CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Áịa bàn nghiên cứu
2.1.1.1. Trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên
Trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên được thành lập vào tháng 2 năm 2001, là đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (Số 387, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).
Trường đảm nhận các nhiệm vụ: (1) Chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 - 6 tuổi đạt chất lượng cao; (2) Là đơn vị thực hành, thực tập cho sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và sinh viên nước ngoài đến từ Đan Mạch và Singapore; (3) Là cơ sở cho giảng viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương triển khai và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học về chăm sóc giáo dục trẻ.
Tính đến năm học 2014 - 2015, trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên có 12 lớp (mỗi khối 4 lớp); 416 trẻ, chia thành ba lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (145 trẻ); Mẫu giáo nhỡ (137 trẻ); Mẫu giáo bé (134 trẻ); 56 cán bộ, giáo viên (trong đó, Ban Giám Hiệu:
03, Giáo viên: 37; Nhân viên dinh dưỡng, hành chính: 16).
Về cơ sở vật chất, tổng diện tích của trường là 2000m2; 23 phòng (trong đó, có 12 phòng là lớp học; các phòng còn lại là phòng chức năng như: Thư viện, Thể chất, Âm nhạc, Tiếng Anh, Vi tính...). Các lớp đều được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại như tivi, đầu đĩa VCD, máy chiếu, máy ảnh, đàn organ, điều hòa, đài đĩa, điện thoại, bình nóng lạnh và đồ dùng, đồ chơi dành cho lứa tuổi mầm non.
2.1.1.2. Trường mầm non Tân Hội
Trường mầm non Tân Hội được thành lập năm 1984, tại Cụm 4, Thôn Vĩnh Kỳ, Xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội với loại hình ban đầu là trường dân lập. Đến năm 2002, trường được chuyển đổi thành loại hình bán công. Từ năm 2008 đến nay, trường chính thức hoạt động với tư cách là trường mầm non công lập của Huyện Đan Phượng, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ từ 18 tháng đến 72 tháng.
Tính đến năm học 2014 - 2015, trường có 23 nhóm lớp với tổng số trẻ là 1.152.
Trong đó, gồm 3 nhóm trẻ (147 cháu) và 20 lớp mẫu giáo (1.005 cháu). Các lớp mẫu giáo được chia thành 3 độ tuổi: mẫu giáo bé (367 cháu), mẫu giáo nhỡ (312 cháu), mẫu giáo lớn (326 cháu). Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường là 93 người, đều có trình độ đạt chuẩn (100%) và trên chuẩn (50,7%).
Trường mầm non Tân Hội được công nhận đạt chuẩn Quốc gia năm 2010 nên có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phòng học và phòng chức năng theo yêu cầu. Trường có không gian xanh, sạch, đẹp và an toàn để phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn hai trường mầm non trên để triển khai nghiên cứu vì tuy có một số khác biệt nhất định về diện tích; số lượng cán bộ, giáo viên, trẻ mầm non; sĩ số trẻ trong một lớp; đặc thù về giáo sinh thực tập…nhưng đây đều là những trường mầm non có uy tín về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; việc giảng dạy, giáo dục đều thực hiện theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với bậc học mầm non; tự chủ, độc lập về tài chính; quan điểm, phương pháp, điều kiện, phương tiện dạy học…có nhiều điểm tương đồng. Mục đích của việc nghiên cứu trên hai trường này chỉ để nhằm so sánh có hay không có sự khác biệt về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ giữa trẻ nội thành và trẻ ngoại thành.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
- Với khich thể là trẻ mẫu giio: Dựa vào sự quan sát, theo dõi, nhận xét, đánh giá của các giáo viên mầm non trong quá trình giảng dạy về từng trẻ (nhất là đặc điểm giao tiếp, phát triển ngôn ngữ), chúng tôi chọn ra những trẻ mẫu giáo có khả năng nói và giao tiếp bình thường, không quá khác biệt (theo hướng quá tốt hoặc quá kém) so với các bạn cùng tuổi. Ngoài ra, việc lựa chọn cũng đảm bảo sự cân bằng về tỉ lệ trẻ nam - trẻ nữ ở mỗi lớp, và ở hai trường được nghiên cứu. Số lượng trẻ mẫu giáo được khảo sát qua từng giai đoạn (theo giới tính, khối lớp, năm học) trình bày cụ thể ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Phân bố khich thể nghiên cứu
Trường MNTH Hoa Thủy Tiên Trường MN Tân Hội Giai
đoạn Năm học MG bé
(Nam;Nữ) MG nhỡ
(Nam;Nữ) MG lớn
(Nam;Nữ) MG bé
(Nam;Nữ) MG nhỡ
(Nam;Nữ) MG lớn
(Nam;Nữ) Tổng
thử KS 2012 - 2013 5 8 5 6 8 5 37
2013 - 2014 29
(14; 15) 34
(15; 19) KKS 31
(13; 18) 33
(20;13) KKS 127 2014 - 2015 33
(15; 18) 29
(14; 15) 34
(15; 19) 35
(19;16) 31
(13; 18) 33
(20;13) 195 Khảo
chính sát
thức Tổng
(KS ch.thức) 62 63 34 67 64 33 322
TN tác
động 2014 - 2015 33 (ĐC)
(15; 18) KKS KKS 35 (TN)
(19;16) KKS KKS 68
(Ghi chú: KS: Khảo sát; KKS: Không khảo sát; ÁC: Đối chứng; TN: Thực nghiệm)
- Với khich thể là cha mẹ học sinh: Chúng tôi điều tra trên 195 cha (hoặc mẹ) của những trẻ tham gia vào nghiên cứu này.
- Với khich thể là giio viên: Chúng tôi điều tra trên 86 giáo viên mầm non các khối mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn của Trường mầm non thực hành Hoa Thủy Tiên và Trường mầm non Tân Hội.
2.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu
Luận án được thực hiện từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 11 năm 2015 với các giai đoạn và nội dung cụ thể sau:
2.1.3.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận
a. Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo.
b. Nội dung:
- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về kỹ năng, kỹ năng nói, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ;
- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ: kỹ năng, kỹ năng nói, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn;
- Xác định các kỹ năng thành phần trong kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo (gồm kỹ năng sử dụng ngữ âm; kỹ năng sử dụng từ; kỹ năng sử dụng ngữ pháp;
kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình huống lời nói) và các biểu hiện cụ thể của từng kỹ năng này;
- Xác định tiêu chí đánh giá mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo;
- Xác định các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ.
c.Thời gian: Từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012.
d. Cich thức: Tìm hiểu, thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến những vấn đề lý luận của đề tài.
2.1.3.2. Giai đoạn thiết kế công cụ khảo sát kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo a. Mục đích: Thiết kế các công cụ khảo sát, gồm bài tập/ tình huống thực nghiệm nhận biết, phiếu quan sát; bảng hỏi, biên bản trò chuyện nhằm xác định biểu hiện, mức độ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo và các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng này.
b. Nội dung
- Xây dựng hệ thống bài tập và tình huống thực nghiệm nhận biết để khảo sát 4 kỹ năng thành phần trong kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo;
- Xây dựng phiếu quan sát 4 kỹ năng thành phần;
- Xây dựng phiếu phỏng vấn sâu và biên bản trò chuyện (dành cho trẻ);
- Xây dựng bảng hỏi về các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ (dành cho giáo viên và cha mẹ học sinh);
- Xây dựng mẫu hồ sơ để nghiên cứu trường hợp.
c. Thời gian: Từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 3 năm 2013.
d. Cich thực hiện: Như đã nêu trong chương 1, chúng tôi thiết kế hệ thống bài tập đánh giá kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ để dùng chung cho cả 3 độ tuổi (mẫu giáo bé, nhỡ, lớn) mà không đánh giá từng độ tuổi với từng bộ công cụ khác nhau.
Để đảm bảo tính khách quan khi đánh giá, chúng tôi thiết kế bài tập sao cho mỗi hiện tượng được đánh giá xuất hiện ít nhất 5 lần. Do đó, chúng tôi thiết kế ít nhất 5 từ đối với mỗi biểu hiện kỹ năng được bộc lộ qua từ; ít nhất 6 câu đối với mỗi biểu hiện kỹ năng được bộc lộ qua câu. Nội dung cụ thể của các bài tập như sau:
d1. Xây dựng hệ thống bài tập khảo sát biểu hiện phát âm âm vị tiếng mẹ đẻ
* Lý do xây dựng bài tập: (1) Việc đánh giá kỹ năng sử dụng ngữ âm để thể hiện ý thông qua quan sát gặp khó khăn nhất định do điều kiện quan sát có nhiều tạp âm; (2) Do hạn chế nhất định của thiết bị quan sát (máy quay) và điều kiện quan sát nên rất khó ghi được khẩu hình của từng trẻ khi phát âm (vì việc đặt máy quay sát miệng trẻ sẽ khiến trẻ không tự nhiên, thoải mái khi nói); (3) Do vốn kinh nghiệm và vốn từ của trẻ mẫu giáo còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên có nhiều âm vị tiếng Việt chưa được xuất hiện trong lời nói giao tiếp hàng ngày của trẻ.
Vì vậy, để đánh giá một cách đầy đủ về đặc điểm phát âm của từng trẻ ở tất cả các âm vị tiếng Việt, chúng tôi thiết kế bài tập riêng cho phần này để khảo sát trên cá nhân từng trẻ.
* Cơ sở xây dựng bài tập khảo sit âm vị:
- Về từ loại: Bài tập được thiết kế bao gồm cả danh từ, động từ và tính từ. Trong đó, chủ yếu là danh từ, vì đây là dạng từ loại được hình thành sớm nhất ở trẻ, và cũng được trẻ sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn đầu phát triển ngôn ngữ [9], [29], [57].
- Cấu trúc của từ dùng để khảo sit:
+ Mỗi từ được thiết kế gồm 02 âm tiết, trong đó, 01 âm tiết dùng để đánh giá (có chứa âm vị được khảo sát); 01 âm tiết dùng để giải thích, liên hệ, giúp trẻ dễ hình dung khi cần thiết (không bắt buộc chứa âm vị được khảo sát). Ví dụ, để khảo sát phụ âm “b”, chúng tôi đưa ra từ “bà ngoại”, trong đó, từ “bà” (với âm “b” được in đậm, dùng để khảo sát), từ “ngoại” được dùng để giải thích, minh họa, liên hệ cho trẻ dễ hình dung (nếu đó là từ mà trẻ thấy lạ lẫm, dẫn đến lúng túng khi phát âm).
+ Khi khảo sát, người khảo sát chỉ tập trung vào những âm vị (được thể hiện ở chữ bôi đậm) của 1 trong 2 từ đó. Ví dụ, để khảo sát âm “b” trong trường hợp kết hợp “b” với “a, ă, â”, dãy từ gồm 5 từ: bà ngoại, bic sĩ, bắp ngô, bắt đầu, bập bẹ, người khảo sát sẽ chỉ đọc: “bà, bic, bắp, bắt, bập” và đánh giá tính đúng/tính thành thục/tính linh hoạt khi trẻ phát âm âm “b” trong trường hợp kết hợp với a, ă, â. Không đọc các từ còn lại (kể cả từ “bập bẹ” chứa 2 phụ âm “b” ở hai âm tiết, nhưng người kiểm tra không đọc chữ “bẹ”), trừ trường hợp trẻ gặp khó khăn khi hiểu nghĩa của từ, dẫn đến lúng túng trong phát âm.
- Về số lượng từ dùng để khảo sit:
+ Mỗi trường hợp âm vị (được khảo sát) kết hợp với âm vị khác sẽ được đánh giá qua 5 từ cụ thể. Chẳng hạn, phụ âm /b/ có thể kết hợp với các âm vị khác trong 7 trường hợp khác nhau (b - a, ă, â; b - i, e,; b - u, ư…), thì mỗi trường hợp này được khảo sát bằng một dãy gồm 5 từ có chứa âm vị được kết hợp.
+ Một trong những đặc trưng của các âm vị trong âm tiết tiếng Việt là âm đầu, âm đệm, âm cuối có thể vắng mặt nhưng âm chính thì không được vắng mặt (vì có chức năng nhận diện âm tiết) nên chúng tôi lấy 14 âm chính là cơ sở để xây dựng các trường hợp kết hợp âm vị khác nhau và xác định cụ thể số lượng từ cần khảo sát đối với các âm vị này. Vì vậy, về lý thuyết, số lượng từ kỳ vọng là 4.140 từ. Cụ thể là:
Để khảo sát phụ âm đầu, ta có: 22 phụ âm đầu x 14 âm chính x 5 từ = 1540 từ;
22 phụ âm đầu x âm đệm (2 trường hợp: u, o) x 5 từ = 220 từ;
Để khảo sát âm đệm, ta có: 1 âm đệm x 14 âm chính x 5 từ = 70 từ;
Để khảo sát âm chính, ta có: 14 âm chính x 10 âm cuối x 5 từ = 1540 từ; 4 âm chính (trường hợp không kết hợp với các âm tiết khác) x 5 từ = 70 từ;
Để khảo sát âm cuối, ta có: 10 âm cuối x 14 âm chính x 5 từ = 700 từ.
Tuy nhiên, trong thực tế, xảy ra 3 trường hợp: (1) Có những phụ âm đầu kết hợp được với tất cả các âm chính và âm đệm nên số lượng từ đạt mức tối đa (kỳ vọng), chẳng hạn phụ âm “b”, “th”, “t”…, trong khi có những âm vị chỉ có thể kết hợp với một hoặc một vài âm vị khác, dẫn đến tình trạng mất cân đối (quá nhiều hoặc quá ít) về số lượng từ khi khảo sát các âm vị; (2) Trong 14 âm chính, một số âm có đặc điểm tương đối gần gũi nhau về vị trí của lưỡi, độ mở của miệng, hình dáng của môi (chẳng hạn: a/ă/â - đều là nguyên âm hàng sau; e/ê/i - đều là nguyên âm hàng trước; u/ư - độ mở của miệng hẹp…); (3) Có những âm vị mà từ/âm tiết Tiếng Việt có thể chứa đựng nó lại rất ít (ví dụ, phụ âm “v” kết hợp với âm đệm chỉ có duy nhất từ “voan”; phụ âm
“g” kết hợp với âm “uo” chỉ có 3 từ: “guốc”, “guộc’, “guồng”…).
Vì vậy, sau khi loại trừ các trường hợp không khảo sát được (do không tồn tại âm tiết chứa âm vị đó, hoặc có quá ít trường hợp có thể khảo sát), số lượng từ tiếng Việt dùng để khảo sát trong thực tế giảm đi so với số lượng kỳ vọng, còn 1.915 từ (Phụ lục 5).
- Về nội dung từ: Chúng tôi căn cứ vào Từ điển Tiếng Việt [50] và Từ điển chính tả Tiếng Việt [31] để tìm ra những từ vừa đảm bảo gần gũi nhất có thể đối với trẻ (về nghĩa), vừa đảm bảo đúng nội dung cần đánh giá (về âm vị). Tuy vậy, có một vài âm vị được chứa đựng bởi những từ mới/khó với trẻ song chúng tôi vẫn sử dụng những từ này theo các Từ điển nói trên vì không có từ khác để thay thế.
- Trong bài tập, có thể có một số từ trùng nhau giữa các phần khảo sát (ví dụ, từ “ốc bươu” có cả ở phần khảo sát âm chính và âm cuối). Nhưng điều đó không làm cho việc đánh giá bị ảnh hưởng, vì khi khảo sát, người kiểm tra sẽ đánh giá trẻ phát âm từ đó ở
những âm vị khác nhau (theo ký tự được bôi đậm trong tài liệu). Ví dụ, từ “bươu”, nếu đánh giá về phụ âm đầu thì chỉ tập trung vào âm “b”, nếu đánh giá âm chính thì chỉ tập trung vào âm “ươ”, nếu đánh giá ở âm cuối thì chỉ tập trung vào âm “u”.
Hệ thống bài tập này được trình bày tại Phụ lục 7.1.
d2. Bài tập khảo sát biểu hiện nói thanh điệu của từ: Chúng tôi thiết kế bài tập khảo sát biểu hiện nói 6 thanh điệu của từ Tiếng Việt, mỗi thanh điệu 5 từ. Tổng số từ để khảo sát thanh điệu là 30 từ (Phụ lục 7.2).
d3. Bài tập khảo sát biểu hiện nói ngữ điệu của câu
- Về nội dung câu, để có cơ sở so sánh và đánh giá một cách thống nhất giữa lời nói của trẻ khi thực hiện yêu cầu của bài tập và khi đóng vai trong quá trình chơi thực tế, chúng tôi thiết kế nội dung các câu nói để khảo sát là những lời đối thoại qua lại giữa các vai mà trẻ sẽ đóng trong quá trình chơi (thuộc 3 chủ đề: Bic sĩ - bệnh nhân, Gia đình, Mua - bin hàng). Mặt khác, ở mỗi chủ đề lại có ít nhất hai vai chơi (chủ thể và khách thể) nên chúng tôi thiết kế mẫu lời nói cho cả hai vai này để trẻ được lựa chọn lời nói theo vai mình thích (hạn chế việc bị “ép nói”).
- Về số lượng câu, chúng tôi thiết kế bài tập gồm 24 câu (cho 4 ngữ điệu x 3 chủ đề x 2 câu/chủ đề) (Phụ lục 7.3).
d4. Bài tập khảo sát biểu hiện nhấn trọng âm logic của câu: Chúng tôi thiết kế bài tập gồm 24 câu (cho 4 kiểu câu x 3 chủ đề x 2 câu/chủ đề, trong đó, có gạch dưới những từ cần nhấn). Nội dung và cách thức thiết kế tương tự như với bài tập khảo sát biểu hiện nói ngữ điệu của câu (Phụ lục 7.4).
d5. Bài tập khảo sát biểu hiện sử dụng từ, ngữ pháp, và tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình huống lời nói: Vì hoạt động vui chơi, đặc biệt đóng vai theo chủ đề, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nên chúng tôi đặt trẻ vào một số tình huống đóng vai để quan sát trẻ thực hiện kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ trong các tình huống này.
Do đó, những biểu hiện sử dụng từ, ngữ pháp và tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý được đánh giá qua các tình huống thực nghiệm nhận biết (Phụ lục 8.1 và 8.2).
2.1.3.3. Giai đoạn khảo sát thử
a. Mục đích: Đánh giá độ tin cậy của hệ thống bài tập khảo sát kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo.
b. Thời gian: Từ tháng 4/2013 đến tháng 6/2013.
c. Cich thực hiện: Chúng tôi tiến hành khảo sát thử các bài tập này trên 37 trẻ (từ 3 đến 5 tuổi) của cả hai trường (đã mô tả ở bảng 2.1).
c1. Cách thực hiện bài tập khảo sát biểu hiện phát âm các âm vị tiếng mẹ đẻ - Người khảo sát phát âm mẫu từng âm vị theo đúng quy định của âm vị Tiếng Việt để trẻ nhắc lại; đồng thời, ghi lại cụ thể lỗi phát âm lệch chuẩn của trẻ (nếu có). Sau khi nghe và quan sát trẻ phát âm hết 5 từ trong mỗi dãy, người khảo sát mới đánh giá