Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG NÓI TIẾNG MẸ ÁẺ CỦA TRẺ MẪU GIÁO

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

1.1.2.1. Nghiên cứu về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ với tư cách là kết quả của sự nắm vững ngôn ngữ nói

Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học và giáo dục học Việt Nam đều rất quan tâm đến việc tìm hiểu bản chất, quy luật, cơ chế của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, lứa tuổi tiền học đường, để làm cơ sở cho việc dạy học và giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, ở nước ta đã xuất hiện những công trình nghiên cứu mang tầm cỡ quốc gia về những vấn đề ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi tiền học đường. Năm 1972, trường đại học

Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp với Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Đoàn Thiện Thuật, đã có cuộc điều tra và nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em ở một số trường mẫu giáo từ năm 1972 đến đầu những năm 80. Điều đó cho thấy, ở Việt Nam, tâm lý ngôn ngữ học vẫn còn là một ngành khoa học non trẻ. Hiện nay, xung quanh việc nghiên cứu vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự hình thành và phát triển tiếng mẹ đẻ nói chung, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ nói riêng là quá trình mang tính bẩm sinh. Tác giả Vũ Bá Hùng (1997) đã nghiên cứu “Về sự tiếp nhận ngôn ngữ thứ nhất của trẻ em ở lứa tuổi tiền học đường”. Trên cơ sở tiếp thu quan điểm của N.Chomsky, E.Lenneberg, tác giả đưa ra một số luận điểm cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu của mình như: “Sự tiếp nhận ngôn ngữ thứ nhất là chính yếu xét theo hai khía cạnh: nó là sự tiếp nhận thứ nhất và cũng là sự tiếp nhận quan trọng nhất. Mặc dầu nhiều thuộc tính của cấu trúc ngữ phip không phải học, mà mang tính bẩm sinh nhưng qui trình tiếp nhận ngôn ngữ thứ nhất phải được hiện thực hóa theo những nguyên tắc nhất định và những quy tắc cụ thể…”[25; tr.43].

Qua công trình nghiên cứu về sự tiếp nhận ngôn ngữ thứ nhất trên 90 trẻ mẫu giáo bé, nhỡ và lớn tại một trường mầm non ở Hà Nội, tác giả dù khẳng định “muốn nắm chắc và sử dụng tốt tiếng Việt, chúng ta phải học suốt cả cuộc đời” nhưng vẫn thừa nhận sự tiếp nhận ngôn ngữ thứ nhất - ngôn ngữ mẹ đẻ - “là một qui trình học mang tính bẩm sinh và tự phit, đặc biệt trẻ ở giai đoạn từ 1 - 3 tuổi và tiếp tục được hoàn thiện cho đến hết tuổi mẫu giio” [25; tr.52].

Bên cạnh đó, ngày càng nhiều hơn các nhà nghiên cứu cho rằng kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ là hiện tượng được hình thành và phát triển theo những quy luật riêng. Quan điểm này thể hiện ở những nghiên cứu lấy tâm lý học hoạt động làm nền tảng, xuất hiện trong các nghiên cứu về việc hình thành kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ em từ tuổi mầm non đến học sinh trung học cơ sở.

Tác giả Nguyễn Huy Cẩn (2001) khẳng định “yếu tố quan trọng để phit triển ngôn ngữ của trẻ là tổ chức cic hoạt động có tính đối tượng một cich thích hợp với cic giai đoạn phit sinh ci thể lời nói” [8; tr.27].

Tác giả Nguyễn Văn Đồng (2004) đã đề cập đến sự phát triển ngôn ngữ của con người qua các giai đoạn khác nhau, trong đó có giai đoạn tiền học đường, với tư cách là một khía cạnh của sự phát triển nói chung. Trên cơ sở kết quả của một số công trình nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ trẻ em ở nước ngoài, tác giả đã đi sâu mô tả những thành tựu cơ bản về ngôn ngữ mà trẻ nhỏ có thể đạt được, đặc biệt thông qua hoạt động học tập [18].

Tác giả Trần Hữu Luyến (2010) đã nghiên cứu một cách hệ thống về những vấn đề cơ bản của tâm lý ngôn ngữ học. Trên cơ sở vận dụng lý luận chung về phạm trù hoạt

động và cấu trúc hoạt động trong tâm lý học, tác giả đã chứng minh bản chất hoạt động của quá trình nắm vững ngôn ngữ [39; tr.123]; phân tích cấu trúc của hoạt động lời nói với sự chuyển hóa giữa các thành phần trong hoạt động này một cách rõ ràng và sinh động [39; tr.76]. Tác giả còn trình bày những vấn đề cơ bản về đặc điểm tâm lý của sự nắm vững ngôn ngữ [39; tr.115], trình tự nắm vững ngôn ngữ [39; tr.29], mức độ ý thức của nắm vững ngôn ngữ [39; tr.137], yêu cầu tâm lý đối với dạy học nắm vững ngôn ngữ [39; tr.141]… Khi nghiên cứu về “từ”, với tư cách là đơn vị cơ bản nhất của ngôn ngữ, tác giả đã chỉ ra chức năng tâm lý, bản chất tâm lý của từ; sự hình thành, phát triển nghĩa của từ; mối quan hệ giữa nghĩa và ý trong từ, cũng như đề ra các giải pháp cụ thể trong việc dạy học nắm vững từ … (Trần Hữu Luyến, 2012) [41].

1.1.2.2. Nghiên cứu kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ với tư cách là một dạng hoạt động lời nói Hướng nghiên cứu này được thể hiện rõ trong các công trình đi sâu vào mục tiêu đề xuất biện pháp phát triển ngôn ngữ nói chung hoặc một thành phần cụ thể của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), sự hình thành kỹ năng ngôn ngữ…của trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Đối với lứa tuổi mầm non: Hầu hết các nghiên cứu tập trung tìm hiểu về một số biện phip phit triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua những dạng hoạt động cụ thể (biện pháp bồi dưỡng ngữ âm, ngữ pháp, tăng từ vựng, giúp trẻ diễn đạt mạch lạc thông qua các dạng hoạt động học tập, trò chơi, hoạt động giao tiếp…). Điều này cho thấy tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng nhất để phát triển ngôn ngữ nhưng những nghiên cứu thực tiễn về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non ở nước ta mới chủ yếu được tiến hành dưới góc độ giáo dục học, còn nghiên cứu nó dưới góc độ tâm lý học lại ít và mờ nhạt (dù tâm lý học là một trong những cơ sở quan trọng để đề ra các biện pháp giáo dục cụ thể). Nói cách khác, kỹ năng ngôn ngữ, trong đó có kỹ năng nói, ở những nghiên cứu này cũng được đề cập đến nhưng chỉ là một phương tiện hay một bằng chứng để chứng minh cho sự tác động của một hoặc một số biện pháp giáo dục chứ chưa được khai thác sâu ở bản chất tâm lý của nó.

Đối với lứa tuổi tiểu học và đầu trung học cơ sở: Các nghiên cứu chủ yếu đi theo hướng hình thành và bồi dưỡng kỹ năng đọc và viết - là hai kỹ năng cơ bản đối với trẻ tiểu học; hoặc kỹ năng đọc hiểu tiếng Việt, tiếng nước ngoài đối với trẻ cuối bậc tiểu học và trung học cơ sở nhằm giúp học sinh thích ứng với hoạt động học tập và đạt chất lượng học tập cao hơn, như nghiên cứu của các tác giả Phạm Toàn, Nguyễn Trường (1978), (1982); Phan Thiều (1979), (1990); Dương Thị Diệu Hoa (1995); Đỗ Thị Châu (1999); Nguyễn Thị Hạnh (2001)... Ngoài ra, có một số công trình không chỉ nghiên cứu về các kỹ năng ngôn ngữ mà còn đi sâu vào các thao tác hình thành lời nói cụ thể ở trẻ, như tác giả Ngô Thị Tuyên (2000).

Có thể thấy, các nhà tâm lý học và giáo dục học Việt Nam đã quan tâm đến việc làm thế nào để hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, song việc tìm hiểu về những

yếu tố tâm lý trong quá trình hình thành và phát triển kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ cho trẻ mẫu giáo hiện vẫn đang còn là “mảnh đất trống”, vì: (1) Về khich thể nghiên cứu: các nghiên cứu, đặc biệt nghiên cứu về kỹ năng ngôn ngữ dưới góc độ tâm lý học, chủ yếu được tiến hành trên trẻ lớn (6 tuổi trở lên); (2) Ở góc độ ngôn ngữ, việc nghiên cứu về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ được thực hiện nhiều hơn, trong khi những công trình nghiên cứu thực tiễn về tiếng mẹ đẻ còn rất ít.

* Trong số ít các công trình nghiên cứu thực tiễn về sự hình thành và phát triển tiếng mẹ đẻ ở lứa tuổi mầm non, có thể kể đến một số công trình nổi bật sau:

Tác giả Nguyễn Huy Cẩn (1986) trên cơ sở phân tích chức năng của ngôn ngữ và lời nói, đã chứng minh và đề xuất cách tiếp cận chức năng khi nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em, thay vì chỉ tập trung vào phương diện cấu trúc như trước đây.

Theo ông, cách tiếp cận chức năng là “cơ sở logic để nghiên cứu so sinh lời nói trẻ em với lời nói người lớn, cũng như đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em với tư cich là một mô hình tâm lý học của cic qui trình và cic hiện tượng vốn không thể quan sit một cich trực tiếp” [8; tr.58]. Tác giả còn phác họa một số cơ chế tâm lý - ngôn ngữ học của quá trình tiếp thu tiếng nước ngoài ở trẻ em dựa trên sự phát triển của khả năng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của trẻ. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng tiếng mẹ đẻ có ảnh hưởng đến việc học tiếng nước ngoài của trẻ trên tất cả các phương diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, do đó, việc dạy tiếng nước ngoài cần thiết phải tính đến các phương diện phát triển khả năng tiếng mẹ đẻ của trẻ (Nguyễn Huy Cẩn, 1996) [9].

Ở khía cạnh tiếp nhận ngôn ngữ, tác giả Vũ Bá Hùng (1997) đã đi sâu làm rõ mức độ nhận biết và hiểu về tính từ (bao gồm tính từ biểu hiện tính chất của không gian 3 chiều, tính từ biểu thị màu sắc cơ bản), các từ biểu thị thời gian, số từ và một số đặc điểm phát âm của trẻ (về thanh điệu và về cấu trúc âm) [25].

Tác giả Nguyễn Huy Cẩn (2001) với công trình “Từ hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em”, trên cơ sở quan sát hành vi lời nói của 100 trẻ theo chiều ngang và 2 trẻ theo chiều dọc (cũng là hai người con của tác giả, từ lúc mới sinh đến 3 tuổi) đã mô tả chi tiết, sinh động toàn bộ quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 - 3 tuổi, với một số kết luận quan trọng: (1) Về việc phát âm, mức độ tiếp nhận âm tố phụ thuộc vào mức độ tiếp nhận đối tượng; ban đầu, trẻ phát âm không đúng, sau đó, nó bắt chước cách phát âm của những người xung quanh để điều chỉnh lỗi phát âm mình cho phù hợp với các mẫu - hình ảnh âm tố đã được khái quát qua nhiều cảnh huống [10; tr.67]; (2) Về sự phát triển nghĩa của từ, trẻ tiếp thu ý nghĩa của từ mới trên cơ sở ý nghĩa của từ đã học nắm được trước đó theo hai cách: kết hợp các từ mới với các từ đã biết hoặc kết hợp các từ đã biết để cấu tạo được một từ mới; trẻ học nắm ý nghĩa của từ trên cơ sở phân tích cảnh huống giao tiếp và khái quát hóa các phạm vi sử dụng của chúng [10; tr.93]; (3) Về sự phát triển cú pháp, khả năng cấu tạo từ và câu của trẻ chịu sự tác động của quá trình phân tích cảnh huống và quá trình tổng hợp hóa ngữ nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ (trật tự từ, hư

từ và ngữ điệu); sự phát triển cú pháp của ngôn ngữ ở trẻ có thể diễn ra qua một số giai đoạn trung gian, có ảnh hưởng ngược trở lại sự phát triển vốn từ ở trẻ [10; tr.127, 130].

Có thể thấy, sự hình thành, phát triển ngôn ngữ trẻ em là một vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau cả ở trong và ngoài nước. Đã có những công trình nghiên cứu công phu, tỉ mỉ, có giá trị về một hoặc một số khía cạnh nào đó của vấn đề này. Tổng quan tình hình nghiên cứu cũng cho thấy, hầu hết những nghiên cứu sâu chủ yếu thuộc về ngôn ngữ học. Mặc dù bản thân các nhà ngôn ngữ học đã ý thức rất rõ về mối liên hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ và tâm lý, đặc biệt với tư duy; cũng đã tiếp cận cách khai thác này trong quá trình nghiên cứu, song mục đích cuối cùng vẫn là đi đến những kết luận phục vụ trực tiếp cho ngôn ngữ học (từ việc lý giải nguồn gốc ra đời cho đến sự tồn tại hoặc kết hợp, biến đổi của các bình diện ngôn ngữ về lý thuyết và thực tiễn). Một số nghiên cứu khác lại đi theo hướng vận dụng trực tiếp những kết quả của ngôn ngữ học vào quá trình dạy học ở bậc mầm non mà chưa thực sự quan tâm đến bản chất tâm lý của nó.

Nói cách khác, những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này dưới góc độ tâm lý học hoặc còn ít, hoặc tương đối mờ nhạt.

Những phân tích trên cũng cho thấy hiện nay chưa có công trình nghiên cứu thực tiễn nào về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Vì vậy, việc tìm hiểu vấn đề này sẽ góp phần làm phong phú thêm các hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về sự hình thành, phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nói chung, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ nói riêng dưới góc độ tâm lý học.

Một phần của tài liệu Luận án kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)