ cấp bách của cả nước nói chung và của huyện Cẩm Giàng nói riêng. Trong những năm gần đây quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đƣợc đẩy mạnh ở huyện Cẩm Giàng. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã nhận định phát triển kinh tế phải bền vững tức là vừa phải phát triển kinh tế đồng thời phải đảm bảo môi trường sinh thái. Quan điểm này của

79

Đảng bộ trong những năm gần đây đƣợc quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã nhận thức rõ đƣợc phát triển kinh tế là để phục vụ cho nhân dân, mục tiêu cuối cùng là để cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần. Do đó, phát triển kinh tế phải đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch cho nhân dân. Từ nhận thức trên, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo lập kế hoạch để xử lý nguồn rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tránh gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân. Có những biện pháp không để ảnh hưởng của quá trình phát triển công nghiệp đến môi trường sống của các loài sinh vật gây mất cân bằng hệ sinh thái…

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã mắc phải những sai sót tiêu biểu như phát hiện khá muộn vụ xả trộm nước thải của nhà máy Tung Kuang ra sông Ghẽ. Từ thực tiễn đó đòi hỏi Đảng bộ huyện Cẩm Giàng cần phải thực hiện nghiêm túc hơn nữa quá trình giám sát, thường xuyên kiểm tra các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Phải xây dựng các phương án dự phòng một khi có sự cố về môi trường là phải có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tác động xấu đến môi trường. Đồng thời Đảng bộ huyện Cẩm Giàng phải xem xét kỹ lƣỡng, cẩn thận hơn nữa công tác kiểm duyệt hồ sơ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải có kế hoạch xử lý chất thải công nghiệp trước khi phê duyệt hồ sơ, cấp giấy phép đăng ký sản xuất.

Đảng bộ huyện Cẩm Giàng cần phải kiên quyết hơn nữa trong việc xử lý các trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường, phải có chế tài xử phạt theo đúng quy định của pháp luật về môi trường. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa phát triển các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện cẩm giàng (hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014 (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)