Về các thành tựu

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện cẩm giàng (hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014 (Trang 71 - 77)

Chương 4. NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

4.1.1. Về các thành tựu

Quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng từ năm 2000 đến năm 2014 đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn:

Trong những năm từ năm 2000 đến năm 2005, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng kinh tế phát triển với tốc độ cao đạt 13,36 %/năm. Ngành công nghiệp của huyện tăng bình quân 28,9 %/năm cao hơn 2 lần so với mục tiêu đề ra là 10,6 - 11,5%. Trong đó, tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng 19,7%. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ƣớc đạt 2.400 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày một tăng, mặt hàng đa dạng, chất lượng sản phẩm được nâng lên đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sản xuất gạch xây dựng đƣợc chấn chỉnh theo đúng quy hoạch. Sản xuất ở các làng nghề phát triển tốt và không ngừng mở rộng quy mô, một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao đƣợc UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống. Công tác quy hoạch sử dụng đất phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ tập trung ở các xã, thị trấn đƣợc Đảng bộ huyện Cẩm Giàng quan tâm và tập trung chỉ đạo thực hiện. Sáu xã đã đƣợc phê duyệt quy hoạch phát triển thủ công nghiệp là: Cẩm Đông, Cẩm Định, Cẩm Văn, Cao An, Thạch Lỗi, Cẩm Vũ với tổng diện tích là 470.531m2, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.

Đối với ngành nông nghiệp, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã tập trung chỉ đạo thực hiện 5 đề án lớn: “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đạt giá trị trên 38 triệu đồng/ha/năm”, “Xây dựng cánh đồng cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm”, “Chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn”, “Kiên cố hóa kênh mương” và “Đề án phát triển giao thông nông thôn”. Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng phát triển ổn định, tốc độ phát triển đạt 5

%/năm. Trồng trọt là ngành chiếm 59,8% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành

66

chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chiếm 36%, ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm 4,2%.

Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, năng suất lúa bình quân của huyện đạt 12,3 tấn/ha/năm. Sản lượng lương thực của huyện năm 2005 đạt 65.000 tấn. UBND tỉnh Hải Dương đánh giá Cẩm Giàng là huyện nhiều năm liền dẫn đầu tỉnh về năng suất lúa. Ngành chăn nuôi giữ tốc độ phát triển ổn định 4,6 %/năm. Năm 2005, tổng đàn lợn của huyện là 68.474 con, đàn trâu là 928 con, đàn bò là 3.320 con, đàn gia cầm là 827.907 con. Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển với tốc độ khá nhanh là 6,8 %/năm. Trong 5 năm 2000-2005, toàn huyện đã chuyển đổi đƣợc 578,2ha đất trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản. Năm 2005, diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.158ha, sản lƣợng đạt 4.134 tấn, giá trị đạt 51,52 tỷ đồng

Ngành thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú đã đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Công tác quản lý thị trường chống buôn lậu được thực hiện thường xuyên, hoạt động dịch vụ từng bước phát triển về quy mô và loại hình phục vụ. Năm 2005, tổng giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 79,32% so với năm 2000. Tốc độ tăng trường bình quân đạt 15,99% . Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2005 tăng 43,43% so với năm 2000, tốc độ tăng trường bình quân đạt 8,68 %/năm. Dịch vụ vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc phát triển nhanh đạt 33,26 %/năm. Hoạt động bưu chính viễn thông phát triển với mức tăng trưởng cao. Năm 2005, toàn huyện có 7.400 máy, đạt mức bình quân 6 máy/100 dân.

Cơ cấu ngành kinh tế của huyện nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ lần lƣợt là 32,8% - 51,6% - 15,6% năm 2000 chuyển thành 21%

- 60% - 19% năm 2005 (trong đó cơ cấu kinh tế nội huyện từ 47,5% - 28,5% - 24%

chuyển thành 34,7% - 36,7% - 28,6%). Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đã phản ánh đúng quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế, bao cấp, tập trung sang một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đã cho thấy Đảng bộ huyện đã đi đúng hướng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

67

Những năm từ năm 2005 đến năm 2010, Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2010, tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ lần lượt là 14,2% - 67,8% - 18% (năm 2005, cơ cấu kinh tế là 21% - 60% - 19%). Với kết quả này, huyện Cẩm Giàng đã không đạt đƣợc mục tiêu đề ra là 12,9% - 73,3% - 13,8%.

Công tác quy hoạch, sử dụng đất phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại tập trung ở các xã, thị trấn luôn đƣợc thực hiện tốt và kịp thời so với kế hoạch đề ra. Tính đến năm 2010, trên địa bàn huyện đã có 3 khu công nghiệp, 3 cụm công nghiệp và 2 cụm công nghiệp làng nghề với tổng số 340 doanh nghiệp đăng ký đầu tƣ, trong đó có 204 doanh nghiệp đã đi vào hoạch động thu hút trên 20.000 lao động trong và ngoài huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng trưởng với tốc độ khá, bình quân là 19,7 %/năm cao hơn so với mục tiêu đề ra là 18%, trong đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng 18,45 %/năm.

Đối với ngành công nghiệp, năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 2.724,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trường bình quân đạt 19,7 %/năm, quy mô sản xuất công nghiệp đƣợc mở rộng. Cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Cơ cấu ngành công nghiệp năm 2005 theo khu vực kinh tế Nhà nước, ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 56,7% - 18,9% - 24,4% chuyển thành 45,3% - 23,8% - 30,9% năm 2010.

Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, các ngành công nghiệp dệt may, da - giầy, công nghiệp hóa chất, cơ khí phát triển với tốc độ khá cao riêng ngành công nghiệp dệt may tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,5 %/năm.

Đối với ngành nông nghiệp, trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện 3 đề án: “Quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất cây hàng hóa giá trị kinh tế cao”, “Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản tập trung” và “Quy hoạch nông thôn mới, đầu tƣ xây dựng công trình phúc lợi thiết yếu ở cơ sở”. Ngành trồng trọt đã đƣa tỷ lệ cơ giới

68

hóa đạt 75%. Năm 2010, năng suất lúa bình quân đạt 12,7,2 tấn/ha/năm, bình quân lương thực đầu người đạt 453 kg/người/năm. Giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp bình quân đạt 74,9 triệu đồng trong đó gần 20,6% diện tích đất nông nghiệp đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha điển hình nhƣ các xã: Cẩm Văn, Đức Chính, Cẩm Đoài, Tân Trường, Cẩm Hưng. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng 6,4 %/năm, ngành thuỷ sản tăng 10,1 %/năm. Nhiều mô hình trang trại, chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp tiếp tục phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng sản lƣợng thực phẩm đạt 15.553 tấn, trong đó sản lƣợng thịt hơi các loại 8.997 tấn, gia cầm 1.327 tấn, sản lƣợng cá 6.556 tấn.

Ngành dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, giá trị sản xuất dịch vụ tăng bình quân đạt 15,1 %/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng bình quân 20,17 %/năm.

Các hoạt động vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, ngân hàng, ăn uống, nhà nghỉ... phát triển mạnh, giá trị sản xuất ngành vận tải tăng bình quân 14,7 %/năm, doanh thu bưu chính viễn thông tăng 7,6 %/năm, tổng nguồn vốn tín dụng huy động tăng 22,4 %/năm.

Từ năm 2010 đến năm 2014, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 7,6 %/năm, cao hơn bình quân chung của tỉnh (7,2%). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ từ 15,4% - 67% - 17,6% (năm 2010) sang 11% - 69,8% - 19,2% (năm 2014).

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng trưởng khá đạt 11,3 %/năm góp phần làm chuyển biến rõ nét cơ cấu kinh tế của huyện. Đến năm 2014, địa bàn huyện có 3 cụm công nghiệp, 5 khu công nghiệp với tổng số 316 doanh nghiệp hoạt động thu hút trên 20.000 lao động. Các loại hình hợp tác xã đƣợc duy trì, củng cố; cơ bản các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình kinh doanh giữ ổn định và phát triển, giải quyết đƣợc nhiều việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, UBND tỉnh

69

Hải Dương công nhận làng Ngọc Quyết (xã Ngọc Liên) là làng nghề nâng tổng số làng nghề của huyện lên 4 làng; một số ngành nghề, làng nghề truyền thống đang đƣợc đầu tƣ mở rộng sản xuất, mặt hàng đa dạng, chất lƣợng đƣợc nâng lên, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Đạt đƣợc những thành tựu to lớn trên là do Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã không ngừng nỗ lực, vƣợt qua những khó khăn, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng cũng như của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã tận dụng mọi nguồn lực của địa phương, từ bên ngoài để phát triển tất cả các lĩnh vực kinh tế. Đảng bộ huyện đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho phát triển công nghiệp, kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn trong quá trình xây dựng các ngành công nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo quy hoạch vùng sản xuất, tạo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Ngành dịch vụ, thương mại cũng được khuyến khích phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, hình thức trao đổi buôn bán ngày càng phong phú với hệ thống các chợ và trung tâm thương mại. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng, nền kinh tế của huyện đã có nhiều bước đột phá mới, thúc đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa mục tiêu đưa Cẩm Giàng trở thành một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh Hải Dương về phát triển kinh tế.

Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2014, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng lãnh đạo phát triển kinh tế đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đạt đƣợc những thành đó là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã vận dụng triệt để chủ trương của Đảng về phát triển đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau khi tái thành lập năm 1997, tại Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Giàng lần thứ XXII (năm 2000), Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của việc đổi mới nền kinh tế, tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa nền kinh tế, tạo điều

70

kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp trong và ngoài huyện. Thực hiện nghị quyết của Đảng, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp Nhà nước, tăng phát triển kinh tế ngoài quốc doanh. Đối với ngành nông nghiệp, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã từng bước xây dựng các vùng nông nghiệp, phát triển các mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường sử dụng cơ giới hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào quá trình canh tác. Ngành dịch vụ, thương mại phát triển với tốc độ cao là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Cẩm Giàng. Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo tận dụng, phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng về du lịch, thị trường để phát triển các loại hình dịch vụ và các ngành thương mại. Như vậy có thể thấy, Đảng bộ huyện đã có những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quan điểm phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của Đảng, góp phần thực hiện mục tiêu phấn đầu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Hai là là Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã tranh thủ, tận dụng đƣợc mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Việt Nam hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng, có quan hệ hợp tác phát triển kinh tế với nhiều nước trên thế giới kể cả những nước tư bản. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho Việt Nam nói chung và Đảng bộ huyện Cẩm Giàng nói riêng đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, kêu gọi các nhà đầu tƣ, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đầu tƣ vào địa bàn huyện. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện đã khai thác tối đa những điều kiện thuận lợi mà huyện Cẩm Giàng đã có như con người, khí hậu và đặc biệt là vị trí địa lý. Cùng với những điều kiện thuận lợi mà bên ngoài mang lại, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng bằng sự nhạy bén, tài năng của mình đã phát huy đƣợc những tiềm năng sẵn có trong huyện, tạo nên sức mạnh to lớn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng bộ huyện đã tận dụng triệt để lợi thế về vị trí địa lý mang lại cho huyện xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các làng nghề thủ công nghiệp, các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, các trung tâm

71

thương mại. Kết quả là tính đến năm 2014, trên địa bàn huyện đã xây dựng được 3 cụm công nghiệp, 5 khu công nghiệp với tổng số 316 doanh nghiệp và 4 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và các vùng chuyên canh sản xuất khác.

Ba là là Đảng bộ huyện Cẩm Giàng trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, của các ban ngành, đoàn thể khác trong xã hội để chủ động triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế. Được sự giúp đỡ của Đảng bộ tỉnh Hải Dương đặc biệt là Sở công thương, Sở Nông nghiệp tỉnh Hải Dương, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã nắm bắt được những điểm mạnh yếu của huyện về tiềm năng khoáng sản, về vị trí địa lý, điều kiện thời tiết, thổ nhƣỡng… Từ đó, Đảng bộ huyện đã giao Phòng Cơ sở hạ tầng và Phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng Nông nghiệp lập các đề án phát triển kinh tế theo từng giai đoạn phù hợp với khả năng triển khai của địa phương.

Bốn là là các chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ huyện Cẩm Giàng đã được Đảng bộ các xã thực hiện triệt để, đã tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Các chủ trương, quyết định của Đảng bộ huyện đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, đƣợc nhân dân hết lòng ủng hộ do đó đã đƣợc toàn thể nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực, nhanh chóng đưa các Nghị quyết của Đảng đi vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện cẩm giàng (hải dương) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2000 đến năm 2014 (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)