II. Nguồn gốc t− t−ởng – lý luận hình thành triết lý phát triển Hồ Chí Minh
2. Mô thức và nội dung phát triển đất nước trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh
2. 1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về sự phát triển đồng đều, toàn diện các mặt đời sống của xã hội Việt Nam
Sự phát triển hài hoà giữa các mặt đời sống xã hội là nội dung bao quát nhất trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh. Nó là biểu hiện tập trung nhất của toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà chính trị, nhà t− t−ởng, nhà triết học Hồ Chí Minh. Triết lý phát triển Hồ Chí Minh đ−ợc hình thành trong quá trình hoạt động cách mạng, thông qua các phong trào, các tổ chức Người tham gia, sáng lập và lãnh đạo; đặc biệt từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX đến khi Người qua đời. Nội dung cốt yếu của triết lý ấy một phần đ−ợc biểu hiện trong các tr−ớc tác, bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh và một phần không nhỏ đ−ợc biểu hiện qua hoạt động thực tiễn - triết lý vô ngôn, triết lý hành động. Nét đặc sắc nhất của triết lý Hồ Chí Minh là h−ớng về con ng−ời, phục vụ con ng−ời, là luôn luôn làm gia tăng sự phát triển hài hoà giữa các mặt đời sống xã hội con người. Vì vậy, nghiên cứu triết lý phát triển Hồ Chí Minh là nghiên cứu để làm rõ nội dung cách mạng, hướng sự phát triển của những lý luận cách mạng mà Hồ Chí Minh đã đúc kết, sáng tạo ra, cũng như phải nghiên cứu để làm rõ lý tưởng "tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con ng−ời" (mà tr−ớc hết là
con người Việt Nam) trong các hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú của hơn 60 năm hoạt động cách mạng của Người.
Với đức tính cực kỳ khiêm tốn, sinh thời Hồ Chí Minh chỉ nhận mình là nhà báo, mong làm "học trò nhỏ" của những đại diện tư tưởng lớn, đấng sáng lập đạo giáo tiêu biểu. Trong các trước tác, Hồ Chí Minh cũng không có những công trình nhiều tập mà thường là những bài báo trực tiếp đề cập đến những công việc nh− giáo dục lòng yêu n−ớc, xây dựng khối đoàn kết, nâng cao trình độ lý luận, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, giải phóng dân tộc, nâng cao đời sống cho mọi người... Những tư tưởng lớn, nội dung triết lý Hồ Chí Minh nh− những hạt ngọc đ−ợc phát sáng, kết thành chuỗi ngọc từ những bài viết giản dị nh−ng sáng ngời minh triết ấy. Tuy nhiên, cũng có một số lần, Hồ Chí Minh trực tiếp dùng từ "triết lý" để biểu thị quan điểm của mình về một vấn đề cụ thể nào đó của cách mạng, để "cảnh báo" người đối thoại hoặc để bày tỏ đường lối của quốc gia (do Người làm Chủ tịch). Ví dụ nh− trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản (tháng 9-1923), Hồ Chí Minh đã
viết: ở Việt Nam tiểu t− sản "chịu sự chi phối bởi nhiều thứ triết lý, nh− là nó hướng vào phong trào dân tộc rất vội vã. Nó nhút nhát"(1), để phê phán thái độ bấp bênh, thiếu triệt để cách mạng của tầng lớp này. Năm 1924, trước khi nêu quan điểm lịch sử cụ thể trong việc có thể "Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ
sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học ph−ơng Đông"(2), Hồ Chí Minh
đã viết: "Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nh−ng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó ch−a phải là toàn thể nhân loại"(3). Rõ ràng quan điểm của Hồ Chí Minh kể trên thể hiện một phương pháp biện chứng và chứa đựng nội dung triết lý phát triển sâu sắc.
Đó là cơ sở mở đường cho sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác đối với các n−ớc ph−ơng Đông. Sau khi trở thành Chủ tịch n−ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trên cương vị thượng khách sang thăm nước Pháp, trong lời đáp từ
(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 1, tr. 204
(2).Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 1, tr.465
(3).Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 1, tr. 465
tại buổi chiêu đãi của Thủ tướng Pháp G. Biđôn tại Pari ngày 2 tháng 7 năm 1946, Hồ Chí Minh đã tìm điểm chung của triết lý Đông - Tây nhằm đi đến vấn đề Nam Bộ là một bộ phận của Việt Nam thống nhất. Hồ Chí Minh nói:
"Triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo
đức: Kỷ sở bất dục, vật thi − nhân (nghĩa là điều mà mình không muốn thì
đừng làm cho người khác)"(1). ở đây từ triết lý Đông - Tây đã hình thành triết lý Hồ Chí Minh: "Việt Nam độc lập, cùng Bắc Trung Nam thống nhất"(2). Cũng tại thủ đô Pari, Hồ Chí Minh còn vạch rõ đòi hỏi của sự kiến lập và phát triển hài hoà tình hữu nghị Pháp-Việt để đảm bảo cho sự phát triển của cả hai dân tộc. Trong Diễn văn tại Lễ kỷ niệm Quốc khánh đầu tiên của n−ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2 tháng 9 năm 1946, Hồ Chí Minh chỉ rõ "Tình hữu nghị Pháp-Việt là điều kiện cho sự chấn h−ng n−ớc ta, cũng nh− cho sự phát triển ảnh h−ởng của n−ớc Pháp ở châu á. Tôi tin chắc rằng một sự hợp tác chặt chẽ là có lợi cho cả hai bên. Chúng ta là hai dân tộc yêu chuộng công lý và tự do, quan tâm đến văn hoá, đến sự nảy nở của những tư tưởng đạo lý.
Việc có chung những tình cảm trên làm hài hoà mối quan hệ của chúng ta, lý tưởng và lợi ích của chúng ta, tất cả đều khiến chúng ta xích lại gần nhau"(3).
Đó không chỉ là đòi hỏi của tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Pháp mà còn là quy luật của sự phát triển của quốc gia Việt Nam. Đó là triết lý phát triển Hồ Chí Minh.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh cùng Trung −ơng
Đảng ta quyết tâm xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Vì vậy, khi đ−ợc nhà báo Mỹ L. Hanxen hỏi: "Trong năm sắp tới, triết lý nào sẽ hướng dẫn... để mang lại cho những nước châu á nền hoà bình và thịnh v−ợng"(4), Hồ Chí Minh đã trả lời: "Trong chính sách đối ngoại, triết lý hướng dẫn chúng tôi là sự thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ để
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr. 267
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr. 417
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr. 284
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr. 101.
thực hiện sự thống nhất đất nước chúng tôi"(1). ở đây, triết lý phát triển Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở một luận điểm riêng rẽ về việc độc lập thống nhất cho một Việt Nam mà đã phát triển thành những nguyên tắc chung nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho nhiều quốc gia, cả khu vực rộng lớn như Người đã tuyên bố và ủng hộ trên thực tế những nguyên tắc chung sống hoà bình của các nước trong đó có Việt Nam (như 5 nguyên tắc chung sống hoà bình đ−ợc ký kết giữa Thủ t−ớng Trung Quốc Chu Ân Lai và Thủ t−ớng ấn Độ G. Nêru tháng 6 năm 1954:
1. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau;
2. Không xâm phạm lẫn nhau;
3. Không can thiệp vào nội bộ của nhau;
4. Bình đẳng và cùng có lợi;
5. Chung sống hoà bình) và tiếp đó là Tuyên bố chung 10 nguyên tắc chung sống hoà bình của 29 nước á-Phi (họp tại Băng Đung, Inđônêxia tháng 4-1955). Hồ Chí Minh đã viết bài Chúc mừng hội nghị á - Phi (Băng Đung) ca ngợi cuộc đấu tranh của nhân dân á Phi vì độc lập, tự do, hoà bình, dân chủ.
Trên thực tế, sự kiện lịch sử này đã mở đường cho 17 nước châu Phi được giải phóng khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân và do đó tháng 9 năm 1960,
Đại Hồi đồng Liên quốc khoá 15 đã thông qua "Bản Tuyên ngôn về phi thực dân hoá", năm 1960 đ−ợc mệnh danh là "Năm Châu Phi".
Đến đây triết lý phát triển Hồ Chí Minh đã mang nội dung là hoà bình
độc lập cho các dân tộc, tạo tiền đề phát triển hài hoà giữa các mặt đời sống xã
hội con ng−ời. Đó là cùng phát triển, cùng xây dựng nền hoà bình trong từng n−ớc và trong khu vực, cũng nh− hoà bình giữa các châu lục, trên phạm vi toàn thế giới.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr. 101
Triết lý phát triển của Hồ Chí Minh còn đ−ợc thể hiện khá rõ trong quá
trình chắt lọc, kế thừa và phát triển sáng tạo những tinh hoa văn hoá thế giới, kinh nghiệm xây dựng và phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới để tìm ra con đường giải phóng và chấn hưng đất nước Việt Nam. Hồ Chí Minh đã kết hợp sáng tạo và hài hoà nguyên lý phát triển Mác - Lênin với việc phát huy truyền thống dựng n−ớc và giữ n−ớc của cha ông... vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam (thuộc địa nửa phong kiến với nhiều truyền thống quý báu của dân tộc...) để kiến lập thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và một mô
hình phát triển xã hội ở Việt Nam: Độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.
Đó là con đường phát triển hài hoà giữa các mặt của đời sống xã hội của Việt Nam và với các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi quốc tế. Con đ−ờng ấy
đã kết hợp được cả mục tiêu giải phóng: dân tộc - xã hội và con người khỏi mọi ách áp bức: dân tộc, giai cấp và nghèo nàn, lạc hậu. Đó là nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo ra một xã hội phát triển hài hoà, mở đường cho xã hội loài ng−ời tiến lên phía tr−ớc.
Sự phát triển hài hoà giữa các mặt đời sống xã hội trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh còn đ−ợc thể hiện rõ trong đ−ờng lối chính trị và chính sách kinh tế - xã hội, văn hoá của Đảng và Nhà n−ớc ta ngay từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên c−ơng vị Chủ tịch n−ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người đã sớm chỉ rõ: "Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn
đề cùng phải chú ý đến, cũng nh− phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá"(1). Người đánh giá cao vai trò của văn hoá và người làm công tác văn hoá và mối quan hệ của nó với các mặt hoạt động khác của cuộc kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ: "Văn hoá là một kiến trúc th−ợng tầng, không phải đơn thương độc mã, mà cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết đ−ợc và đủ điều kiện phát triển đ−ợc"(2), "Văn hoá, nghệ thuật cũng nh− mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở
(1). Hồ Chí Minh: Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1978, tr. 345
(2). Hồ Chí Minh: Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1978, tr. 345
trong kinh tế và chính trị"(1) và "Cũng nh− các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tr−ớc hết là công nông binh.
Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập tr−ờng vững, t−
tưởng đúng. Nói tóm lại là phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, tr−ớc hết"(2).
Triết lý phát triển Hồ Chí Minh cũng đ−ợc thể hiện khá rõ khi Ng−ời nói về quy luật khách quan của thiên nhiên - Trời đất và những đòi hỏi cũng nh−
"tính" biện chứng của những phẩm chất đạo đức của mỗi người để tạo ra sự phát triển của hài hoà của xã hội loài ng−ời:
"Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn ph−ơng: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người"(3)
Cũng cần nói rằng, ngay trong triết lý Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con ng−ời với tự nhiên cũng là một bộ phận của triết lý phát triển Hồ Chí Minh để tạo ra sự phát triển hài hoà giữa các mặt đời sống xã hội. Bởi lẽ, chính con ng−ời cũng là một bộ phận của tự nhiên, của thế giới khách quan.
Vì vậy, nếu thiếu vắng sự phát triển hài hoà giữa con ng−ời với thiên nhiên ví nh− con ng−ời vì lợi ích tr−ớc mắt cứ khai thác thiên nhiên bừa bãi, tàn phá
thiên nhiên, huỷ hoại môi trường để làm sói mòn đồi núi, triệt phá rừng, đổ thải "vô tội vạ" rác r−ởi, khí thải công nghiệp vào tự nhiên thì con ng−ời sẽ phải gánh chịu hậu quả của những cơn bão từ, lụt lội, nắng nóng... và vì vậy, khó có điều kiện phát triển hài hoà các mặt hoạt động của đời sống xã hội con
(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr. 368-369
(2). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr. 368.
(3). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr. 631.
ng−ời. Và phải chăng, vì vậy mà Hồ Chí Minh không chỉ sớm thấy thiên nhiên
đẹp, thưởng ngoạn cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn là một vĩ nhân sớm thấy rõ trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên, sớm cảnh báo nguy cơ thiên nhiên bị con người tàn phá để từ đó phát động phong trào bảo vệ thiên nhiên, trong đó có việc trồng cây gây rừng. Cuối năm 1961, Hồ Chí Minh đã nói trước Ban Chấp hành Tỉnh uỷ Nghệ An: "Trồng cây gây rừng là rất quan trọng. Bây giờ ch−a thấy đâu. Có khi các chú cũng ch−a thấy"(1). Trong Th− gửi Đại hội hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tiên tiến miền núi và trung du, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Nếu rừng kiệt thì không còn gỗ và mất nguồn n−ớc thì ruộng mất màu, gây ra lụt lội và hạn hán"(2), Ng−ời cảnh báo nếu cứ tàn phá rừng thì chả khác nào "đem vàng đổ xuống biển" và "nếu cứ để tình trạng đồng bào phá một ít, nông trường phá một ít, công trường phá một ít, thậm chí đoàn thăm dò địa chất cũng phá một ít thì rất tai hại... Phá rừng nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống rÊt nhiÒu"(3).
Triết lý về quan hệ giữa con ng−ời với thiên nhiên là bộ phận của triết lý phát triển Hồ Chí Minh. Nó đ−ợc hình thành từ rất sớm và nhất quán trong toàn bộ cuộc đời Hồ Chí Minh. Trước khi qua đời, trong Di chúc để lại, Hồ Chí Minh có nguyện vọng đ−ợc "hoả táng" để gắn mình với thiên nhiên, hoá
thân vào tự nhiên đặng góp phần làm đất đai tươi tốt, trồng trọt phát triển, phong cảnh thêm đẹp và "những người đến thăm viếng thì có chỗ nghỉ ngơi"(4). Triết lý về sự phát triển hài hoà các mặt đời sống xã hội còn đ−ợc biểu hiện khá rõ trong hoạt động thực tiễn, bằng cuộc sống giản dị, hoà nhập với thiên nhiên, hoà thuận với mỗi con ng−ời của Hồ Chí Minh. Dù trong những năm tháng bị tù đày, trong thời kỳ kháng chiến hay trong những năm tháng hoà bình sống giữa Thủ đô Hà Nội, dù trên cương vị một người dân mất nước
(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr. 446.
(2). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 11, tr. 243.
(3). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 11, tr. 134.
(4). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr. 449
hay trên c−ơng vị Chủ tịch n−ớc Việt Nam mới, Hồ Chí Minh luôn hình thành và thực hiện một triết lý sống: Hoà thuận với thiên nhiên, hài hoà giữa các mặt
đời sống xã hội ở mỗi con người, trong mỗi quốc gia và hoà bình, hợp tác, hữu nghị để cùng phát triển giữa các dân tộc khác nhau tren thế giới. Đó là một triết lý mang tính nhân đạo cao cả, phản ảnh quy luật khách của sự phát triển và tiến bộ của loài ng−ời.
Cùng với những di sản tư tưởng và thực tiễn hoạt động của Hồ Chí Minh, triết lý phát triển của Hồ Chí Minh đã làm rõ hơn về quy luật khách quan của sự tồn tại và phát triển hài hoà giữa con ng−ời với thiên nhiên và sự phát triển hài hoà giữa các mặt của đời sống con người. Triết lý ấy đã là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình giải phóng Việt Nam thành công và xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất, giàu mạnh ngày một thắng lợi. Trong thời kỳ đổi mới, triết lý phát triển Hồ Chí Minh tiếp tục soi sáng sự nghiệp xây dựng một n−ớc Việt Nam dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Triết lý ấy cũng là nhân tố góp phần tạo nên chân dung ng−ời Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh.
2. 2. Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh
Trong lịch sử nhân loại, để không ngừng phát triển, tiến bộ, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia luôn luôn phải đối mặt và giải quyết hàng loạt vấn đề đặt ra, trong đó rất quan trọng là phải xác định đúng đâu là điểm xuất phát? đâu là mục tiêu phải đạt đến? có gì trong hành trang hiện tại? điều gì sẽ có ích và phù hợp cho h−ớng đi trong t−ơng lai? điều gì không còn phù hợp và trở thành lực cản con đ−ờng đi tới t−ơng lai? đâu là cái mới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thân và cần phải học tập, tiếp thu? đâu là cái mới không phù hợp với dân tộc, đất nước? .... Nói một cách khái quát, đó chính là phải nhận thức và giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Giải quyết tốt quan hệ này thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của dân tộc,