Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM GIÀNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2005-2010)
2.2.2. Ngành công nghiệp và dịch vụ
Về công tác quản lý Nhà nước, ngành công nghiệp đang có nhiều bước phát triển mới, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về các mặt:
Đẩy mạnh quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000, HACCP… xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn của huyện đặc biệt là may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, chạm khắc gỗ. Đây là bước đi rất cần thiết cho quá trình phát triển công nghiệp của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng. Trong thời gian năm từ năm 2001 đến năm 2005, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã có những chủ trương xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn nhưng chưa xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm. Trong thời gian này, công tác xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mũi nhọn của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đƣợc chú trọng hơn nhằm quảng bá hình ảnh công nghiệp của huyện, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng.
Đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII về phát triển nguồn lao động phục vụ cho phát triển công nghiệp trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo ƣu tiên đào tạo lao động cho các ngành cơ khí lắp ráp, điện, điện tử, tin học, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc…
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề, dạy nghề, truyền nghề, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho người lao động; xây dựng kế hoạch đào tạo và tăng cường đầu tư các trang thiết bị dạy nghề cho các trường, các trung tâm đào tạo nghề. Thực hiện gắn các trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp để thực hiện vừa nâng cao tay nghề cho người lao động vừa đảm bảo cung cấp nguồn lao động có trình độ cao cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh đào tạo lao động trong các ngành công
39
nghiệp chủ lực của huyện nhƣ công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, điện gia dụng…
Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng tiếp tục lấy hai trường Cao đẳng Nghề thương mại và công nghiệp, trường Cao đẳng Kỹ thuật khách sạn và du lịch làm nòng cốt trong công tác đào tạo nghề. Hàng năm, sinh viên tốt nghiệp của hai trường cao đẳng này sẽ là nguồn cung cấp lao động có tay nghề cao cho các ngành công nghiệp, dịch vụ nhất là những ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ nhƣ cơ khí, điện tử…
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý hiện có, tiến hành bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức quản lý. Bên cạnh đó, tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ để thay thế dần những cán bộ quản lý đã về hưu hoặc không đủ sức làm việc. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút cán bộ trẻ, tài năng về huyện làm việc thông qua việc cấp học bổng, tiền trợ cấp cho con em địa phương đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, để sau khi các em tốt nghiệp sẽ về phục vụ quê hương. Những cán bộ trẻ có năng lực thì Đảng bộ huyện quan tâm hơn thông qua chế độ lương, thưởng và trợ cấp. Hàng năm, Đảng bộ huyện đã dành một phần ngân sách và huy động từ các nguồn khác hỗ trợ cho đào tạo nghề, truyền nghề, du nhập nghề mới để đáp ứng đƣợc nhƣ cầu phát triển kinh tế của huyện.
Đối với khu công nghiệp, sau khi được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt đề án xây dựng KCN Tân Trường, UBND huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo nhanh chóng tiến hành thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho KCN Tân Trường. Một mặt, huyện đã đẩy mạnh công tác giám sát quá trình giải phóng mặt bằng nhằm thực hiện đúng tiến độ đề ra. Mặt khác, chính quyền huyện đứng ra đảm bảo quyền lợi cho những hộ dân trong diện có đất bị giải tỏa cho KCN.
UBND huyện Cẩm Giàng đã cho mở rộng các khu công nghiệp sau: Mở rộng CCN Cẩm Điền với diện tích là 135ha, trong đó xã Cẩm Điền là 101ha, xã Lương Điền là 34ha. Mở rộng KCN Đại An giai đoạn 2: 205,75ha, trong đó thuộc xã Cẩm Đoài 67,5ha, xã Cẩm Đông 22,25ha và thị trấn Lai Cách 116ha. Mở rộng KCN Phúc Điền giai đoạn 3: 38ha gồm khu gạch ngói Cờ Đỏ 13ha, khu vực đất canh tác sát khu Cờ Đỏ 25ha. UBND tỉnh phê duyệt nâng cấp và chuyển CCN Lai Cách
40
thành KCN Lai Cách. Cùng với quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất cho phát triển công nghiệp, UBND huyện Cẩm Giàng đã cho thực hiện dự án xây dựng và phát triển KCN Tân Trường với tổng diện tích là 260ha. Trong đó xã Tân Trường là 140ha, xã Cẩm Đông là 120ha [73, tr. 16].
Thực hiện kế hoạch điều chỉnh lại địa giới mở rộng thành phố Hải Dương theo Nghị định 30/2008/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Cẩm Giàng đã bàn giao toàn bộ khu công nghiệp Đại An và nhà máy ô tô For cho UBND thành phố Hải Dương quản lý. Điều này đã có tác động không nhỏ tới tốc độ phát triển công nghiệp huyện Cẩm Giàng. Bởi trong nhiều năm khu công nghiệp Đại An luôn có vai trò lớn đối với huyện Cẩm Giàng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với cụm công nghiệp, trên cơ sở kế hoạch phát triển công nghiệp của huyện đã đƣợc tỉnh phê duyệt, trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng hai CCN là Lương Điền và Cao An.
Đối với CCN Cao An: Đây là CCN được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 5500/QĐ - UBND ngày 22-11- 2005 địa điểm tại xã Cao An với diện tích là 46,313ha trong đó diện tích đất xây dựng công nghiệp là 32,07ha, diện tích đất giao thông là 7,406ha, diện tích đất hạ tầng là 1,038ha, diện tích đất cây xanh, mặt nước 3,832ha, đất công trình dịch vụ 1,98ha. Cụm công nghiệp Cao An đã có 7 nhà đầu tƣ thuê để sản xuất kinh doanh nhƣ: Gia công mây tre đan, cơ khí, bao bì, nhà hàng sinh thái, kho bãi vật tƣ nông nghiệp. Hiện nay, mới có 2/7 dự án mới đang trong quá trình xây dựng xưởng sản xuất nên chưa đi vào hoạt động. Trước tình hình đó, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất nhằm lấp đầy CCN
CCN Lương Điền được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt theo Quyết định số 4043/QĐ - UBND ngày 06-11-2008 địa điểm tại xã Lương Điền. Cụm công nghiệp Lương Điền có tổng diện tích là 35,37ha do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trường Dương là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN Phúc Điền.
41
Trên cơ sở hai CCN đang được xây mới, Phòng Cơ sở hạ tầng thường xuyên giám sát các hoạt động của các nhà đầu tƣ để đảm bảo hoàn thành đúng thời gian quy định. Cùng với quá trình các nhà đầu tƣ đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp, Đảng bộ huyện đã tích cực có những biện pháp ƣu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ hai cụm công nghiệp trên.
Đối với làng nghề thủ công nghiệp, UBND huyện đã chỉ đạo tiếp tục phát triển và mở rộng làng nghề truyền thống chạm khắc Đông Giao, làng nghề nấu rƣợu ở Phú Lộc, đưa một số thôn ở xã Cẩm Điền vào chương trình quy hoạch xây dựng làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Việc phát triển các làng nghề một mặt tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động mặt phát triển các làng nghề tạo điều kiện cho huyện thực hiện phát triển kinh tế đồng bộ trên toàn địa bàn huyện, đẩy mạnh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Cẩm Giàng.
Giao thông vận tải có vai trò rất lớn trong việc phát triển công nghiệp ở địa phương, đặc biệt là với một huyện phát triển từ nền tảng kinh tế thuần nông như Cẩm Giàng. Trên cơ sở đó, UBND huyện đã tập chung chỉ đạo cải tạo nâng cấp bê tông hóa 100% các tuyến đường liên xã, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa cũng nhƣ đi lại cho nhân dân. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã lập kế hoạch trình lên tỉnh về việc nâng cấp, mở rộng một số tỉnh lộ có đi qua địa bàn huyện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện như TL 338, đường 194 để xây dựng và mở rộng các KCN Đại An, Phúc Điền, Tân Trường, Đại Dương (nâng cấp từ CCN Lai Cách). Bên cạnh đó, UBND huyện Cẩm Giàng đã tiến hành cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông ở các xã phía bắc của huyện nhƣ thị trấn Cẩm Giàng, Kim Giang… nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế phía Bắc huyện.
Hệ thống điện, thông tin liên lạc và cấp, thoát nước đảm bảo đủ nguồn cung cấp điện cho sinh hoạt của nhân dân cũng nhƣ cho phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp. Đƣợc sự hỗ trợ của tỉnh, huyện đã cho triển khai xây dựng trạm biến áp 110KV Đại An nhằm đảm bảo cho việc mở rộng KCN Đại An giai đoạn 2. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh quá trình hoàn thiện mạng lưới điện trong huyện, nâng cấp các đường dây tải điện, chủ động nguồn cung ứng điện đảm
42
bảo cho các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh có thể mở rộng quy mô sản xuất mà không lo thiếu điện.
Ngành công nghiệp dệt may, da - giầy sử dụng nhiều lao động, vốn đầu tƣ ít, không đòi hỏi quá cao về trình độ tay nghề của người lao động. Các công ty cổ phần giày Cẩm Bình, Hải Nam, công ty may Venture đã đăng ký vốn đầu tư, mở xưởng sản xuất với quy mô khá lớn. Với những chính sách ƣu đãi cho phát triển công nghiệp may, da - giầy, ngành công nghiệp này đã nhanh chóng phát triển và giải quyết đƣợc việc làm cho nhiều lao động. Các công ty, cơ sở sản xuất đang đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất, các loại máy móc đã lạc hậu đƣợc thay thế bằng các loại máy hiện đại hơn. Riêng năm 2007, công nghiệp may, da - giầy đã thu hút và giải quyết đƣợc việc làm cho 6.000 lao động, giá trị sản lƣợng đạt 242,783 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 17%, chiếm 18% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện.
Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã tận dụng nguồn đất dƣ thừa khi chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp vùng trũng sang đào ao nuôi trồng thủy sản để sản xuất gạch xây dựng. Ngoài nhà máy sản xuất gạch Tuyel Hà Hải với công suất 15 triệu viên/năm, trong năm 2006, huyện Cẩm Giàng đã tạo điều kiện hỗ trợ các lò gạch thủ công nghiệp áp dụng công nghệ liên tục kiểu đứng theo quyết định của UBND tỉnh, đến hết năm 2007 đã có 13 lò gạch liên tục kiểu đứng hoạt động với sản lƣợng lên đến 30 triệu viên/năm.
Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm: Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo duy trì diện tích chuyên canh rau, củ của huyện để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản của huyện nhất là vùng chuyên canh rau ở xã Cẩm Sơn, Cẩm Văn. Khuyến khích các hộ nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng đồng thời bảo vệ môi trường.
Tiến hành cải tạo giống mới và đẩy mạnh thâm canh cây trồng để nâng cao sản lượng cây trồng; phát triển chăn nuôi theo hướng tăng nhanh đàn bò, heo, gia cầm. Phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại. Tạo điều kiện thuận lợi,
43
khuyến khích các hộ sản xuất, chăn nuôi liên kết với các doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy và đầu ra cho người chăn nuôi.
Công nghiệp khai thác chủ yếu là đất, cát và đá xây dựng. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu xây dựng ngày càng phát triển và để đảm bảo đủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho công nghiệp xây dựng, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo lập các dự án khai thác cát, đá cùng với quá trình nạo vét sông. Một mặt vừa đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng, mặt khác đảm bảo lưu thông dòng chảy của các con sông về mùa mƣa lũ. Trên địa bàn huyện chủ yếu là những cơ sở khai thác nhỏ lẻ đƣợc sự cấp phép của huyện tiến hành khai thác.
Chính vì vậy, sản lƣợng cũng nhƣ giá trị ngành công nghiệp còn nhiều hạn chế.
Ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ du lịch của huyện có tốc độ phát triển khá cao. UBND huyện Cẩm Giàng đã chú trọng công tác trùng tu các di dịch lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện nhằm thu hút hơn nữa du khách thập phương. Hàng năm, vào mùa lễ hội có hàng nghìn lượt du khách đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, khu di tích văn hóa lịch sử Văn Miếu Mao Điền tọa lạc gần QL5 đã thu hút nhiều du khách nước ngoài khi về Hải Dương. Cùng với đó, các loại hình dịch vụ như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng… đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách.
Ngành dịch vụ vận tải tiếp tục duy trì tốc độ phát triển ở mức cao. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch phát triển cùng với hệ thống giao thông đƣợc xây dựng đồng bộ là cơ sở để ngành dịch vụ vận tải phát triển nhanh chóng. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa nông sản, sản phẩm công nghiệp trên địa bàn huyện tăng lên nhanh chóng. Mạng lưới hệ thống giao thông đường thủy
Số lƣợng xe ô tô chở hàng, chở khách trên địa bàn huyện tăng nhanh tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp cũng nhƣ của các hộ gia đình. Điều này cho thấy ngành dịch vụ vận tải có tiềm năng rất lớn đòi hỏi Đảng bộ huyện cần phải có biện pháp để phát triển hơn nữa ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
44
Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã tạo điều kiện để phát triển ngành dịch vụ kinh doanh xăng dầu. Các cơ sở kinh doanh xăng dầu tập trung chủ yếu dọc theo tuyến QL5. Ngoài ra, tại các khu dân cƣ có hệ thống các điểm bán lẻ xăng dầu của các hộ gia đình. Ngành dịch vụ kinh doanh xăng dầu cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010, ngành thương mại của huyện Cẩm Giàng có tốc độ phát triển rất nhanh. Hầu hết các xã đã quy hoạch đƣợc điểm chợ để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trao đổi hàng hóa. Một số chợ vùng đƣợc nâng cấp, mở rộng nhƣ chợ Ghẽ, chợ Lai Cách để trở thành những trung tâm tập trung hàng hóa trước khi luân chuyển về các địa phương. Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn Lai Cách để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu thụ sản phẩm của nhân dân.
Đảng bộ huyện đã chỉ đạo thực hiện thành công đề án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thế mạnh của huyện. Đồ thủ công mỹ nghệ ở Đông Giao đã trở thành thương hiệu nổi tiếng ở các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Ngoài đồ thủ công mỹ nghệ Đông Giao thì các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở xã Cẩm Điền cũng đƣợc đưa vào diện quy hoạch trở thành sản phẩm mũi nhọn của địa phương và tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm ở đây.
Cơ chế kinh tế thị trường ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình kinh doanh, sản xuất khác nhau trên địa bàn huyện. Do vậy, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo nghiêm túc thực hiện công tác chống buôn bán hàng lậu và gian lận thương mại. Đảng bộ huyện đã thành lập các tổ công tác, các ban thanh tra thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường để đảm bảo các sản phẩm đó an toàn khi người dân sử dụng. Mặt khác, trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng chỉ đạo các ngành, các cấp phải nhanh chóng phát hiện và xử lý nghiêm những đơn vị những hành vi gian lận đảm bảo tính công bằng trong thương mại.