Ngành công nghiệp và dịch vụ

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện cẩm giàng (hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014 (Trang 64 - 71)

Chương 3. ĐẢNG BỘ HUYỆN CẨM GIÀNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2010-2014)

3.2. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế (2010-2014)

3.2.2. Ngành công nghiệp và dịch vụ

Về công tác quản lý: Đảng bộ huyện Cẩm Giàng tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa số lƣợng các cơ sở đăng ký sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện tăng lên nhanh chóng. Đến năm 2014, trên địa bàn huyện có 3 CCN, 5 KCN với 316 doanh nghiệp đã thu hút 2 vạn lao động. Trong đó, có 178 doanh nghiệp do Đảng bộ huyện trực tiếp quản lý.

Tiếp tục thực hiện công tác phân loại lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, khuyến khích thành lập các công ty chế biến thực phẩm ở những vùng nguyên liệu. Tạo điều kiện giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của huyện. UBND huyện cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp mới thành lập phải

59

thực hiện tốt bản cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường.

Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, UBND huyện Cẩm Giàng đã xây dựng thành công thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Đông Giao. Sản phẩm này đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của huyện với giá trị kinh tế cao.

Ngoài ra, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo Phòng Cơ sở hạ tầng tiến hành rà soát, kiểm tra chất lƣợng của hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trước khi bàn giao cho các đơn vị. Mặt khác, UBND huyện Cẩm Giàng chỉ đạo thành lập các đoàn thanh tra kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên toàn địa bàn nhằm nhanh chóng phát hiện các trường hợp kinh doanh các mặt hàng kém chất lƣợng đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế nhƣ cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, điện tử đã đòi hỏi lao động phải đƣợc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, UBND huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo tăng cường mở thêm các lớp học, các lớp dạy nghề cho học viên. Mặc khác, huyện phối hợp với các trường Cao đẳng Nghề thương mại và công nghiệp, trường Cao đẳng Kỹ thuật khách sạn và du lịch trong việc đào tạo nguồn công nhân chất lƣợng cao. Mặt khác, huyện cũng đã liên hệ với các trung tâm đào tạo nghề ở các địa phương lân cận đặc biệt là thành phố Hải Dương thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cho lao động nhằm trao dồi kiến thức và từng bước chuyển giao khoc học - kỹ thuật. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng khuyến khích mở các trung tâm đào tạo với nhiều ngành nghề khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các nhà máy.

Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã có những chỉ đạo sát sao trong quá trình giải phóng mặt bằng và đền bù đất cho các hộ gia đình. Đến năm 2014, cơ bản huyện Cẩm Giàng đã hoàn thành đề án mở rộng của các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, Phòng Cơ sở hạ tầng tiến hành ra soát, lập đề án xây dựng các

60

cụm công nghiệp tập trung ở phía bắc của huyện nhằm phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng.

Đối với tiểu thủ công nghiệp, Ủy ban huyện đã chỉ đạo tiếp tục xây dựng các làng nghề thủ công nghiệp truyền thống đồng thời củng cố các làng nghề truyền thống đã có. Đến năm 2014, huyện Cẩm Giàng đã xây dựng đƣợc 4 làng nghề thủ công nghiệp. trong đó có 3 làng nghề thủ công mỹ nghệ và 1 làng nghề nấu rƣợu.

Sản phẩm đồ gỗ làng Đông Giao đã được Đảng bộ huyện xây dựng thương hiệu trở thành mặt hàng nổi tiếng của huyện.

Về hệ thống giao thông, điện, nước: Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo nâng cấp, mở rộng 27,5km đường giao thông do huyện quản lý. Các tuyến đường liên xã cũng được nâng cấp và cải tạo nhằm đảm bảo việc lưu thông hàng hóa, vận chuyển nguyên vật liệu cho phát triển công nghiệp cũng nhƣ phục vụ việc đi lại của nhân dân. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống giao thông, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng sau khi đảm bảo 100% các hộ dân đƣợc sử dụng điện trong toàn huyện đã tập trung xây dựng các đường điện phục vụ cho phát triển công nghiệp. Toàn huyện luôn đảm bảo vừa đủ điện phục vụ cho sinh hoạt sản, xuất nông nghiệp vừa đảm bảo đủ nguồn cung cấp điện cho sản xuất công nghiệp. Với những mặt thuận lợi này càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho huyện thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế.

Ngành công nghiệp may mặc - da giầy phát triển ổn định và tiếp tục đƣợc Đảng bộ huyện Cẩm Giàng tạo điều kiện thuận lợi về vốn, hạ tầng cơ sở và hỗ trợ trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, một số doanh nghiệp nhƣ công ty da giày Cẩm Bình, công ty may Venture đã đề xuất kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất đến Ủy ban nhân dân huyện. Một số doanh nghiệp may mặc đã đƣợc xây dựng tại khu vực phía bắc của huyện. Ngoài ra, hệ thống các xưởng may mặc tư nhân cũng được xây dựng tại hầu khắp các xã đã góp phần to lớn vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Quá trình chuyển giao công nghệ, khoa học - kỹ thuật tiếp tục đƣợc các doanh nghiệp đẩy mạnh nhằm năng cao năng suất lao động và giá trị kinh tế. Năm 2014, giá trị sản xuất của ngành

61

công nghiệp may mặc - da giầy đạt 1.672 tỷ đồng chiếm 19,8% giá trị sản xuất công nghiệp của huyện.

Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có tốc độ phát triển khá nhanh do nhu cầu xây dựng tăng cao. Ngành công nghiệp này của huyện vẫn chủ yếu tập trung vào sản xuất gạch nung các loại, đá, cát, sỏi… Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo quy hoạch vùng sản xuất gạch xa vùng tập trung đông dân đồng thời khuyến khích, hỗ trợ vốn để các cơ sở trang bị máy móc hiện đại nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lƣợng sản phẩm.

Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm: Đây là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh của huyện do nhu cầu tiêu thụ của thị trường ngày càng cao đồng thời nguồn cung cấp nguyên liệu luôn được đảm bảo.

Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo xây dựng các cơ sở chế biến gần với các vùng quy hoạch chuyên canh cây nông nghiệp vừa giảm chi phí vận chuyển đồng thời giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ cho nhân dân.

Ngành tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có tốc độ phát triển nhanh. Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, ngành đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ Đông Giao, rƣợu Phú Lộc. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp đã tận dụng tốt nguồn lực sẵn có của địa phương đặc biệt là lao động để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, các cơ sở đã chú trọng khâu chuyển giao khoa học - kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã, mở rộng thị trường tiêu thụ. Giá trị sản xuất của ngành thủ công nghiệp tăng khá nhanh. Năm 2014, giá trị sản xuất của ngành thủ công nghiệp đạt 89,47 tỷ đồng (năm 2010 đạt 48 tỷ đồng).

Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ du lịch giữ vững đƣợc tốc độ phát triển do đã biết khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và nguồn lực để phát triển. Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo xây dựng đƣợc trục du lịch văn miếu Mao Điền - làng nghề Đông Giao - đền thờ danh y Tuệ Tĩnh. Trên cơ sở đó, UBND huyện đã chú trọng đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống dịch vụ nối liền ba địa điểm trên để hình thành khu du lịch trung tâm.

62

Ngành dịch vụ vận tải với hai loại hình chính là vận tải đường bộ và vận tải đường thủy tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Số lượng phương tiện vận tải cũng tăng lên nhanh chóng do vậy đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển nguyên liệu đến các cơ sở sản xuất cũng như vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng.

Nhằm giải quyết khó khăn, thúc đẩy ngành dịch vụ vận tải hành khách phát triển, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân có thể vay vốn mua sắm các phương tiện vận tải. Do vậy, năm 2014, số lượng phương tiện vận tải trên địa bàn huyện đã tăng lên 1,5 lần so với năm 2010 đặc biệt là phương tiện vận chuyển hành khách. Qua đó, cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng dịch vụ của các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình.

Ngành dịch vụ bảo hiểm phát triển, số người tham gia bảo hiểm tăng nhanh, đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng đa dạng. Ngành bưu chính viễn thông phát triển mạnh, số người sử dụng điện thoại, internet tăng nhanh. Ngành dịch vụ kỹ thuật phát triển nhanh chóng và ngày càng đi vào chiều sâu. Dịch vụ sửa chữa tại nhà ngày càng đƣợc ƣu chuộng do những lợi thế của loại hình này mang lại nhƣ thuận tiện, giá thành…

Ngành tài chính ngân hàng phát triển ổn định, nhu cầu vay vốn đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tăng cao. Ngân hàng Chính sách xã hội của huyện đã cho 42 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn với tổng số tiền là 50,3 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Ngoài ra, số tiền cho các cá nhân vay vốn để xuất khẩu lao động là 3,2 tỷ đồng, học sinh, sinh viên vay vốn là 76,1 tỷ đồng.

Hoạt động thương mại, trao đổi buôn phát phát triển với tốc độ rất nhanh. Hệ thống các chợ xã, chợ vùng ở các địa phương được mở rộng, hệ thống các của hàng, đại lý đƣợc xây dựng dọc theo QL 5 với sản phẩm rất đa dạng về mẫu mã, chất lượng được đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Đảng bộ huyện cũng đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm thương mại ở thị trấn Lai Cách, lập đề án quy hoạch khu thương mại ở khu đô thị mới ở xã Tân Trường. Với sự phát triển nhanh chóng đó đã đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của nhân dân.

63

Huyện Cẩm Giàng đã tiếp tục giúp đỡ các cơ sở xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của địa phương. Ngoài sản phẩm thủ công mỹ nghệ Đông Giao, một số mặt hàng khác nhƣ rƣợu Phú Lộc và một số sản phẩm nông sản khác cũng đƣợc Đảng bộ huyện đưa vào diện quy hoạch xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện cũng đã có những biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đặc biệt là nông sản, hỗ trợ các cơ sở sản xuất về vốn.

Đảng bộ huyện Cẩm Giàng cũng chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác thanh gia, kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa lưu hành trên thị trường, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng là những sản phẩm đã thông qua kiểm duyệt, kiểm định chất lƣợng.

Tiểu kết

Từ năm 2010 đến năm 2014, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng, nền kinh tế của huyện có bước phát triển toàn diện cả về chiều rộng và chiều sâu.

Ngành nông nghiệp cơ bản đã được xây dựng theo hướng sản xuất hàng hóa, các vùng nông nghiệp đƣợc quy hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng xã đã giúp cho hiệu quả kinh tế đƣợc nâng cao. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng về số lƣợng, chủng loại, số lƣợng lớn đã đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục được chuyển dịch theo hướng thâm canh, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới với chất lƣợng tốt, giá trị kinh tế cao đã đƣợc đưa vào sản xuất. Các biện pháp khoa học - kỹ thuật thường xuyên được áp dụng đã giảm công sức lao động của nhân dân, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng về quy mô, giá trị và sự đa dạng của các ngành nghề. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngày càng đƣợc mở rộng đã thu hút sự đầu tƣ lớn của các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh.

Hàng loạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký sản xuất góp phần phát triển kinh tế tương đối đồng đều trên địa bàn huyện. Sự phát triển của ngành công nghiệp đã

64

góp phần giải quyết khá tốt vấn đề việc làm cho người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn ngày càng giảm xuống.

Ngành dịch vụ, thương mại nhiều chuyển biến mới, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh chóng, đa dạng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu trao đổi hàng hóa, vay vốn phát triển kinh tế của nhân dân. Đồng thời, với sự phát triển của các loại hình dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Nhìn chung trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã bám sát quan điểm của Trung ương Đảng, của Đảng bộ tỉnh Hải Dương vận dụng vào thực tiễn địa phương xác định những chủ trương đúng đắn đưa nền kinh tế của huyện phát triển và đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Với những kết quả đạt đƣợc là cơ sở vững chắc để Đảng bộ huyện Cẩm Giàng lãnh đạo nhân dân phấn đấu hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV đề ra.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện cẩm giàng (hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014 (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)