II. Nguồn gốc t− t−ởng – lý luận hình thành triết lý phát triển Hồ Chí Minh
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và con đ−ờng phát triển của xã hội Việt Nam
1.2. Con đ−ờng phát triển dân tộc trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh
Tìm kiếm con đường phát triển cho đất nước phù hợp với truyền thống, nguyện vọng dân tộc và xu thế thời đại là một vấn đề hệ trọng, khó khăn, phức tạp nhất. Sứ mệnh ấy luôn luôn thuộc về những vĩ nhân, những
đảng chính trị biết kết hợp chặt chẽ truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Hồ Chí Minh chính là người đã biết chắt lọc, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc, phương Đông và phương Tây, đặc biệt là nguyên lý phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nh− các mô hình phát triển của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới để tìm ra con đường cứu nước và mô hình phát triển xã hội Việt Nam thời hiện đại. Vì vậy, một trong những cống hiến xuất sắc nhất của Hồ Chí Minh đối với dân tộc là việc xác
định con đường cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Xác định con đường phát triển dân tộc Việt Nam.
Trước hết cần khẳng định, sự ra đời và hoạt động của Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc và thế giới vào cuối thế kỉ XIX và 2/3 thế kỉ XX là một tất yếu, phù hợp với sự phát triển của dân tộc và thời đại.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm l−ợc và đô hộ, trong khi giai cấp phong kiến, tiêu biểu là triều đình Huế
đã từng bước nhượng bộ, đầu hàng rồi làm tay sai cho thực dân Pháp, khi các cuộc đấu tranh yêu nước, chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã
lần lược thất bại, rơi vào tình thế “dường như trong đêm tối không có đường ra”. Điều này thể hiện mâu thuẫn giữa sức sống, tinh thần đấu tranh anh dũng, bền bỉ của dân tộc với sự khủng hoảng về đ−ờng lối cứu n−ớc, về giai cấp tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh.
Mặc dù từ rất sớm, Nguyễn Tất Thành rất tôn trọng, yêu quí những bậc tiền bối, yêu nước, xem đó là những tấm gương cần học tập, song đó là sự tiếp thụ có phê phán, chỉ rõ những điều không phù hợp với cuộc đấu tranh giành
độc lập và không đi theo con đường cứu nước cũ.
Con đường cứu nước kiểu cũ không thể đưa đến thành công, song con
đường cứu nước nào đúng cũng chưa được Hồ Chí Minh nhận biết. Đây là lẽ tự nhiên, thể hiện tính biện chứng trong việc nhận thức của con ng−ời. Hồ Chí
Minh hiểu được thực tế của đất nước, thấy được con đường cứu nước cũ đã
thất bại, song ch−a hiểu về n−ớc Pháp, về nhân dân, về nền văn minh Pháp. Vì
vậy, cần quyết định và lựa chọn một trong các phương án: “Đi ra nước ngoài
để tìm đường cứu nước hay ở lại trong nước, đấu tranh theo con đường cũ?”.
Nếu đi ra nước ngoài thì “sang Nhật hay sang Pháp”. Một quyết định trong lúc cần quyết định của Hồ Chí Minh ảnh hưởng không nhỏ đến việc đấu tranh cứu nước chống Pháp, không phải chỉ đối với bản thân Người mà cả dân tộc.
Nguyễn Tất Thành từ chối con đ−ờng Đông Du không phải vì Ng−ời hiểu được bản chất của Nhật đang trên con đường chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cũng không phải kh−ớc từ lòng −u ái, niềm tin của cụ Phan Bội Châu gửi gắm vào cậu con trai của người bạn đồng hương Nguyễn Sinh Sắc mà là từ chối một con đ−ờng cứu n−ớc, vì cảm thấy rằng không thể đ−a
đến thành công. Người quyết định sang Pháp. Bởi vì: “Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được và nó dẫn Người đi đúng hướng là: Nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc’’, ở nước đế quốc thống trị dân tộc mình”1. Quyết định này mở ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam.
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang Ph−ơng Tây tìm đ−ờng cứu n−ớc. Đây là một sự kiện mới ch−a hề có trong lịch sử n−ớc ta, vì các nhà yêu n−ớc tr−ớc đây th−ờng theo con đ−ờng “truyền thống” là đi sang ph−ơng
Đông. Vả lại, việc “xuất dương” của cha anh lớp trước chỉ để “cầu viện”, chuẩn bị lực lượng vũ trang kéo về nước, hoặc đào tạo cán bộ để chỉ đạo, phát
động phong trào đấu tranh trong nước. Trong chuyến đi sang các nước láng giềng (Trung Quốc, Nhật Bản) những nhà yêu nước lớp trước chưa có ai đặt vấn đề, càng không ai chủ trương sang phương Tây để tìm con đường cứu nước mới như Nguyễn Tất Thành, dự định và quyết tâm thực hiện. Khi trả lời
1 Nguyễn Khánh Toàn: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản khoa học. ( Xem: Tìm hiểu một số vấn đề trong tư tưởrg của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Sự Thật, H. 1982, tr. 14.
nhà văn Mỹ Anna Louis Strong, Hồ Chí Minh đã nói rõ động cơ khiến Người rời Tổ quốc sang Pháp, các nước phương Tây: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông thân sinh ra tôi, lúc này th−ờng tự hỏi nhau ai là ng−ời giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Ng−ời này nghĩ là Nhật, ng−ời khác lại nghĩ là Anh, có ng−ời lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra n−ớc ngoài xem sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”1. Quyết định sang Pháp là một quyết định có ý nghĩa lịch sử thể hiện rõ nhất, lần đầu tiên t− duy độc lập sáng tạo của Hồ Chí Minh.
Việc Nguyễn Tất Thành quyết định sang Pháp và những nhận định ban
đầu về thực tế của nước Pháp thể hiện rõ ý thức, động cơ của Người đi tìm
đường cứu nước, vì độc lập dân tộc là đúng. Thiên tài của Hồ Chí Minh là ở chỗ đã quán triệt quan điểm biện chứng duy vật và vận dụng sáng tạo nguyên lý phát triển mácxít để xác định một cách đúng đắn mục tiêu cách mạng, vạch ra đ−ờng lối cách mạng và cách thức thực hiện cách mạng. Điều này thể hiện rõ nhất trong b−ớc ngoặt t− t−ởng của Ng−ời khi tiếp xúc với “Luận c−ơng của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Người bắt gặp được điều mà suốt hàng chục năm tìm tòi, suy nghĩ; có thể nói, Ng−ời tìm ra đ−ợc chìa khoá
cho con đường cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc là thực chất của vấn đề dân tộc và thuộc địa. Vận dụng những quan điểm cơ bản trong “Luận c−ơng” của Lênin, với tầm nhìn và khả năng phân tích thiên tài, Hồ Chí Minh đi đến nhận định rằng, giải quyết vấn đề thuộc địa là khâu trọng yếu của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong t− t−ởng của Ng−ời, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; giải quyết vấn đề dân tộc và thuộc địa là một mũi tiến công, một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới. Vấn đề này đ−ợc Hồ Chí Minh diễn đạt theo phong cách á Đông giầu hình ảnh sinh động: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước
đi xâm l−ợc thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các
1 Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, H. 1993, tập1, tr.46.
thuộc địa”1. Hồ Chí Minh ví chủ nghĩa đế quốc là một một con đỉa có hai cái vòi, vòi này nó hút máu nhân dân thuộc địa, vòi kia hút máu giai cấp vô sản và nhân dân lao động chính quốc. Vì vậy, cuộc cách mạng ở chính quốc và thuộc
địa cần phối hợp chặt chẽ với nhau để cắt cả hai vòi của con đỉa. Nếu sự phối hợp không nhịp nhàng nh− “hai cánh của con chim”, nếu ng−ời ta chỉ cắt một vòi thì cái vòi còn lại, tiếp tục hút máu của những người lao động. Có lúc Hồ Chí Minh ví chủ nghĩa t− bản nh− một con rắn độc trong đó nọc độc và sức sống của nó tập trung ở thuộc địa nhiều hơn là chính quốc. Hồ Chí Minh cho rằng “những người khinh thường cách mạng thuộc địa đề cao cách mạng chính quốc là những người muốn đánh chết rắn đằng đuôi”.
Từ những năm 20 của thế kỷ tr−ớc, t− t−ởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc có bước phát triển mang tính đột phá về tư duy lý luận. Tư tưởng đó là cách mạng thuộc địa có thể thành công tr−ớc cách mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam có thể thành công trước cách mạng Pháp. Ngay từ 5-1921 khi bàn đến “Châu á đau khổ”
Hồ Chí Minh viết: “Ng−ời châu á tuy bị ng−ời ph−ơng Tây cho là lạc hậu vẫn hiểu rõ hơn ai hết cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại”. Kết thúc bài viết, Hồ Chí Minh đ−a ra một nhận xét rất mới mẻ: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực l−ợng khổng lồ và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa t− bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”2. Đây là sự thể hiện rõ nét t− t−ởng mới mẻ độc đáo của Hồ Chí Minh: Cách mạng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng chính quốc và có tác động trở lại thúc đẩy cách mạng chính quèc.
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 1, tr 273.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 1, tr 36.
Một b−ớc tiến mới, một sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa đ−ợc Hồ Chí Minh thể hiện qua tác phẩm Đ−ờng Cách mệnh. Trong tác phẩm này, Hồ Chí Minh không chỉ viết: “Nếu công nông Pháp cách mệnh thành công thì dân tộc An nam sẽ đ−ợc tự do” mà Ng−ời còn chỉ rõ: “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì t− sản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ”. Điều đó có nghĩa là Hồ Chí Minh không chỉ nói tới cách mạng Pháp thành công tr−ớc cách mạng Việt Nam mà Ng−ời còn chỉ rằng, có tr−ờng hợp ng−ợc lại cách mạng Việt Nam có thể thành công tr−ớc cách mạng Pháp. Về dự đoán trên đây của Hồ Chí Minh, giáo s− Trần Văn Giầu nhận xét: Hồ Chí Minh là một nhà tiên tri, tiên l−ợng lạ lùng. Những năm 20, thế kỷ XX, trong khi Việt Nam ch−a thành lập Đảng Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp thuộc loại mạnh nhất của Quốc tế cộng sản mà Người đã dự đoán cách mạng thuộc
địa có thể thành công trước cách mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam có thể thành công tr−ớc cách mạng Pháp. Đây là cống hiến vô giá của Hồ Chí Minh, chính luận điểm này đã mở đường dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Đồng chí Phạm Văn Đồng nhận xét: “Luận điểm của Hồ Chí Minh mới mẻ đến kỳ lạ, nó nằm trong dòng sáng tạo của những con người mà cống hiến lý luận và sự nghiệp đấu tranh vạch đường cho thời đại”1.
Thực hiện một cuộc cách mạng, theo Hồ Chí Minh, thực chất là để giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Do đó, để làm cách mạng thành công, trước hết phải xác định đúng đắn mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn thời đại.
Trong những năm bôn ba hải ngoại, Ng−ời nhận thấy: “Dù màu da có khác nhau, trên đời chỉ có hai giống người, giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. ở Việt Nam cũng có nhiều loại ng−ời, song Hồ Chí Minh khái quát thành hai loại ng−ời: nhân dân Việt Nam bị áp bức và bọn thực dân, phong kiến thống trị. ở Việt Nam cũng có hai mâu thuẫn cơ bản cần phải giải quyết:
1 Xem: Tạp chí Công tác t− t−ởng và văn hoá, tháng 9-1994, tr 26.
Một là, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc cướp nước; hai là, mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân đông đảo, chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến. Từ đó, Hồ Chí Minh khẳng định: Mâu thuẫn cơ bản trên thế giới lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa các giai cấp đi áp bức bóc lột và các giai cấp bị áp bức bóc lột; mâu thuẫn cơ bản ở Việt Nam cần tập trung giải quyết là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc cướp nước và bè lũ tay sai của chúng.
Từ những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh quan tâm tới việc xác định lực lượng làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng. Người đã dựa trên một nhận định sâu sắc: ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, lòng căm thù thực dân đế quốc chính là ngọn nguồn sức mạnh của những cuộc cách mạng. Ng−ời cho rằng, chính các giai tầng bị áp bức bóc lột sẽ là ng−ời thực hiện cuộc cách mạng lật đổ các giai cấp thống trị mình, giành lấy quyền sống và quyền độc lập, tự do cho chính họ. Với Việt Nam, lực l−ợng cách mạng chính là giai cấp công nhân, nông dân, t− sản dân tộc, tiểu t− sản…Ng−ời đ−a ra lý thuyết tập hợp lực l−ợng cách mạng: “Ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mạng càng bền, chí cách mạng càng quyết. Công nông bị áp bức nặng hơn…là đông nhất nên sức mạnh hơn hết…nếu thua chỉ mất cái kiếp khổ, nếu
đ−ợc thì đ−ợc cả thế giới, cho nên họ gan góc…Công nông là gốc cách mạng”1. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, lực l−ợng lãnh đạo cuộc cách mạng đó phải là, và chỉ có thể là giai cấp vô sản trên cơ sở đoàn kết rộng rãi với tất cả các giai tầng yêu n−ớc.
Hồ Chí Minh cho rằng, để cách mạng thành công, để giải phóng đ−ợc dân tộc thì tr−ớc hết phải dựa vào lực l−ợng của chính mình, phải tự lực cánh sinh, đem sức ta mà giải phóng cho ta.
Là ng−ời hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc, qua nghiên cứu lịch sử Việt Nam, một trong những kết luận quan trọng nhất, mà ngay từ năm 1922, khi đang
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 2, tr 266.
bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở chúng ta: “tổ tiên ta đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn”. Việc nghiên cứu lịch sử dân tộc cùng với quá trình tổ chức và lãnh đạo toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc đã giúp Hồ Chí Minh rút ra kết luận mang tính tổng kết: Việt Nam “là một dân tộc tự lực, tự c−ờng”.
Thực tế khắc nghiệt của những năm tháng hoạt động ở nước ngoài, đặc biệt là sau thất bại khi gửi yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Vécxây đã đ−a Hồ Chí Minh đi đến khẳng định “Muốn đ−ợc giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình”.
Tại Đại hội V, Quốc tế cộng sản, năm 1924, Hồ Chí Minh đã đọc tham luận nhiều lần, “không ngừng lưu ý Quốc tế cộng sản” và “thức tỉnh các đồng chí chính quốc về vấn đề thuộc địa”, nhất là tình trạng “khinh thường thuộc
địa ở các nước chính quốc”. Chính vì vậy, Người cho rằng các dân tộc thuộc
địa không thể trông cậy, không thể ngồi chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài, từ các
đảng cộng sản và nhân dân chính quốc mà phải tự lực, tự cường đứng lên tự giải phóng. Trong cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn căn dặn “Mỗi người dân phải hiểu có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”. Ng−ời nhấn mạnh: “Một dân tộc không tự lực, tự sinh cứ ngồi chờ dân tộc khác đến giúp đỡ thì không xứng đáng đ−ợc độc lập”1.
Trong điều kiện thế giới hầu nh− không quan tâm gì đến Việt Nam và khi cả dân tộc “đang hấp hối trong vòng tử địa” đã nhất tề vùng dậy cứu nước, cứu nhà thì Hồ Chí Minh và Đảng ta tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo chuẩn bị lực l−ợng mọi mặt cho cách mạng tháng Tám. Thắng lợi của hồng quân Liên Xô đối với chủ nghĩa phát xít và việc Nhật Bản đầu hàng Đồng minh đã tạo thời cơ rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Chớp thời cơ đó, Nghị quyết hội nghị toàn quốc của Đảng tháng 8-1945, viết: “Chỉ có thực lực
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr 522.