3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
2.3. Thực trạng đánh giá và quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường Đại học quân sự
2.3.1. Thực trạng về đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS
TT NỘI DUNG KẾT QUẢ
CBCQ Giảng viên HV
SL % SL % SL %
1 Công tác giáo dục quán triệt nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các lực lượng tham gia
Quan tâm, coi trọng 86 86,00 265 88,33 545 90,83
Bình thường 14 14,00 35 11,67 55 9,17
Chưa quan tâm 0 0 0 0 0 0
2 Nội dung, hình thức, phương pháp GD
Đúng đắn, phù hợp, thiết thực 92 92,00 273 91,00 519 86,50
Bình thường 8 8,00 27 9,00 81 13,50
Chưa phù hợp 0 0 0 0 0 0
3 Công tác quán triệt quy chế, quy định trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả
Đầy đủ, chặt chẽ, nghiêm túc 92 92,00 282 94,00 546 91,00
Bình thường 8 8,00 18 6,00 52 8,66
Chưa đầy đủ, đơn giản, hời hợt 0 0 0 0 2 0,34 4 Công tác tổ chức các kì thi, kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập
Chặt chẽ, nghiêm túc, kết quả tốt 94 94,00 287 95,66 517 86,16
Bình thường 6 6,00 13 4,34 73 12,16
Chưa chặt chẽ, thiếu nghiêm túc 0 0 0 0 10 1,68 5 Nội dung, hình thức, phương
pháp đánh giá kết quả học tập
Đa dạng, phong phú, sáng tạo 42 42,00 129 43,00 227 37,84 Đơn giản, thiếu sáng tạo 58 58,00 159 53,00 327 54,50
Không phù hợp 0 0 12 4,00 46 7,66
6 Độ tin cậy của các kết quả đánh giá Độ tin cậy cao, phản ánh toàn diện năng lực, trình độ của người học
65 65,00 196 65,33 365 60,84 Độ tin cậy chưa cao, chưa phản ánh
toàn diện năng lực trình độ người học 32 32,00 91 30.33 207 34,50
Không đáng tin cậy 3 3,00 13 4,34 28 4,66
69
Qua kết quả khảo sát thực trạng đánh giá được thể hiện ở bảng 2.1, chúng tôi có thể đưa ra những nhận định ban đầu về hoạt động đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS trên những nội dung cơ bản đó là:
* Các trường đã coi trọng quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào hoạt động đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
Trước mỗi năm học (đối với cán bộ, GV) mỗi khóa học (đối với HV) các trường đại học đều tổ chức tốt các hoạt động giáo dục quán triệt nhiệm vụ năm học, khóa học trong đó các nội dung quán triệt thực hiện nghiêm quy chế giáo dục, đào tạo, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một nội dung quan trọng. Nội dung quán triệt trong đánh giá kết quả học tập được tiến hành toàn diện song tập trung vào mục đích đánh giá, các hình thức phương pháp, phương tiện, quy trình trong đánh giá kết quả học tập các hình thức biểu dương, khen thưởng, xử phạt trong đánh giá kết quả học tập của HV.
Kết quả điều tra về việc tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của các lực lượng cho thấy: 86,0% các đồng chí là cán bộ ở cơ quan đào tạo, cơ quan khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo của 4 nhà trường; 88,33% GV; 90,83% HV cho rằng các trường đã quan tâm, coi trọng công tác giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm. Với nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục cho các lực lượng tham gia vào hoạt động đánh giá, có 92,0% cán bộ các cơ quan; 91,0% các đồng chí GV; 86,50% HV cho rằng nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục là đúng đắn, phù hợp [phụ lục 4].
* Công tác quán triệt quy chế, quy định trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các lực lượng
Đây là một nội dung quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong các kì thi đảm bảo chặt chẽ, nghiêm túc, và đây cũng là những nội dung được quy định chặt chẽ trong chức trách nhiệm vụ của các lực lượng tham gia vào các hoạt động đánh giá kết quả học tập và quản lý HV ở các trường ĐHQS.
Các lực lượng cán bộ quản lý HV thực hiện việc quán triệt quy chế, quy định
70
trong thi, kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình học tập của HV đặc biệt là khoảng thời gian trước khi bước vào kì thi, môn thi để xác định quyết tâm, nâng cao trách nhiệm, cán bộ, GV quán triệt quy chế quy định trước khi bước vào buổi thi, môn thi và duy trì thực hiện nghiêm túc trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Chính vì vậy công tác quán triệt quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường ĐHQS được diễn ra chặt chẽ, hiệu quả tốt, góp phần làm trong sạch các kỳ thi và hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá kết quả ở nhà trường quân đội. Kết quả điều tra cho thấy 92,0% cán bộ cơ quan đào tạo và khảo thí; 94,0% GV, 91,0% HV cho rằng các quy chế, quy định trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường ĐHQS được quán triệt tốt [phụ lục 4].
Qua trao đổi, tọa đàm với đội ngũ cán bộ kiêm chức và HV tuyệt đại đa số đều khẳng định việc tổ chức thực hiện các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đảm bảo chặt chẽ, nghiêm túc. Kết quả điều tra xã hội học với các đối tượng (cán bộ cơ quan, GV, HV) có 94,0%, cán bộ cơ quan, 95,66% GV, 86,16% HV cho rằng việc tổ chức thực hiện các kỳ thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở mức độ tốt [phụ lục 4].
Bên cạnh những điểm mạnh đã được khái quát và minh chứng, chúng tôi nhận thấy trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS còn có một số hạn chế đó là:
* Nhận thức, thái độ trách nhiệm về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của một bộ phận HV chưa đầy đủ
Thể hiện ở việc thiếu tích cực, tự giác trong học tập, ôn luyện và quán triệt các quy chế, quy định trong thi, kiểm tra, đánh giá chưa nghiêm túc.
Quá trình tham gia vào các hình thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập còn biểu hiện vi phạm quy chế như coi cóp bài, trao đổi trong quá trình kiểm tra, mang tài liệu vào phòng thi. Sau khi thi có hiện tượng tác động, xin điểm... tuy đây không phải là những hiện tượng phổ biến song ít nhiều gây dư luận xấu trong tập thể HV làm sai lệch kết quả thi.
71
* Nội dung, hình thức phương pháp đánh giá còn đơn giản
Đây là điều dễ nhận thấy với các môn KHXHNV; mặc dù các nhà trường đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của HV, song nếu so sánh với các môn khoa học khác, thì nội dung, hình thức phương pháp đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV trong các trường ĐHQS vẫn còn đơn giản. Về cơ bản mới đánh giá được trình độ kiến thức của người học chưa đánh giá được nhiều về kĩ năng và thái độ của HV;
hình thức vẫn chủ yếu là đánh giá tổng kết. (Thi kết thúc học phần, tốt nghiệp) chưa đánh giá tổng hợp được quá trình của người học; phương pháp vẫn sử dụng dạng thi tự luận (viết) là chính; các phương pháp khác như vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tiểu luận, thu hoạch ít được tiến hành. Vì vậy khó phản ánh hết trình độ thực tế của người học, người học khó phát triển được tính năng động, sáng tạo trong học tập nghiên cứu. Qua kết quả khảo sát cho thấy, có 58,0% cán bộ cơ quan, 53,0% GV; 54,50 % HV cho rằng nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV còn đơn giản; trong đó đáng chú ý là có tới 7,66% HV được hỏi ý kiến cho rằng nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của HV là không phù hợp [phụ lục 4].
* Độ tin cậy của các kết quả đánh giá còn chưa cao, chưa phản ánh toàn diện, năng lực, trình độ của người học
Nếu các môn khoa học tự nhiên và khoa học quân sự, quá trình đánh giá kết quả học tập, các thang điểm và các đáp án có thể xác định chuẩn xác đến 0,1 điểm và thông thường sai số (độ chênh lệch giữa các GV) trong đánh giá một bài thi chỉ xấp xỉ 0,5 điểm song với các môn KHXHNV sự chênh lệch có thể lên tới 1,5 điểm. Mặt khác việc xây dựng các đáp án để đánh giá kết quả học tập KHXHNV do tính đặc thù của các môn học nên việc triển khai các nội dung, lượng hóa thành điểm số đã là một việc khó, song quá trình đánh giá không dễ để người đánh giá xác định tường minh HV đã thể hiện đúng, đủ các nội dung được xây dựng trong đáp án, hoặc việc trả lời đó đầy đủ ở mức độ nào.
Qua kết quả điều tra xã hội học được thể hiện ở phụ lục 4 và bảng 2.1.
cho thấy 32,0% cán bộ cơ quan, 30,33 % đội ngũ GV, 34,50% HV cho rằng kết
72
quả đánh giá KHXHNV có độ tin cậy chưa cao, đặc biệt là cả ba đối tượng được hỏi đều có ý kiến cho rằng, các kết quả đánh giá là chưa thật tin cậy, mặc dù với số lượng không lớn (với các mức độ: cán bộ các cơ quan là 3,0%; GV 4, 34%; HV 4,66%). Song đây cũng là vấn đề đặt ra với công tác quản lý và các cấp quản lý trong công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức, điều hành công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập KHXHNV ở các trường ĐHQS hiện nay.
2.3.2. Thực trạng về quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự
* Thực trạng kế hoạch hóa đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV Kết quả khảo sát 3 đối tượng được thể hiện ở phụ lục 5 và bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện các nội dung công tác kế hoạch hoá quản lý đánh giá kết quả học tập của học viên
TT NỘI DUNG CBCQ GV HV
M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3
1 Xác định những
căn cứ đánh giá 88 14 0 86,33 13,67 0 78,50 21,50 0 2 Nội dung kế hoạch
a Thiết lập mục tiêu đánh giá
94 6 0 90,33 9,64 0 76,75 23,25 0 b Xác định nội dung kế
hoạch đánh giá, các kế hoạch phụ trợ
85 15 0 85,50 12,65 1,85 88,33 9, 67 2,00
c Thứ tự các bước, các công việc cần triển khai
88 9 3 92.50 7,50 0 78,35 18,65 3.00
d Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận
91 9 0 92, 33 6,00 1,67 75,50 15,00 9,50 3 Các mốc thời gian 91 8 1 82,00 12,50 5,50 80,00 16,33 3,67 4 Lực lượng tham gia 78 19 3 74,65 21,35 4,00 78,33 18,50 3,17 5 Vật chất phương
tiện bảo đảm
87 12 1 76,33 18,50 5,17 72,50 25,50 2,00
Chúng tôi thiết kế phiếu hỏi theo các mức độ thực hiện, mỗi câu hỏi được chia thành 3 mức; Mức độ 1 (viết tắt trong phiếu là M1) phù hợp;
Mức độ 2 (viết tắt trong phiếu là M2) ít phù hợp; Mức độ 3 (viết tắt trong phiếu là M3) không phù hợp. Với câu hỏi: Theo đồng chí mức độ thực hiện của các nội dung kế hoạch hoá đánh giá kết quả học tập KHXHNV
73
của HV ở các trường ĐHQS? Kết quả thể hiện trên bảng 2.2 cho thấy cả ba đối tượng được hỏi đều đều khẳng định các nội dung kế hoạch hoá đánh giá kết quả học tập của HV là phù hợp, tuy nhiên mức độ đồng thuận và tỉ lệ của từng đối tượng là khác nhau.
Với nội dung, xác định những căn cứ đánh giá (bao gồm Điều lệ, Quy chế, Quy định; Kế hoạch nội dung môn học; Kế hoạch huấn luyện, điều kiện thực tế...). Các ý kiến được hỏi có 88,0% cán bộ cơ quan; 66,33% GV;
78,50% HV cho rằng các căn cứ này là phù hợp; 14,0% cán bộ cơ quan, 13,67% GV, 21,50% HV cho rằng ít phù hợp [phụ lục 5].
Với nội dung các mốc thời gian, có 91,0% cán bộ cơ quan, 82,0%
GV, 80,0% HV cho là cần thiết và phù hợp, tuy nhiên trong nội dung này, cả ba đối tượng được hỏi đều có ý kiến thể hiện ở mức 3 (không phù hợp), cụ thể, với cán bộ cơ quan là 1%; HV là 3,67%; đặc biệt là đội ngũ GV tỉ lệ này lên tới 5,50% [phụ lục 5].
Nhận xét chung: Các đối tượng khảo sát đều khẳng định tầm quan trọng và thừa nhận sự phù hợp của các nội dung được xác định trong công tác kế hoạch hoá đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS. Qua toạ đàm, trao đổi các ý kiến đều cho rằng, thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá trong đánh giá kết quả học tập của HV sẽ giúp cho các trường ĐHQS sử dụng có hiệu quả nguồn lực vật chất, phương tiện trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS. Trong tọa đàm trao đổi, các nội dung như xác định những căn cứ; thiết lập các mục tiêu đánh giá; nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận... được sự đồng thuận cao của những người tham gia tọa đàm trao đổi.
* Thực trạng tổ chức đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
Để khảo sát thực trạng công tác tổ chức đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề xuất 6 nội dung nằm trong công tác tổ chức triển khai đánh giá kết quả học tập của HV (6 nội dung được thể hiện chi tiết trong bảng 2.3) và khảo sát trên 3 đối tượng (theo xác định của đề tài) về mức độ thực hiện của các nội dung
74
theo 3 mức độ: Phù hợp (M1); Ít phù hợp (M2); Không phù hợp (M3). Kết quả khảo sát được thể hiện ở (phụ lục 6) và bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện các nội dung công tác tác tổ chức đánh giá kết quả học tập của HV
TT NỘI DUNG CBCQ GV HV
M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3
1 Xây dựng các văn bản phục vụ đánh giá
88 10 2 66, 50 26,33 7,17 72,20 24,50 3,23 2 Xây dựng cơ cấu tổ
chức, bộ máy cho hoạt động đánh giá
86 14 0 72,46 21,34 6,20 68,85 24, 33 6,82
3 Quán triệt mục đích, yêu cầu, kế hoạch đánh giá
88 11 1 86,00 12,50 1,50 87,25 7,7 5,00
4 Bố trí, nhân sự, giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân
91 9 0 78,33 16,57 5,10 65,50 27,50 7,00
5 Tổ chức phối hợp, hiệp đồng cho các lực lượng đánh giá
83 14 3 82, 45 13, 85 3,70 80,00 16,35 3,65
6 Tập huấn hướng dẫn, thống nhất nội dung, phương pháp, sử dụng phương tiện cho các lực lượng tham gia vào hoạt động đánh giá
92 8 0 86,15 11,35 2,50 75,00 23,50 1,50
Với nội dung, xây dựng các văn bản phục vụ đánh giá cho thấy, các trường ĐHQS đã quán triệt chặt chẽ, nghiêm túc điều lệ, quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng cụ thể hóa thành các quy chế, quy định sử dụng trong đánh giá, phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ, mục tiêu yêu cầu đào tạo ở từng trường. Hệ thống văn bản phục vụ trong đánh giá kết quả học tập của HV đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, thuận lợi trong việc tổ chức triển khai thực hiện của các lực lượng tham gia. Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, các phương pháp dạy học, yêu cầu về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo trong các trường ĐHQS hệ thống văn bản cũng thường xuyên được bổ sung, cập nhật, hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập. Khi hỏi ý kiến các đối tượng kết quả cho thấy: Cán bộ cơ
75
quan có 88,0% đánh giá ở mức độ phù hợp, 10,0% ít phù hợp, 2,0% không phù hợp. Với đội ngũ GV, mức độ phù hợp là 66,50%, ít phù hợp là 26,33%, không phù hợp 7,17%. Với HV, 72,20% ở mức độ phù hợp, 24,50% mức độ ít phù hợp, 3,23% mức độ không phù hợp [phụ lục 6].
Với nội dung, xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy cho hoạt động đánh giá, đây là nội dung được các trường ĐHQS rất coi trọng, thiết kế, xây dựng được cơ cấu bộ máy đánh giá chặt chẽ là cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả đánh giá. Do đó các trường đã kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy đánh giá như thành lập các Ban (Phòng) khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo – cơ quan tham mưu giúp thủ trưởng các trường ĐHQS tổ chức, điều hành, giám sát quản lý các hoạt động đánh giá kết quả học tập của HV; Các khoa giáo viên đã coi trọng việc sắp xếp nhân sự đáp ứng yêu cầu coi, chấm thi, đánh giá kết quả học tập của HV. Vấn đề này, khi được hỏi các đối tượng khảo sát cũng có ý kiến khác nhau, với cán bộ cơ quan kết quả khảo sát có 86,0% mức độ phù hợp, cũng mức độ này, với GV là 72,46%; HV là 68,85%.
Điều đáng chú ý, đội ngũ cán bộ cơ quan không có mức 3 (không phù hợp), trong khi đó tỉ lệ mức 3 của GV là 6,20% và HV là 6,82%.
Tổ chức phối hợp hiệp đồng cho các lực lượng tham gia đánh giá là một việc làm thường xuyên ở các trường ĐHQS. Nội dung hiệp đồng được thể hiện chi tiết trong hệ thống quy chế, quy định về giáo dục đào tạo; chức năng quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể tham gia vào quá trình đánh giá được xác định rõ tạo nên sự thống nhất, nhịp nhàng trong hoạt động đánh giá tránh được sự chồng chéo, thiếu khoa học, kém hiệu quả.
Với nội dung, bố trí nhân sự, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân.
Ở nội dung này có sự phân hoá tương đối rõ, được thể hiện trong kết quả khảo sát.
Nếu đối tượng là cán bộ cơ quan cho rằng đây là nội dung cần thiết, phù hợp với 91,0% (mức 1), thì với đối tượng HV họ lại cho rằng đây chỉ là những công việc của tổ chức và thể hiện thông qua kết quả khảo sát chỉ với 65,25% (mức 1). Đây là một khoảng cách lớn về mặt tỉ lệ, song nó cũng dễ hiểu vì đặc điểm nhiệm vụ của mỗi đối tượng tham gia vào hoạt động đánh giá không ngang bằng nhau.