II. Nguồn gốc t− t−ởng – lý luận hình thành triết lý phát triển Hồ Chí Minh
3. Lý luận phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin
Hồ Chí Minh, một mặt, dùng các phạm trù chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, và chủ nghĩa Mác - Lênin, để chỉ trào lưu chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất trong các trào lưu tư tưởng mác-xit trên thế giới; đồng thời để thông qua các phạm trù đó, Người chỉ ra tính vận động và tính liên tục, không liên tục của nội dung và phương pháp tiếp cận đối với các quan điểm, học thuyết của chủ nghĩa Mác, để không mắc phải bệnh giáo điều vốn thường nảy sinh trong các loại chủ nghĩa, t− t−ởng.
Hồ Chí Minh, mặt khác, luôn tiếp cận và tiếp biến chủ nghĩa Mác và các giai đoạn phát triển chân chính của nó là chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa Mác -
Lênin, từ quan điểm của chủ nghĩa yêu n−ớc Việt Nam, tất nhiên là trên lập tr−ờng thế giới quan duy vật biện chứng. Nói cách khác, Ng−ời tiếp cận và tiếp biến chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin từ quan
điểm lịch sử - cụ thể. Và chính nhờ thế, Ng−ời cũng tiếp cận, tiếp biến nó trong mối liên hệ với tinh hoa văn hóa Đông - Tây; tiếp cận, tiếp biến nó từ hoạt động thực tiễn của bản thân.
Ph−ơng pháp làm việc biện chứng của chủ nghĩa Mác chính là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng này là kết quả tổng hợp và là linh hồn sống của các quan điểm, học thuyết hay gọi chung là lý luận trong chủ nghĩa Mác. Với tính cách là ph−ơng pháp luận của chủ nghĩa Mác, phép biện chứng duy vật sở dĩ đạt tính thực tiễn - khoa học chặt chẽ là do tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phép biện chứng duy vật xem xét sự vật luôn luôn gắn với sự phát triển khách quan của thực tế, để điều chỉnh nhận thức chủ quan cho phù hợp với sự phát triển ấy. Cho nên khái niệm, nguyên lý, quy luật mà nó vận dụng
để phê phán được hình thành, bổ sung, phát triển bằng con đường hoạt động thực tiễn, trên cơ sở hoạt động thực tiễn, chứ không phải bằng con đường suy diễn thuần túy, không phải bằng con đường phê phán tư biện. Nhờ đó nó đòi hỏi và có khả năng hạn chế bệnh giáo điều chủ quan, duy ý chí trong t− duy và trong hoạt động thực tiễn.
- Do gắn với thực tế khách quan, cho nên phép biện chứng duy vật luôn luôn xem xét sự vật trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể.
Nghĩa là nó không dừng lại ở việc phản ánh các sự vật bằng những khái niệm, nguyên lí, quy luật chung, mà phải tính đến những điều kiện thực tế của sự vận dụng các quy luật đó
- Do gắn bó với thực tế khách quan, nên phép biện chứng duy vật xem xét sự vật từ chính bản thân sự vật, từ những thuộc tính vốn có của sự vật.
Nghĩa là nó tôn trọng tính khách quan trong quá trình phản ánh sự vật, chứ không xuất phát từ ý muốn chủ quan, để đạt đến sự phù hợp giữa t− duy với
bản chất sự vật. Nguyên tắc tính khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật. Việc ngăn ngừa t− duy khỏi những sai lầm do chủ thể nhận thức đ−a vào sự vật một số yếu tố chủ quan vốn không có trong bản thân sự vật, cho phép và đòi hỏi phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức trong quá trình phản ánh tính khách quan và tiếp cận bản thân chất khách quan của sự vật.
- Để đạt đến tính khách quan trong nhận thức và trong sự việc tiếp cận bản chất khách quan của sự vật, phép biện chứng duy vật phải nhận thức sự vật nh− một chỉnh thể của tất cả các mặt, các thuộc tính, các mối liên hệ trong bản thân sự vật và giữa sự vật này với sự vật khác, với môi tr−ờng của sự vật, nhằm phát hiện, phản ánh đ−ợc những mặt chủ yếu, những thuộc tính bản chất của sự vật. Việc xem xét toàn diện sẽ khắc phục bệnh phiến diện, một chiều, lối suy diễn giản đơn, để hướng vào khâu then chốt, có khả năng bao quát toàn bộ quá trình vận động, phát triển của sự vật.
- Việc tiếp cận chỉnh thể khách quan của sự vật thông qua việc nắm bắt những mặt, những khâu then chốt cho phép phản ánh đ−ợc những mối quan hệ thống nhất và quan hệ mâu thuẫn của sự vật, sự chuyển hóa của sự vật, sự xuất hiện cái mới trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Việc phát hiện cái mới của sự vật khách quan cũng có nghĩa là có sự bổ sung, phát triển những khái niệm, nguyên lý, quy luật mới cho phù hợp với sự vận động, phát triển của bản thân sự vật. Nhờ đó hạn chế bệnh bảo thủ, trì trệ trong t−
duy cũng nh− trong hoạt động thực tiễn.
Nh− vậy, với 5 nguyên tắc (thực tế, lịch sử - cụ thể, khách quan, chỉnh thể và phát triển) phép biện chứng duy vật có khả năng phản ánh, dự báo sự vật nói riêng và thế giới khách quan nói chung một cách khoa học. Cụ thể là các kết luận khoa học của nó đ−ợc hình thành, phát triển trên cơ sở hoạt động thực tiễn của những con ng−ời hiện thực. Các kết luận khoa học của nó đ−ợc hình thành bằng ph−ơng pháp khái quát hóa, trừu t−ợng hóa và đ−ợc biểu hiện bằng hình thức các khái niệm, nguyên lý, quy luật. Những kết luận này theo
Lênin, là chủ quan trong tính trừu t−ợng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nh−ng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong toàn bộ, trong khuynh h−ớng và trong nguồn gốc của chúng. Nội dung biểu hiện, tiêu chuẩn kiểm tra chân lý, mục đích, chức năng của phép biện chứng duy vật,
đều là khách quan. Chúng là công cụ của con người, để nhận thức, cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn theo phương châm: quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức.
Với 5 nguyên tắc nh− vậy, ph−ơng pháp làm việc biện chứng hay phép biện chứng duy vật là cơ sở phương pháp luận chủ yếu, để Hồ Chí Minh xây dựng, phát triển ph−ơng pháp luận của mình.