Những vấn đề chung về quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự

Một phần của tài liệu Luận án quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự (Trang 40 - 59)

3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.2. Những vấn đề chung về quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự

1.2.1. Các tiếp cận trong nghiên cứu quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở đại học quân sự

* Tiếp cận quá trình

Tiếp cận quá trình là cách tiếp cận khá phổ biến trong QLGD, ở cách tiếp cận này, các nhà khoa học QLGD quan niệm: Quản lý là sự tác động có chủ đích nhằm đạt tới kết quả. Quá trình quản lý đó được thông qua các khâu, bước và được điều khiển, hoạt động chặt chẽ. Các bước quản lý ở tiếp cận này gồm: Quản lý đầu vào; quản lý quá trình; quản lý đầu ra...Tiếp cận quá trình trong quản lý gồm các nội dung: Quản lý đầu vào (Input); quản lý quá trình (Proccess); quản lý đầu ra (Output).

- Vận dụng tiếp cận quá trình vào quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS

Đánh giá kết quả học tập của HV được xem xét ở góc độ là một quá trình. Tính quá trình đó được thể hiện trong toàn khoá học cũng như với từng người học cụ thể. Đối với khoá học, có thể vận dụng quan niệm của Rensis Likert khi bàn về hiệu quả đánh giá thể hiện qua các tác động của ba nhóm biến số: Các biến đầu vào (còn được gọi là biến nguyên nhân); Các biến quá trình;

Các biến đầu ra (còn được gọi là các biến kết quả) [63, tr.176].

Tiếp cận quá trình trong quản lý đánh giá kết quả học tập của HV phải quản lý đầy đủ cả ba yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra. Đối với đánh giá kết quả học tập của từng HV theo tiếp cận quá trình cũng có thể xem xét qua tác động của ba nhóm biến số đầu vào, quá trình, đầu ra.

Biến đầu vào (Input) Biến quá trình (Process) Biến đầu ra (Output)

Mức độ sẵn sàng cho học tập của HV

Mức độ đáp ứng các yêu cầu học tập

Trình độ đạt được của người học

Chất lượng tuyển chọn đầu vào Mức độ nắm kiến thức thực tế Kiến thức Năng lực của người học Khả năng vận dụng kiến thức

làm bài kiểm tra

Kĩ năng Thái độ ý thức trong học tập Phương pháp đánh giá của

giáo viên

Thái độ Nội dung, thời gian, phương

pháp, phương tiện học tập

Kĩ năng tự đánh giá của HV Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn công việc Vật chất, phương tiện bảo đảm

cho học tập

39

* Tiếp cận theo các chức năng quản lý giáo dục

Theo nghĩa triết học, chức năng là sự thể hiện ra bên ngoài các đặc tính của một khách thể nào đó trong một hệ thống các quan hệ nhất định. Theo nghĩa thông thường chức năng chỉ “tác dụng vai trò bình thường hoặc đặc trưng của một người nào, một cái gì đó” [84, tr.201]. Chức năng quản lý là một loại chức năng đặc biệt, sản phẩm của quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá trong quản lý tiêu biểu bởi tính chất tương đối độc lập của những bộ phận của quản lý [21, tr.150]. Quản lý có 4 chức năng chủ yếu là:

Chức năng kế hoạch hoá; chức năng tổ chức (nhân sự, tổ chức bộ máy); chức năng lãnh đạo (chỉ đạo thực hiện); chức năng kiểm tra.

- Vận dụng cách tiếp cận chức năng QLGD vào quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS

Với bốn chức năng quản lý đã xác định gắn với đặc điểm quản lý đánh giá kết quả học tập của HV có thể triển khai trên các nội dung đó là:

Kế hoạch hoá hoạt động đánh giá kết quả học tập của HV, với mục đích nhằm giúp cho nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, thấy được sự tương tác giữa các bộ phận trong quá trình đánh giá. Kế hoạch hoá hoạt động đánh giá cho phép nhà quản lý lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức. Kế hoạch hoá hoạt động đánh giá kết quả học tập của HV bao gồm những nội dung chính: Xác định những căn cứ để xây dựng kế hoạch đánh giá; phân tích trạng thái của các chủ thể và đối tượng đánh giá; xác định nội dung kế hoạch đánh giá; lực lượng tham gia và các mốc thời gian; xác định các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch; phối hợp hiệp đồng của các lực lượng; tổ chức (nhân sự, tổ chức bộ máy) đánh giá kết quả học tập của HV...

Tổ chức là một công cụ quan trọng của nhà quản lý. Một tổ chức phải có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và đây là điều kiện để tổ chức hoạt động có hiệu quả.

Vận dụng chức năng tổ chức trong quản lý đánh giá kết quả học tập của HV

40

cần được cụ thể hoá vào những nội dung cơ bản đó là: Xây dựng các văn bản chỉ đạo đánh giá; quán triệt mục đích, yêu cầu, kế hoạch đánh giá; sắp xếp nhân sự, giao nhiệm vụ, hiệp đồng, phối hợp giữa các lực lượng; tập huấn hướng dẫn, thống nhất nội dung, phương pháp, phương tiện bảo đảm...

Lãnh đạo (chỉ đạo thực hiện) đánh giá kết quả học tập của HV, đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc và thực hiện tốt một số nội dung đó là: Ra quyết định đánh giá; thực hiện quyết định đánh giá; kiểm tra việc thực hiện các quyết định; nắm thông tin điều chỉnh; tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo. Điểm then chốt trong vận dụng chức năng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đánh giá kết quả học tập của HV đó chính là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và nghệ thuật quản lý của nhà quản lý trong việc điều phối các lực lượng tạo thành sức mạnh tổng hợp của tổ chức hoàn thành các mục tiêu đánh giá đã xác định.

Kiểm tra trong quản lý đánh giá kết quả học tập của HV ở ĐHQS.

Trong bất kì hoạt động quản lý nào nếu bỏ qua kiểm tra đồng nghĩa với việc buông lỏng sự quản lý. Kiểm tra vừa đóng vai trò là phương tiện của quản lý vừa là một chức năng của hoạt động quản lý.

Sơ đồ 1.1. Quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV theo tiếp cận chức năng quản lý

CHỦ THỂ QUẢN LÍ ĐÁNH

GIÁ

Kế hoạch

hóa đánh

giá

Tổ chức đánh giá

Lãnh đạo (chỉ

đạo) đánh giá

Kiểm tra trong

đánh giá

ĐỐI TƢỢNG QUẢN LÍ

ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÍ

ĐÁNH GIÁ

41

* Tiếp cận hệ thống

Thực chất của tiếp cận hệ thống trong quản lý đánh giá kết quả học tập của HV là việc coi hoạt động quản lý đánh giá là một bản thiết kế hoàn chỉnh trong đó bao chứa các phần tử, thành tố (Component) có quan hệ chặt chẽ với nhau, được vận hành chặt chẽ từ khâu đầu (xác định mục tiêu đánh giá) đến khâu cuối (công bố kết quả đánh giá) theo một hệ thống, trình tự chặt chẽ, thống nhất tác động qua lại lẫn nhau nhằm thực hiện các nội dung và đạt được các mục tiêu cụ thể trong các khâu bước của hoạt động đánh giá.

- Vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS

Tiếp cận hệ thống cho phép thiết kế và quản lý đánh giá kết quả học tập của HV đảm bảo tính hệ thống, chặt chẽ và lôgíc cao, xác định rõ vai trò, vị trí của từng khâu, từng nội dung của hoạt động đánh giá; đồng thời bảo đảm mối liên hệ qua lại giữa các thành tố trong quản lý đánh giá kết quả học tập của HV. Khi coi quản lý đánh giá kết quả học tập của HV ở các trường ĐHQS là một hệ thống, thì hệ thống đó bao chứa các thành tố:

Mục đích quản lý đánh giá Nguyên tắc quản lý đánh giá Nội dung quản lý đánh giá Phương pháp quản lý đánh giá Chủ thể quản lý đánh giá Kết quả quản lý đánh giá.

Đối tượng quản lý đánh giá

Mỗi thành tố trên có vị trí, vai trò khác nhau, song chúng luôn vận động tồn tại trong mối quan hệ biện chứng tác động và chi phối lẫn nhau và đều có tác động rõ rệt đến hiệu quả của toàn hệ thống. Để tạo được “tính trồi” của hệ thống quản lý đánh giá kết quả học tập của HV, đòi hỏi chủ thể quản lý (nhà quản lý) cần quan tâm xem xét, giải quyết vấn đề trên cơ sở của hệ thống tri thức khoa học đặc biệt là những kiến thức chuyên sâu trong đánh giá kết quả học tập cũng như quản lý đánh giá.

42

* Tiếp cận phức hợp

Nội dung cơ bản của cách tiếp cận phức hợp được thể hiện đó là: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách toàn diện và đồng bộ, nghĩa là trong quản lý nhà quản lý phải quan tâm đến các khía cạnh, tổ chức - hành chính, tâm lí - giáo dục, nghiệp vụ, môi trường trong các tác động quản lý. Như vậy, các tác động quản lý vừa thúc đẩy vừa chế áp nhau, tránh cho nhà quản lý thái độ cực đoan, phiến diện, hoặc sử dụng một biện pháp đơn điệu, hiệu quả thấp.

- Vận dụng tiếp cận phức hợp vào quản lý đánh giá kết quả học tập của HV Trong xem xét tính đa chiều của quản lý đánh giá kết quả học tập của HV phải xem xét trong từng khâu, từng bước của việc quản lý, luôn đòi hỏi phải giải quyết những xung đột, mâu thuẫn trong chính nội tại bản thân các khâu, bước để tìm ra yếu tố bổ sung hình thành mối quan hệ bù đắp cho nhau trong quản lý đánh giá kết quả học tập của HV.

Khi xem xét sự vật hiện tượng phải xem xét dưới nhiều khía cạnh, bình diện để từ đó có những tác động quản lý mang tính đồng bộ và toàn diện. Trong quản lý đánh giá, hệ thống những tác động mang tính phức hợp của nhà quản lý được thực hiện bao gồm: Tác động quản lý trong tổ chức - hành chính thể hiện trong việc phân công, sắp xếp, quy định chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận;

Tác động quản lý đến các lực lượng tham gia vào hoạt động đánh giá nhằm nâng cao nhận thức, khuyến khích động viên các lực lượng; tác động quản lý trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao trình độ của GV, cán bộ các cơ quan tham mưu, bảo đảm phục vụ.

* Tiếp cận văn hoá quản lý

Có thể hiểu văn hoá quản lý là cách ứng xử phù hợp trong hoạt động quản lý được thể hiện bởi những giá trị cơ bản của tổ chức, được các thành viên trong tổ chức chấp nhận; nó quy định cung cách tư duy, cung cách hành động của mọi thành viên, trở thành những thói quen, nếp nghĩ, thúc đẩy mọi người phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu của tổ chức. Cách tiếp cận này được thể hiện trên những nội dung cơ bản:

43

Về nhận thức, mọi người đều phải có quan niệm đúng về mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, quán triệt đầy đủ và có ý thức tự giác, quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Về hành vi, thể hiện ở tính kỉ luật, nền nếp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Về thái độ, thể hiện sự chuẩn mực cao của những trạng thái văn hoá tổ chức, giữa những con người với con người, giữa con người với công việc, con người với tự nhiên và xã hội.

- Vận dụng tiếp cận văn hoá trong quản lý đánh giá kết quả học tập của HV ở các trường ĐHQS

Đối với đối tượng được đánh giá; nhận thức đúng, xác định tốt mục tiêu, nhiệm vụ, chuẩn bị tốt tâm thế đánh giá; sẵn sàng hợp tác, thẳng thắn trao đổi trình bày ý kiến, có ý thức tập thể, vì lợi ích chung. Về thái độ, HV có được tinh thần cầu tiến bộ, tiếp thu học hỏi, sửa chữa khi được đánh giá và góp ý, có ý chí vươn lên, coi việc tự phê bình, tự kiểm tra, tự đánh giá là việc làm thường xuyên và không ngừng học tập, nâng cao trình độ hiểu biết, thẩm mĩ...Về hành vi, thông qua lời nói - giao tiếp, cử chỉ, hành động đúng mực có văn hoá;

hành động trước, trong và sau đánh giá; trong từng khâu bước của quá trình đánh giá; tuân thủ tốt quy chế quy định, với ý thức tự giác cao, có ý thức đấu

Văn hóa người được

đánh giá

Thái độ Hành

vi

Nhận thức

Sơ đồ 1.2. Tiếp cận văn hoá trong quản lý

44

tranh với các biểu hiện sai trái thiếu văn hoá hoặc đi ngược với quy chế, quy định trong thi, kiểm tra ...

Đối với các chủ thể đánh giá; Chủ thể đánh giá kết quả học tập của HV ở ĐHQS muốn tiến hành tốt hoạt động của mình cần phải có “Tâm - Đạo - Thuật”, đây cũng là ba yếu tố tạo nên cấu trúc của cách tiếp cận văn hoá đánh giá kết quả học tập của HV ở ĐHQS.

Tâm là lòng nhân ái tình người, thân tình thiện chí, thương yêu đồng chí, đồng đội và thuộc cấp. Đạo là con đường, lí lẽ là quan điểm đường lối, luật lệ, chiến lược quản lý. Thuật là phương pháp, trình độ, phong cách thủ thuật đánh giá và cả các hoạt động quản lý được nâng lên mức nghệ thuật trong hoạt động và quan hệ quản lý.

Tóm lại: Hiện nay có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu quản lý đánh giá kết quả học tập của HV. Song dựa trên những đặc điểm về đối tượng và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng cách tiếp cận chức năng quản lý làm cách tiếp cận cơ bản để giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn đặt ra. Cùng với đó luận án còn sử dụng một số nội dung của tiếp cận phức hợp, tiếp cận văn hoá quản lý làm phong phú trong các nội dung nghiên cứu.

1.2.2. Dạy học và đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự

1.2.2.1. Dạy học khoa học xã hội nhân văn ở các trường đại học quân sự Ngoài các môn KHXHNV trong các nhà trường quân đội nói chung, các trường ĐHQS nói riêng đang được giảng dạy gồm cả các môn KHXHNV quân sự, có thể gọi chung là KHXHNV. Là một bộ phận của khoa học xã hội, khoa học quân sự, KHXHNV quân sự là mảng lý luận đặc thù của KHXHNV nghiên cứu lĩnh vực quân sự nhưng không phải là tất cả mà đối tượng nghiên cứu của KHXHNV quân sự là khía cạnh chính trị - xã hội của lĩnh vực quân sự. Nó nghiên cứu về con người, mối quan hệ giữa con người trong lĩnh vực quân sự, giữa con người với trang bị kỹ thuật quân sự và môi trường quân sự.

45

Ở các trường ĐHQS, mỗi môn học KHXHNV và KHXHNV quân sự có mục tiêu, nội dung khác nhau, song đều có những đặc điểm chung, đó là:

Một là, khoa học xã hội nhân văn mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc

Xét về bản chất KHXHNV là một khoa học chuyên nghiên cứu về xã hội và các qui luật hình thành, phát triển của xã hội loài người, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Đây có thể coi là tính chất đặc trưng của KHXHNV so với các khoa học khác... đặc biệt hiện nay, những biến đổi nhanh chóng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... đã làm cho cuộc sống hoạt động của con người và các mối quan hệ xung quanh nó ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi KHXHNV giữ vững bản chất cách mạng để luận giải các sự kiện, hiện tượng diễn ra xung quanh và các mối quan hệ phong phú giữa chúng để xác lập phương hướng hành động đúng đắn.

KHXHNV mang tính giai cấp sâu sắc vì, mọi khoa học đều được hình thành và phát triển trong những xã hội nhất định, phục vụ cho hoạt động thống trị và mang bản chất giai cấp đã sinh ra nó. Tính giai cấp sâu sắc của KHXHNV được thể hiện từ việc lựa chọn nền tảng lí luận khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng làm kim chỉ nam cho mọi hành động, đồng thời KHXHNV cũng sử dụng những công cụ vũ khí sắc bén để đấu tranh với các tư tưởng phản khoa học, phi vô sản.

Tính giai cấp sâu sắc của KHXHNV còn được thể hiện ở việc mọi nội dung mà khoa học này hướng vào đề nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản, phát triển những phẩm chất cách mạng cùng hệ thống thái độ, hành vi, những thành tố giữ vai trò chi phối quyết định đến định hướng chính trị, phát triển nhân cách con người [28, tr.38].

Một phần của tài liệu Luận án quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự (Trang 40 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)