II. Nguồn gốc t− t−ởng – lý luận hình thành triết lý phát triển Hồ Chí Minh
2. Giá trị triêt lý của văn hóa ph−ơng Đông, ph−ơng Tây
Khái niệm ph−ơng Đông và ph−ơng Tây đ−ợc manh nha vào khoảng thế kỉ thứ IV trước công nguyên trong cuộc chinh phạt của vị hoàng đế Hy Lạp cổ đại Alêcxanđơ Đại đế (356 - 323 tr.CN). Qua bao thăng trầm của lịch sử giữa phương Đông và phương Tây, đã có rất nhiều hình thức giao lưu văn hóa (cưỡng bức, tự nguyện, tương tác). Mặc dù ngày nay đã có những xu h−ớng toàn cầu hóa văn hóa, nh−ng giữa ph−ơng Đông và ph−ơng Tây vẫn có những khác biệt về văn hóa.
Trong quá trình hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc, thâu thái và tổng hợp nhiều yếu tố văn hóa của ph−ơng Đông và ph−ơng Tây.
Người đã bày tỏ thái độ đối với học thuyết của Khổng Tử, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên, tôn giáo Giêxu và chủ nghĩa Mác. Nhưng đối với Người, tinh hoa văn hóa phương Đông - Tây đều được tiếp xúc, thâu thái, tổng hợp - tích hợp theo quan điểm triết học riêng trên lập trường duy vật biện chứng, nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu hoạt động của Người. Nói cách khác, Hồ Chí Minh tiếp biến tinh hoa văn hóa ph−ơng Đông - ph−ơng Tây trên cơ sở quan niệm triết học, mục tiêu hoạt động và lập trường duy vật biện chứng. Và động cơ
thúc đẩy hình thành quan điểm triết học, mục tiêu hoạt động và lập trường duy vật biện chứng ở Ng−ời tr−ớc hết và cơ bản là chủ nghĩa yêu n−ớc Việt Nam với một hệ giá trị văn hóa đã đ−ợc chọn lọc, bảo tồn, phát triển và phát huy trong lịch sử.
Quan điểm triết học của Hồ Chí Minh, chẳng hạn, trong cách đánh giá
về một số học thuyết và tôn giáo, là xuất phát và hướng đến mục tiêu: hạnh phúc của loài người, phúc lợi của xã hội; từ tư duy tổng hợp đó, Người chú ý
đến mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố: tu d−ỡng đạo đức cá nhân, lòng nhân ái, ph−ơng pháp làm việc biện chứng và chính sách thực hiện phù hợp với điều kiện n−ớc ta (chủ nghĩa Tôn Dật Tiên, chủ nghĩa Lênin). Cách lựa chọn các nhân tố này phản ánh t− duy của Ng−ời xuất phát từ bất biến hay ít biến đổi (đạo đức, lòng nhân ái hay con người nói chung); và quan trọng hơn
đối với một người theo chủ nghĩa Mác sáng tạo như Hồ Chí Minh, là phải chú ý đến phương pháp và chính sách đúng và phù hợp với điều kiện lịch sử, để
đảm bảo thực hiện đ−ợc mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa cơ sở xuất phát và mục tiêu hoạt động là: hạnh phúc của loài người, phúc lợi của xã hội.
Chính quan điểm triết học biện chứng đó là cơ sở phương pháp luận
định hướng cho thứ tự ưu tiên trong việc tiếp xúc, thâu thái, tổng hợp - tích hợp tinh hoa văn hóa Đông - Tây. Hồ Chí Minh không giành thứ tự −u tiên trong việc tiếp biến tinh hoa văn hóa thế giới theo lối t− duy trực giác cảm tính: phương Đông rồi đến phương Tây, hay ngược lại.
Một quan điểm triết học nh− vậy, dĩ nhiên, phải đ−ợc xây dựng trên cơ
sở lập trường duy vật biện chứng. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ lập trường duy vật biện chứng, ví dụ trong việc tiếp biến giá trị Nho giáo: "Đạo đức cũ và đạo
đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất đầu ngửng lên trời"(1).
Trên cơ sở quan điểm triết học, mục tiêu hoạt động và lập trường duy vật biện chứng, xuất phát từ chủ nghĩa yêu n−ớcViệt Nam, nhất là giá trị lòng nhân ái với các nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ, Hồ Chí Minh đã tiếp thu một số giá trị tu d−ỡng đạo đức cá nhân trong học thuyết Khổng Tử nói riêng và Nho giáo nói chung. Chẳng hạn, Người đặt vấn đề trước tiên phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, trên cơ sở đó xây dựng đạo đức cách mạng; hay "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tr−ớc hết phải có con ng−ời xã hội chủ nghĩa" và "vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ng−ời". Đối với Hồ Chí Minh, tu d−ỡng đạo đức cá nhân là sự kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp biến cả giá trị Nho giáo Trung Hoa. Với tính cách là gốc của đạo làm người, đạo đức Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng chủ yếu ở những giá trị nền tảng của nó làm luân lý, nh− "trung - hiếu", "tình nghĩa", "nhân nghĩa", "tứ hải giai huynh đệ", "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh", tôn trọng phụ nữ, v.v. Và mọi hoạt động thực tiễn đều xuất phát và hướng vào mục
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t 6, tr. 320-321.
đích làm người. Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, chẳng hạn, cũng là để sống với nhau có tình, có nghĩa.
Tu dưỡng đạo đức cá nhân theo phương châm như vậy là không tách rời lòng nhân ái. Từ lòng nhân ái Việt Nam, Hồ Chí Minh tiếp biến những giá
trị nhân ái ở Kitô giáo và Phật giáo, Lão giáo. Nh−ng khác với các tôn giáo muốn tìm kiếm sự "cứu rỗi" lòng nhân ái ở những lực l−ỡng siêu nhiên (Kitô
giáo) hay ở một "phép thiền", một đạo "vi vô" nào đó (Phật giáo, Lão giáo), Ng−ời h−ớng vào các biện pháp giáo dục con ng−ời, bởi "Hiền dữ đâu phải là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên".
Từ việc giáo dục con người thông qua các thiết chế gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt thông qua lao động sản xuất và các hoạt động xã
hội, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải có phương pháp làm việc biện chứng và có chính sách phù hợp với điều kiện n−ớc ta. Đối với Ng−ời, tất cả những mục
đích nh− tu d−ỡng đạo đức cá nhân, lòng nhân ái hay mục tiêu hạnh phúc nhân loại, phúc lợi xã hội, đều không thể thực hiện được nếu không có phương pháp và chính sách phù hợp điều kiện n−ớc ta.
Chủ nghĩa Mác đ−ợc Hồ Chí Minh tiếp biến với tính cách là tinh hoa văn hóa nhân loại, tức là sự tổng hợp văn hóa Đông - Tây. Từ đó, Người nhấn mạnh ph−ơng pháp làm việc biện chứng trong chủ nghĩa Mác. Dĩ nhiên, ph−ơng pháp làm việc biện chứng chỉ có thể đ−ợc rút ra từ lý luận, hay nói một cách toàn diện, là từ thế giới quan duy vật biện chứng.
Chính sách phù hợp với điều kiện n−ớc ta Hồ Chí Minh tiếp biến cơ
bản gồm có chủ nghĩa Tôn Dật Tiên và trên hết là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Người thực ra đã tiếp xúc với tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái trong cách mạng tư sản Pháp (1789) và tư tưởng quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con ng−ời, quyền của nhân dân kiểm soát chính phủ trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ (1776). Nh−ng theo Ng−ời, do tính hạn chế lịch sử của các "cách mệnh không đến nơi", cho nên, những tư tưởng tốt đẹp
đó chỉ dừng lại ở khẩu hiệu. Người nhận thấy chủ nghĩa Tam dân và chính
sách thân Nga, liên Cộng, phù trợ công nông của Tôn Trung Sơn có những nét tiến bộ, phù hợp quan điểm của Ng−ời vốn coi chủ nghĩa Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất. Ng−ời cũng nhận thấy những hạn chế lịch sử trong t− t−ởng dân chủ t− sản của Tôn Trung Sơn. Cho nên, khi Phan Bội Châu có ý định chuyển "Việt Nam Quang Phục Hội" thành tổ chức "Việt Nam Quốc dân đảng", theo cương lĩnh của Tôn Trung Sơn, thì
Người đã khuyến nghị không nên dừng nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở những chủ trương của Quốc dân đảng.
Hồ Chí Minh đã tiếp biến và tổng hợp chính sách "độc lập, tự do, hạnh phúc" của chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và t− t−ởng "tự do, bình
đẳng, bác ái", "quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc" của cách mạng tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt tiếp biến tư tưởng chính quyền công nông của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Lênin, để xây dựng nền dân chủ, cộng hòa ở Việt Nam. Trong tư tưởng cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, ở Hồ Chí Minh, nhìn chung, đều thể hiện phương pháp tiếp biến một cách tổng hợp tinh hóa văn hóa Đông - Tây trên lập tr−ờng duy vật biện chứng. Trong t− t−ởng xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, cũng có thể nhận ra ph−ơng pháp luận của Hồ Chí Minh, đ−ợc hình thành theo h−ớng nh− vậy; dĩ nhiên là ch−a rõ nét nh−
ph−ơng pháp luận của Ng−ời về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.