Đẩy mạnh nghiên cứu, khai thác triệt để, tăng cường tuyên truyền, giáo dục triết lý phát triển Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu triết lý phát triển hồ chí minh – giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 220 - 223)

I. Bối cảnh lịch sử mới của sự vận dụng và phát triển triết lý phát triển Hồ Chí Minh

3. Đẩy mạnh nghiên cứu, khai thác triệt để, tăng cường tuyên truyền, giáo dục triết lý phát triển Hồ Chí Minh

Triết lý phát triển Hồ Chí Minh làm thành một hệ thống, bao quát nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều quan hệ ứng xử trong xã hội. Hiện nay, theo chúng tôi, nên chú ý khai thác các nội dung có tác động nhất đến hoàn thiện mô hình xã hội và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại.

- Khai thác hết giá trị nhân văn cao cả triết lý Không có gì quý hơn độc lập, tự do.Vì độc lập cho dân tộc, vì tự do cho nhân dân, Hồ Chí Minh đã ra

đi tìm đ−ờng cứu n−ớc. Trong quá trình nghiên cứu khảo sát thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới, Người đã phát hiện ra chân lý: Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu đ−ợc nhân loại. Từ đó, Hồ Chí Minh rút ra kết luận quan trọng đối với dân tộc ta là độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là triết lý về con đ−ờng phát triển của cách mạng Việt Nam, xuất phát từ nguyện vọng giải phóng nhân dân ta khỏi áp bức, bóc lột và khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Triết lý này hàm chứa cả một hệ thống các quan điểm có liên quan đến chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, đến chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với dân tộc ta; đến việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin.

Triết lý Không có gì quý hơn độc lập, tự do là chân lý không chỉ có giá

trị dân tộc mà còn mang tầm vóc nhân loại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi chủ nghĩa t− bản còn ngự trị trên thế giới, khi các dân tộc nhỏ yếu với đại bộ phận nhân loại còn phải sống trong vòng c−ơng toả của chủ nghĩa t− bản toàn cầu thì vấn đề độc lập, tự do đang trở thành vấn đề thời sợ cấp thiết.

Chính vì vậy, triết lý Không có gì quý hơn độc lập, tự do của Hồ Chí Minh trở thành một thông điệp có giá trị soi đường cho nhân dân ta đấu tranh giành lấy hạnh phúc và tự do cho dân tộc, phải đ−ợc tuyên truyền sâu rộng trong quảng

đại quần chúng nhằm biến thành sức mạnh vật chất.

- Chú trọng khai thác triết lý vì dân, coi nhân dân là tất cả, có nhân dân là có tất cả. Triết lý này thể hiện rõ nét nhất tính hành đông, cải tạo thế giới; nó đề cập đến con người, nhưng không phải con người chung chung, trừu tượng, mà là nói đến những người lao động, những người quyết định vận mệnh của dân tộc. Nói đến vị trí, vai trò của nhân dân, coi nhân dân là sức mạnh vô địch “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng

xong”, Hồ Chí Minh muốn hướng tới đối tượng và động lực của cách mạng,

điều mà bất kỳ một cuộc cách mạng nào, một lực l−ợng lãnh đạo cũng không bao giờ đ−ợc quên.

Triết lý hành động này của Hồ Chí Minh phải được giáo dục thường xuyên cho mọi cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên có chức, có quyền để thấm sâu vào suy nghĩ và hành động thường nhật của họ, tạo thành một nét cơ

bản của văn hoá lãnh đạo, quản lý; hơn thế, quý trọng, phục vụ nhân dân phải là hạt nhân của văn hoá lãnh đạo hiện đại.

- Biến triết lý Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công của Hồ Chí Minh thành phương pháp hành động xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu. Với Hồ Chí Minh, đoàn kết không phải là chiến thuật mà là một nguyên tắc sống, một phẩm chất đạo đức, một thuộc tính của chủ nghĩa nhân văn mới, chủ nghĩa nhân văn chiến đấu vì hạnh phúc của con ng−ời. Công tác t− t−ởng có trách nhiệm tuyên truyền triết lý này của Hồ Chí Minh cho tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, coi đó như một thông điệp

đóng vai trò động lực trên con đường vươn tới xã hội dân chủ, văn minh.

- Khai thác triệt để triết lý Hồ Chí Minh coi văn hoá đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu chống nghèo nàn, lạc hậu, tạo xung lực cho sự phát triển bền vững.

Với Hồ Chí Minh, văn hoá gắn liền với nhân văn và chủ nghĩa nhân văn. Thiếu văn hoá, con ng−ời sẽ mất sáng suốt, sẽ không còn tình ng−ời theo nghĩa chân chính nhất. Vì thế, văn hoá bao giờ cũng là mục tiêu và động lực của con người hành động nhằm giải phóng bản thân và đồng loại; việc phấn

đấu cho mục tiêu văn hoá bao giờ cũng là một thông điệp trong quá trình phát triển nâng cao trình độ người của các quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu triết lý phát triển hồ chí minh – giá trị lý luận và thực tiễn (Trang 220 - 223)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)