Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Luận án kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo (Trang 43 - 56)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG NÓI TIẾNG MẸ ÁẺ CỦA TRẺ MẪU GIÁO

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo

1.2.4. Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo

1.2.4.1.1. Khii niệm trẻ mẫu giio

Từ 3 tuổi trở đi, đa số trẻ em đi học tại các trường mầm non và chính thức được gọi là trẻ mẫu giáo. Việc gia nhập vào một môi trường mới với những mối quan hệ xã hội mới, được tham gia nhiều dạng hoạt động mới đã làm xuất hiện ở trẻ những đặc điểm tâm lý mới so với giai đoạn tuổi trước đó.

Trẻ mẫu giáo là những trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, có những đặc điểm tâm lý riêng do hoạt động vui chơi (với tư cách là hoạt động chủ đạo) và một số dạng hoạt

động khác mang lại; được chia thành 3 giai đoạn tuổi nhỏ hơn là mẫu giio bé (3 - 4 tuổi), mẫu giio nhỡ (4 - 5 tuổi) và mẫu giio lớn (5 - 6 tuổi).

Dạng hoạt động chủ đạo mà trẻ tiến hành trong giai đoạn tuổi này là vui chơi, song ở mỗi độ tuổi (3, 4, 5 tuổi), hoạt động vui chơi lại có những đặc điểm riêng. Hoạt động này mang đến những chuyển biến về chất trong đời sống tâm lý của trẻ, từ nhận thức (tri giác, chú ý, tư duy, trí nhớ, tưởng tượng), ngôn ngữ đến đời sống tình cảm, nhân cách… Bên cạnh hoạt động vui chơi, trẻ còn thực hiện một số dạng hoạt động khác, mang tính sáng tạo, như vẽ, ghép hình, nặn, thiết kế….nhưng đều với tính chất “học mà chơi, chơi mà học”. Đây là điều kiện quan trọng để đời sống tâm lý, ngôn ngữ của trẻ nói chung, kỹ năng nói nói riêng, có những bước phát triển mới.

1.2.4.1.2. Một số đặc điểm về hoạt động chủ đạo, sự phit triển tâm lý và ngôn ngữ của trẻ mẫu giio

* Đặc điểm hoạt động vui chơi với tư cich là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giio Trẻ mẫu giáo được tham gia nhiều hoạt động, nhưng hoạt động vui chơi, đặc biệt là hoạt động đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo, tạo ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ, chi phối các dạng hoạt động khác (học tập, lao động…) và làm cho chúng mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi mẫu giáo.

Đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi thể hiện đầy đủ nhất ý nghĩa của việc chơi, có sức hấp dẫn lớn đối với trẻ; xuất hiện từ cuối tuổi ấu nhi nhưng đến lứa tuổi mẫu giáo mới đạt đến mức độ hoàn thiện. Đây là một hình thức tiếp xúc độc đáo của trẻ với cuộc sống của người lớn vì nó mô phỏng lại hoạt động lao động và những mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Khi chơi, trẻ được thoả mãn nguyện vọng sống và hoạt động như người lớn, hiểu được những quy tắc ứng xử cơ bản trong các mối quan hệ này. Hoạt động đóng vai theo chủ đề có 4 đặc điểm cơ bản: (1) Mang tính tự nguyện cao; (2) Thể hiện và thúc đẩy tính tự lập của trẻ; (3) Đòi hỏi sự hợp tác; (4) Mang tính tượng trưng, khái quát [44], [63].

Với những đặc điểm trên, hoạt động đóng vai theo chủ đề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ: (1) Góp phần hình thành tính chủ định của các quá trình tâm lý (nhất là khả năng chú ý và ghi nhớ); (2) Phát triển trí tuệ: tăng cường khả năng tư duy khái quát (do hành động chơi ngày càng mang tính rút gọn, tượng trưng), phát huy khả năng tưởng tượng, chuyển tưởng tượng từ bình diện bên ngoài (trực quan) vào bình diện bên trong (khái quát); (3) Làm phong phú và sâu sắc thêm đời sống tình cảm của trẻ; (4) Góp phần hình thành một số phẩm chất ý chí cho trẻ (tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm...) [63].

Ngoài ra, vui chơi nói chung, đóng vai theo chủ đề nói riêng, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tình huống trò chơi với nhiều vai khác nhau, đòi hỏi mỗi đứa trẻ khi tham gia trò chơi, phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định để có thể thực hiện được vai mà mình đảm trách. Nếu không diễn đạt được ý kiến,

nguyện vọng của mình trong trò chơi, phù hợp với vai chơi, hoặc không hiểu được những lời chỉ dẫn hay bàn bạc của các bạn cùng chơi thì trẻ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể tham gia trò chơi được. Để đáp ứng được yêu cầu của việc cùng chơi (với tư cách là một hoạt động), đòi hỏi trẻ phải huy động, vận dụng và nâng cao dần ngôn ngữ của mình để theo kịp yêu cầu của việc chơi. Nói cách khác, vui chơi chính là điều kiện kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng.

* Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ mẫu giio

- Từ 3 - 4 tuổi, trẻ thực hiện một bước chuyển hoạt động chủ đạo rất quan trọng, từ hoạt động với đối tượng (cuối tuổi ấu nhi) sang hoạt động đóng vai theo chủ đề.

Đặc trưng của hoạt động mới này đã tạo ra những thay đổi cơ bản về đời sống tâm lý của trẻ, thể hiện rõ nhất là 3 thành tựu: (1) Khả năng tự ý thức được hình thành; (2) Có sự phát triển mới về tư duy khi chuyển từ kiểu tư duy trực quan hành động (tuổi ấu nhi) sang kiểu tư duy trực quan hình tượng; (3) Xuất hiện động cơ hành vi, tuy còn đơn giản (muốn được làm những việc như người lớn, thích được tham gia trò chơi, làm cho người lớn hài lòng, khen ngợi…).

Với những đặc điểm tâm lý cơ bản này, các nhà tâm lý học luôn coi tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu trong giai đoạn đầu tiên hình thành và phát triển nhân cách.

- Đến tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi dần được hoàn thiện. Trong quá trình chơi, trẻ thể hiện rõ tính tự lực, tự do và chủ động của mình qua việc lựa chọn chủ đề, nội dung chơi, chọn bạn chơi, gia nhập vào hay rút ra khỏi trò chơi; thiết lập những quan hệ xã hội rộng rãi, phong phú với các bạn cùng chơi. Một số thành tựu phát triển tâm lý ở độ tuổi này là: (1) Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ, vốn biểu tượng phong phú hơn, chức năng ký hiệu phát triển mạnh, lòng ham hiểu biết và hứng thú nhận thức được tăng lên rõ rệt; (2) Tình cảm phát triển phong phú và sâu sắc hơn lứa tuổi trước; (3) Động cơ của hành vi phát triển phong phú và rõ nét hơn (xuất hiện nhiều động cơ mới, như động cơ tự khẳng định, nhận thức, thi đua, động cơ xã hội) [44], [63].

- Đến tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã bước đầu hoàn thiện các cấu trúc tâm lý cơ bản, chuẩn bị những tiền đề về sinh học, tâm lý và xã hội để sẵn sàng bước vào lớp 1. Điều này thể hiện ở các điểm sau: (1) Khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày đã tương đối thành thạo (cả về ngữ âm, từ vựng, cơ cấu ngữ pháp, sự diễn đạt mạch lạc); (2) Tự ý thức tiếp tục phát triển; (3) Tính chủ định của một số trạng thái và quá trình tâm lý (chú ý, tri giác, ghi nhớ...) được tăng dần cho phép trẻ thực hiện các hành động một cách có chủ đích; (4) Các hành động ý chí ngày càng được bộ lộ rõ nét, có sự liên kết giữa ba mặt: tính mục đích của hành động, sự xác lập quan hệ giữa mục đích của hành động với động cơ và tăng vai trò điều chỉnh của ngôn ngữ đối với việc thực hiện các hành động; (5) Xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ, có vai trò trung gian để thực hiện bước chuyển từ tư duy trực quan hình tượng lên tư duy logic [44], [63].

Những đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo ở các giai đoạn trên vừa là kết quả của sự hình thành, phát triển tâm lý của trẻ ở những giai đoạn trước đó; vừa là điều kiện, cơ sở để phát triển tâm lý, nhân cách, trong đó có các kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ, ở những năm tháng tiếp theo.

*Một số đặc điểm phit triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giio

Trẻ em trước 3 tuổi đã có những tiền đề quan trọng và đạt được một số thành tựu phát triển ngôn ngữ ban đầu. Chẳng hạn, ở giai đoạn tiền ngôn ngữ (dưới 1 tuổi), trẻ có thể dùng cử chỉ, nét mặt, hành động của tay hoặc thân thể để phản ứng lại tác động của lời nói người lớn; dần hiểu được một số từ là tên gọi của một số đồ vật, hành động quen thuộc; các âm phát ra đầu tiên là các âm họng, âm gốc lưỡi, âm bập bẹ, hoặc một vài từ đơn giản. Từ 13 - 18 thing tuổi, trẻ bắt đầu hình thành những từ đầu tiên; chú ý lắng nghe để hiểu lời nói của những người xung quanh, đồng thời cũng muốn bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình với mọi người bằng các âm bập bẹ và một số từ ít ỏi; tích cực nói bắt chước các âm, các từ của người lớn. Từ 19 - 24 thing tuổi, số lượng từ bắt đầu tăng nhanh; đến 24 tháng, lượng từ của trẻ vào khoảng 234 từ; nói được câu 3 - 4 từ. Từ 25 - 30 thing tuổi, lượng từ của trẻ tăng mạnh mẽ, trong đó, chủ yếu là danh từ, động từ; Các từ loại khác (tính từ, đại từ, trạng từ) ít xuất hiện và được tăng dần theo tháng tuổi của trẻ; Trẻ không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị sự vật, hành động cụ thể mà còn có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất, màu sắc, thời gian và các mối quan hệ; Tuy nhiên, mức độ hiểu nghĩa của từ ở trẻ 2 - 3 tuổi còn hạn chế. Trẻ sử dụng được một số loại câu có cấu trúc khác nhau trong giao tiếp, từ câu đơn đến câu đơn mở rộng thành phần và câu phức (ở mức độ đơn giản) [29], [32], [57].

- Đặc điểm phit triển ngôn ngữ của trẻ 3 - 4 tuổi: Trẻ 3 - 4 tuổi có thể sử dụng ngôn ngữ để thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc, ấn tượng của mình. Sự phát triển của ngôn ngữ được gắn liền với sự mở rộng giao lưu của trẻ với thế giới xung quanh, với con người, đồ vật và thiên nhiên. Trẻ học từ mới nhanh, phát âm tương đối chính xác các từ. Vốn từ tương đối phong phú, bao gồm nhiều từ loại. Số lượng các từ là tính từ, đại từ, trạng từ được tăng lên. Trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiều từ loại khác nhau, biết sử dụng chúng để thể hiện mối liên hệ đa dạng giữa các sự vật hiện tượng về thời gian, không gian, số lượng, nguyên nhân và kết quả (ở mức đơn giản). Các câu nói của trẻ cũng được phát triển và hoàn thiện hơn. Số lượng các câu nói đúng ngữ pháp tăng, các thành phần trong câu nói được phát triển. Do đó, khả năng giao tiếp của trẻ 3 - 4 tuổi có những bước tiến mới về chất so với trẻ dưới 3 tuổi [29], [57].

- Đặc điểm phit triển ngôn ngữ của trẻ 4 - 5 tuổi: Khả năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ 4 -5 tuổi có những bước tiến đáng kể. Trẻ có khả năng tri giác âm thanh nhanh nhạy và khả năng phát âm mềm dẻo, tự nhiên. Trẻ ham học hỏi, thích tìm hiểu xã hội và tự nhiên. Trẻ chủ động giao tiếp ngôn ngữ với những người xung quanh và hay đặt ra các câu hỏi như: Cii gì? Làm bằng gì? Như thế nào? Bao giờ? Tại

sao?...Trẻ biết lắng nghe các câu trả lời của người lớn và bạn bè, thích tham gia nói chuyện tập thể với bạn và cô giáo. Trẻ có thể tự kể lại một sự việc nào đó theo trình tự thời gian. Khả năng tiếp thu và sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hàng ngày của trẻ dần trở nên tốt hơn [29], [57].

- Đặc điểm phit triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi: Trẻ mẫu giáo lớn có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ của trẻ liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và những trải nghiệm cá nhân. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để thể hiện mối quan hệ qua lại nhiều mặt giữa các sự vật, hiện tượng mà trẻ nhận thức được; bước đầu biết khái quát và đưa ra kết luận như “chanh thì chua, kẹo thì ngọt”,

“bố, mẹ thì trẻ; ông, bà thì già”…Vốn từ ngày càng phong phú. Trẻ đã hiểu và dùng được một số từ khái quát, có nghĩa đối lập như: “bé xíu - to đùng”, “chua loét - ngọt lừ”…Lời nói của trẻ có tính chất biểu cảm, biết sử dụng ngữ điệu, cách nói so sánh để diễn đạt, thu hút sự chú ý của mọi người. Sự tích cực hóa vốn từ ngày càng rõ nét. Trẻ thích sử dụng các từ mới biết hoặc từ mà trẻ nghĩ ra trong các tình huống giao tiếp;

đưa chúng vào các hoạt động ngôn ngữ sáng tạo như kể chuyện, đóng kịch, chơi trò chơi đóng vai...Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ ở giai đoạn này vẫn còn có sự khác biệt lớn về mức độ phong phú của vốn từ, khả năng diễn đạt mạch lạc, nói đúng ngữ pháp và thể hiện lời nói sáng tạo [29], [57].

1.2.4.2. Khái niệm kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo

Từ những phân tích trên về kỹ năng, kỹ năng nói, kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ, có thể hiểu kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm hành động/hoạt động nói tiếng mẹ đẻ đã có của trẻ mẫu giio vào thực hiện có kết quả hành động/ hoạt động sử dụng ngữ âm, từ vựng, ngữ phip theo quy định để thể hiện ý phù hợp với tình huống lời nói.

Với cách hiểu như trên về kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo, cần lưu ý một số điểm cơ bản sau đây:

- Vì kỹ năng nói là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm lời nói tiếng mẹ đẻ của trẻ vào thực hiện hành động/hoạt động nói, nên để thực hiện được kỹ năng này, đòi hỏi trước tiên là trẻ phải hiểu, sau đó sử dụng được các tri thức, kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ (cái chung, xã hội) vào lời nói của mình để thể hiện ý muốn nói (cái riêng, cá nhân).

Ở đây, “kinh nghiệm” (trong đó có kinh nghiệm lời nói) đối với tất cả mọi người, chứ không riêng trẻ em, được hiểu rất rộng. Nó có thể bao gồm những kinh nghiệm mang tính chất cảm tính (như một âm thanh của việc phát âm tiếng nói, một ngữ điệu, một thái độ biểu cảm tương ứng với lời nói…) và lý tính (việc hiểu được nghĩa của từ, chuyển được ý cá nhân vào trong từ, câu…). Kinh nghiệm đó có thể đúng hoặc sai, phù hợp hoặc chưa phù hợp…nhưng miễn là nó đã được cá nhân tiếp nhận, hiểu và vận dụng theo cách của mình thì đều được coi là kinh nghiệm.

Nói cách khác, biểu hiện quan trọng để đánh giá trẻ có kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ hay không là ở chỗ trẻ có biết sử dụng lời nói tiếng mẹ đẻ (trên cơ sở đã hiểu theo cách của mình) để thể hiện ý muốn nói hay không. Còn việc trẻ sử dụng đúng hay sai, đạt kết quả như thế nào, phù hợp hay chưa phù hợp…lại phản ánh mức độ kỹ năng nói, cũng như mức độ nắm vững tiếng mẹ đẻ của trẻ. Vì vậy, để chỉ ra các biểu hiện của kỹ năng nói, chúng tôi cho rằng cần dựa vào những việc/ hành động mà trẻ biết làm và làm được (ở các mức độ khác nhau). Chữ “biết” trong nghiên cứu này được hiểu ở nghĩa rộng như vậy - là việc “biết làm” và “làm được” - chứ không chỉ thể hiện mặt nhận thức của hành động.

Đồng thời, con đường, cách thức để hình thành nên kinh nghiệm lời nói này cũng có nhiều loại, bao gồm cả con đường tự phát (do bắt chước, tập nhiễm) và tự giác (do học hỏi, luyện tập một cách có ý thức). Ở trẻ càng nhỏ, con đường tự phát (với cách thức bắt chước) càng chiếm ưu thế. Đến những giai đoạn phát triển sau, việc nói dần dần được điều chỉnh và học hỏi một cách có ý thức hơn.

- Kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo bao gồm nhiều kỹ năng thành phần như:

kỹ năng sử dụng ngữ âm, kỹ năng sử dụng từ, kỹ năng sử dụng ngữ pháp và kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện ý phù hợp với tình huống lời nói.

- Với trẻ mẫu giáo, sự vận dụng kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ để thực hiện hành động nói (ở tất cả các kỹ năng thành phần) bộc lộ tính bắt chước rõ nét. Kinh nghiệm lời nói mà trẻ có được chủ yếu là do nghe được và bắt chước lại được lời nói của mọi người xung quanh, mà có thể chưa hiểu hết cấu tạo, yêu cầu, chuẩn mực…của tiếng mẹ đẻ và việc sử dụng nó. Trẻ chủ yếu quan tâm đến việc thể hiện được ý ra thành lời, còn chưa biết quan tâm đến việc nói đúng, phù hợp với chuẩn mực. Nói cách khác, trẻ nói theo cái mà mình đã và đang có, để bộc lộ cho được ý tưởng trong đầu, chứ không nói theo cái mình cần phải có, và càng chưa có chủ ý để nói sao cho tốt, cho hay.

Tính bắt chước xuất phát từ mong muốn được hiểu biết, gia nhập vào “xã hội người lớn” thông qua trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề, nhằm trải nghiệm, tập dượt cách thức giao tiếp, ứng xử trong “xã hội người lớn thu nhỏ” ấy. Đồng thời, sự bắt chước được thực hiện dựa vào những trải nghiệm nhất định từ việc nghe được, quan sát được những điều diễn ra trong đời sống hàng ngày.

- Các kỹ năng thành phần và toàn bộ kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo đều có những đặc điểm của kỹ năng nói chung. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung tìm hiểu 3 đặc điểm (và sau này là 3 tiêu chí), gồm: tính đúng đắn, tính thành thục và tính linh hoạt. Bởi lẽ: (1) Đây là 3 đặc điểm nền tảng, cốt lõi của kỹ năng nói chung, kỹ năng nói nói riêng; (2) Tuổi mầm non thuộc vào giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ, do những hạn chế nhất định về các điều kiện (thể chất, tâm lý, xã hội) để tiếp nhận và sản sinh ngôn ngữ, nên trước hết, kỹ năng nói của trẻ cần đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản này, sau đó, tiếp tục phát triển ở những giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận án kỹ năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ mẫu giáo (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)