Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ

Một phần của tài liệu Luận án kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG NÓI TIẾNG MẸ ÁẺ CỦA TRẺ MẪU GIÁO

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo

1.2.3. Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ

“Tiếng mẹ đẻ” là một khái niệm không tách rời khái niệm “ngôn ngữ” vì đây là ngôn ngữ cụ thể của từng dân tộc, từng quốc gia. Khi bàn về ngôn ngữ, có thể có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản, các ý kiến đều thống nhất ở chỗ: (1) Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và nhận thức (đặc biệt là tư duy) của con người (là phương tiện để hình thành, thể hiện, tiếp nhận ý của mình và của người khác theo những quy định thống nhất về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) [39] [65]; (2) Khi hành chức (thực hiện chức năng), ngôn ngữ được thể hiện ở các dạng hoạt động lời nói (nghe, nói, đọc, viết, dịch, nghĩ); (3) Ngôn ngữ chứa đựng và phản ánh văn hóa dân tộc [39; tr.104], [61; tr.105].

Tiếng mẹ đẻ là một ngôn ngữ cụ thể, vì vậy, nó cũng mang những đặc trưng của ngôn ngữ nói chung, nhưng vẫn có một số đặc điểm riêng mà ngôn ngữ khác (ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ) không có được, liên quan đến biên giới quốc gia, thứ tự nắm vững, con đường, cơ chế nắm vững, vai trò đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách của cá nhân…[9; tr.126], [39; tr.99].

Từ những điều nêu trên, có thể hiểu, tiếng mẹ đẻ là một ngôn ngữ cụ thể, một phương tiện để giao tiếp và tư duy (thể hiện và tiếp nhận ý) theo những quy định thống nhất về ngữ âm, từ vựng và ngữ phip; khi hành chức, được thể hiện ở cic dạng hoạt động lời nói (nghe, nói, đọc, viết, dịch, nghĩ) và có nội hàm văn hóa dân tộc.

Theo cách quan niệm này, khi bàn tới khái niệm tiếng mẹ đẻ, cần lưu ý những dấu hiệu cơ bản sau:

+ Tiếng mẹ đẻ là một ngôn ngữ cụ thể. Nếu “ngôn ngữ” được coi là phương tiện thực hiện chức năng giao tiếp và nhận thức của loài người nói chung (với tư cách là một dấu hiệu phân biệt sự khác nhau về chất giữa loài người và loài vật) thì khái niệm

“tiếng” được xác định là ngôn ngữ của một quốc gia, dân tộc cụ thể. Do vậy, không có

khái niệm “tiếng” chung chung mà nó luôn gắn với một ngôn ngữ xác định, chẳng hạn:

tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Việt...

+ Về mặt hình thức, tiếng mẹ đẻ có ba bình diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

+ Về mặt chức năng, tiếng mẹ đẻ có hai chức năng cơ bản: giao tiếp và nhận thức.

Khi thực hiện chức năng này (phương diện hành chức), tiếng mẹ đẻ được thể hiện ở 6 dạng/loại hình hoạt động lời nói: nghe, nói, đọc, viết, dịch, nghĩ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu về hoạt động nói của trẻ.

+ Tiếng mẹ đẻ có nội hàm văn hoá dân tộc xác định vì nó là ngôn ngữ của một dân tộc, quốc gia; được hình thành, phát triển, biến đổi cùng với sự phát triển của chính dân tộc, quốc gia ấy với những con người và các mối quan hệ xã hội cụ thể; phản ánh trình độ phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội, lối sống, phong tục tập quán…qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Các yếu tố văn hoá dân tộc quy định cách thức tổ chức ngôn ngữ (cách phát âm, cách sử dụng từ, quy tắc ngữ pháp…); ngược lại, sự tổ chức của một thứ tiếng cụ thể lại phản ánh nền văn hoá của quốc gia đó.

Trong số những nội hàm của khái niệm tiếng mẹ đẻ đã phân tích ở trên, nội hàm quan trọng nhất là các bình diện của nó (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) bởi nếu thiếu đi những bình diện này thì tiếng mẹ đẻ không tồn tại. Vì vậy, ở đây, chúng tôi tập trung nêu ra một số đặc điểm cơ bản thuộc những bình diện này của Tiếng Việt, với tư cách là tiếng mẹ đẻ được nghiên cứu trong luận án.

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Loại hình này được thể hiện qua các bình diện ngôn ngữ của Tiếng Việt như sau:

* Đặc điểm ngữ âm

Trong tiếng Việt, âm tiết (tiếng) là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất và dễ nhận biết. Khi nói cũng như khi viết, mỗi âm tiết tiếng Việt được thể hiện một cách rõ ràng, tách bạch. Âm tiết có cấu trúc chặt chẽ, thể hiện ở chỗ mỗi âm tiết ở dạng tối đa có 3 phần chính (phụ âm đầu, vần và thanh điệu). Phần vần tối đa bao gồm âm đệm, âm chính và âm cuối. Các bộ phận này được sắp xếp theo một trật tự ổn định, mỗi vị trí do một số âm vị đảm nhiệm. Mỗi âm tiết mang một thanh điệu xác định [43, tr.7].

Về mặt nghĩa, âm tiết tiếng Việt thường tương ứng với một hình vị (đơn vị cấu tạo từ). Nhiều âm tiết vừa có nghĩa vừa được dùng độc lập như một từ đơn. Hoặc nhiều âm tiết được dùng như một thành tố cấu tạo nên từ [43; tr.7]. Ví dụ: âm tiết “nhỏ”

được dùng độc lập như một từ đơn trong câu “Con búp bê nhỏ”; hoặc được dùng để cấu tạo nên các từ láy (nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi…) hay các từ ghép (nhỏ thó, nhỏ bé, nhỏ giọt, nhỏ xíu, to nhỏ…).

Có những âm tiết không tự thân có nghĩa nhưng có tác dụng góp phần tạo nên nghĩa của các từ mà chúng tham gia cấu tạo [43; tr.8]. Ví dụ: “đủi” trong từ “đen đủi”

(khác với “đen”), “lãm” trong từ “lịch lãm” (khác với “lịch”)…

* Đặc điểm từ vựng

- Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái dù thuộc từ loại nào hay giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu [43; tr.8]. Chẳng hạn, từ “thông minh” không bị biến đổi hình thái khi được đặt trong các câu khác nhau, với chức năng ngữ pháp khác nhau như: Cậu bé ấy rất thông minh; Cich nói chuyện thông minh của cậu ấy khiến tôi rất thích; Thông minh là điểm nổi bật nhất ở cậu ấy…

- Âm tiết là cơ sở để tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng chủ yếu nhờ phương thức ghép và phương thức láy.

+ Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp nghĩa, ví dụ: đất nước, miy bay, nhà cửa…Hiện nay, đây là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng. Theo phương thức này, tiếng Việt triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay mượn các ngôn ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, thư điện tử, phiên bản, xa lộ thông tin…

+ Trong việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, chẳng hạn: chỏng chơ, thẹn thùng, đỏng đa đỏng đảnh, thẫn thà thẫn thờ…

- Về cấu tạo, từ tiếng Việt gắn liền với thanh điệu. Đây là đặc điểm quan trọng.

- Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn tiết (một âm tiết, một tiếng). Sự linh hoạt trong sử dụng, việc tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lượng vừa đa dạng trong hoạt động. Cùng một sự vật, hiện tượng, một hoạt động hay một đặc trưng, có thể có nhiều từ ngữ khác nhau biểu thị. Tiềm năng của vốn từ ngữ tiếng Việt được phát huy cao độ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin thì tiềm năng đó còn được phát huy mạnh mẽ hơn.

* Đặc điểm ngữ pháp

Đặc điểm từ không biến đổi hình thái đã chi phối đặc điểm ngữ pháp Tiếng Việt.

Theo đó, Tiếng Việt sử dụng 3 phương thức ngữ pháp chủ yếu là: trật tự từ, hư từ và ngữ điệu [43; tr.8].

- Sự sắp xếp từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị quan hệ ngữ pháp: (1) Khi các từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng trước giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò phụ. Chẳng hạn, nhờ trật tự kết hợp của từ mà “ăn đi” khác với “đi ăn”, “cải củ” khác với “củ cải”... Khi trật tự từ thay đổi thì ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp cũng thay đổi; (2) Trật tự chủ ngữ đứng trước,

vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt. Ví dụ, trong câu “Bé thích bức tranh con gà” thì “bé” là chủ ngữ (chủ thể), “thích” là vị ngữ (thái độ), “bức tranh con gà” là bổ ngữ (đối tượng, bổ nghĩa cho thái độ “thích”).

- Phương thức hư từ: Hư từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng, không dùng để gọi tên các đối tượng trong thực tế khách quan. Chúng chỉ làm dấu hiệu cho một số loại ý nghĩa ngữ pháp hoặc ý nghĩa tình thái. Chẳng hạn, các từ “đã”, “đang”, “sẽ”

được dùng để biểu thị ý nghĩa thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai) hoặc nhờ hư từ

“và”, “của” mà tổ hợp “sich của bạn” khác với “sich và bạn”, “bạn của sich”…

Hư từ kết hợp với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu có cùng nội dung thông báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm. Ví dụ: Ông ấy không hút thuốc; Thuốc, ông ấy không hút; Thuốc, ông ấy cũng không hút.

- Phương thức ngữ điệu: Ngữ điệu giữ vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu, nhờ đó đưa ra nội dung muốn thông báo. Trong lời nói, ngữ điệu là sự phát âm mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, trầm hay bổng, liên tục hay ngắt quãng, lên giọng hay xuống giọng đối với các từ ngữ trong câu [43; tr.9]. Sự khác biệt trong ngữ điệu có thể phân biệt các câu có mục đích nói khác nhau. Trên văn bản, ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu.

1.2.3.2. Nói tiếng mẹ đẻ

Xuất phát từ quan niệm như trên về bản chất hoạt động nói và tiếng mẹ đẻ, chúng tôi cho rằng: Nói tiếng mẹ đẻ là một dạng hoạt động lời nói sử dụng ngữ âm, từ vựng, ngữ phip theo quy định của tiếng mẹ đẻ để hình thành và thể hiện ý muốn nói.

Khi phân tích khái niệm “nói tiếng mẹ đẻ”, có thể thấy rằng:

- Nói tiếng mẹ đẻ là một dạng hoạt động lời nói sử dụng các mặt khác nhau của tiếng mẹ đẻ;

- Mục đích của hoạt động nói tiếng mẹ đẻ là hình thành và thể hiện ý muốn nói ra bên ngoài cho người khác và cho mình;

- Cách thức để nói tiếng mẹ đẻ là cá nhân sử dụng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp theo quy định của tiếng mẹ đẻ để hình thành và diễn đạt ý muốn nói.

1.2.3.3. Khái niệm kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ

Trên cơ sở quan niệm về kỹ năng nói chung và kỹ năng nói như trên, khái niệm kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ cũng cần được xem xét ở cả hai phương diện: kỹ thuật hành động và năng lực của cá nhân, bởi vì:

Để thực hiện được một hành động bất kỳ, trong đó có hành động nói, không thể thiếu được các thao tác cụ thể. Tính thao tác, kỹ thuật của kỹ năng nói được thể hiện ở chỗ trước khi hình thành được kỹ năng nói cho bản thân, trẻ phải có kỹ năng tiếp thu tri thức (về nội dung, mục đích, phương pháp…) của lời nói tiếng mẹ đẻ từ những người xung quanh. Muốn vậy, trẻ phải tiếp thu và tuân thủ chặt chẽ các thao tác mà

người lớn dạy cho chúng (như thao tác phát âm, hiểu từ, sử dụng từ, sắp xếp từ…).

Mặt khác, khi thể hiện kỹ năng nói của mình (tức là thể hiện ý bằng lời nói), trẻ cũng phải thể hiện bằng các thao tác nói cụ thể theo đúng quy định của lời nói tiếng mẹ đẻ.

Nói cách khác, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ còn cần được xem xét ở khía cạnh kỹ thuật hành động.

Bên cạnh đó, khi trẻ hình thành được kỹ năng nói ở mức độ nhất định thì cũng là lúc nó đạt được một năng lực nói tương ứng với trình độ ấy. Ngược lại, năng lực nói của trẻ như thế nào cũng sẽ được bộc lộ qua các kỹ năng nói cụ thể. Vì vậy, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ cũng cần được xem xét với tư cách là biểu hiện của năng lực nói.

Vì lẽ đó, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ được hiểu là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm hành động/ hoạt động nói tiếng mẹ đẻ đã có của ci nhân vào thực hiện có kết quả hành động/hoạt động sử dụng ngữ âm, từ vựng, ngữ phip theo quy định để thể hiện ý muốn nói trong những điều kiện, tình huống lời nói xic định.

Từ quan niệm trên, có thể thấy:

(1) Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ là kỹ năng phức hợp, bao gồm trong đó nhiều kỹ năng thành phần (với tư cách là các biểu hiện) như: kỹ năng sử dụng ngữ âm để thể hiện ý;

kỹ năng sử dụng từ để thể hiện ý; kỹ năng sử dụng ngữ pháp để thể hiện ý; kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình huống lời nói.

Trong các kỹ năng biểu hiện này, kỹ năng thứ tư (sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình huống lời nói) là kỹ năng cao nhất và bộc lộ rõ nhất năng lực nói của cá nhân. Để thực hiện được kỹ năng này, cá nhân cần thực hiện được ba kỹ năng trước đó (sử dụng ngữ âm, từ, ngữ pháp) ở trình độ nhất định. Nói cách khác, sự phát triển của kỹ năng nói có thể được đánh giá thông qua việc cá nhân đã đạt đến kỹ năng thứ tư này hay chưa, hoặc sự chuyển biến dần từ ba kỹ năng đó sang kỹ năng thứ tư này như thế nào.

(2) Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ có những đặc điểm xác định về tính đúng, tính thành thục và tính linh hoạt.

Một phần của tài liệu Luận án kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)