Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận án quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự (Trang 86 - 90)

3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

2.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Thực trạng đánh giá và quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS bao gồm cả những nguyên nhân của những ưu điểm và nguyên nhân của những hạn chế. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, với mục đích nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS, chúng tôi tập trung phân tích làm rõ nguyên nhân của những hạn chế. Các nguyên nhân đó gồm:

85

Một là, việc quản lý mục tiêu dạy học KHXHNV trong đánh giá kết quả học tập của HV chưa được cụ thể hóa

Hiện nay trong quản lý đánh giá kết quả học tập các nhà quản lý, các cấp quản lý mới chỉ quan tâm tới các thành tố của hoạt động đánh giá như chủ thể, đối tượng, khách thể, phương pháp, phương tiện... chưa quan tâm đối với quản lý mục tiêu dạy học KHXHNV trong đánh giá. Vì vậy các mục tiêu dạy học và mục tiêu đánh giá đôi khi chưa kết hợp được với nhau. Trong quá trình đánh giá người dạy tập trung nhiều hơn vào việc nắm kiến thức của người học thông qua hệ thống câu hỏi, đề thi, người học cố gắng trả lời đạt được các ý trong câu hỏi đặt ra để đạt tới điểm số cao. Sau bài thi các kiến thức kĩ năng cũng như thái độ của người học khó có thể đánh giá đã trưởng thành đến mức độ nào so với mục tiêu dạy học mà môn học đã xác định.

Trong khi đó mục tiêu dạy học KHXHNV được xác định trong từng môn học phải tạo ra được những nét phẩm chất nhân cách của người cán bộ sĩ quan, sau khi hoàn thiện những môn học này hệ thống phẩm chất nhân cách của người HV sẽ được hoàn thiện thì hoạt động đánh giá cũng phải thống nhất với những mục tiêu dạy học này nhưng trên thực tế dạy vẫn còn là những khoảng cách của hoạt động quản lý.

Hai là, tổ chức, chỉ đạo xây dựng các tiêu chí và quản lý các công cụ đo lường trong đánh giá có mặt hạn chế

Để đánh giá khách quan, chính xác kết quả học tập của HV đặt ra yêu cầu phải xây dựng được các tiêu chí, chuẩn, cũng như các công cụ đánh giá một cách chặt chẽ khoa học. Song hiện nay các cấp quản lý, nhà quản lý ở các trường ĐHQS chưa quan tâm đúng mức hệ thống chuẩn, tiêu chí được giao cho các khoa giáo viên xây dựng, được cụ thể hóa thành các thang, đáp án sử dụng chấm bài kiểm tra các môn học, học phần và chưa được quản lý chặt chẽ. Công cụ đánh giá còn giản đơn, chưa có các môn khoa học KHXHNV được thiết kế các công cụ, đánh giá hiện đại như trắc nghiệm khách quan đánh giá trực tuyến, đánh giá theo nhóm... hiện nay công cụ đánh giá chính vẫn là

86

điểm số, vì vậy tính bao quát, tính toàn diện trong đánh giá kết quả học tập của HV đặc biệt là các môn KHXHNV còn hạn chế.

Ba là, thiết kế xây dựng và triển khai thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV chưa thật đồng bộ

Hiện nay việc đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS vẫn được diễn ra nghiêm túc, song quy trình đá giá kết quả học tập của HV thì chưa được xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ, hoặc quy trình mới chỉ thực hiện ở những công đoạn (khâu, bước) trong quá trình đánh giá kiểm tra kết quả học tập của HV như: Ra đề thi, coi thi, chấm điểm thi kết thúc học phần; thi và chấm thi tốt nghiệp, làm và chấm khóa luận tốt nghiệp... Những nội dung này mang tính quy chế, quy định chứ chưa phải là các quy trình đánh giá tổng thể. Từ đó cho thấy các hoạt động đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV, vẫn còn dựa vào kinh nghiệm của GV, một số khâu bị thiếu chặt chẽ do đó ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng đánh giá, đây cũng là một trong những nguyên nhân nảy sinh tiêu cực trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV ở các trường ĐHQS.

Bốn là, chưa thấy hết ý nghĩa của việc xây dựng và thực hiện văn hóa trong đánh giá kết quả học tập của học viên

Đánh giá kết quả học tập của HV nói chung, đánh giá kết quả học tập KHXHNV của của HV ở các trường ĐHQS nói riêng không chỉ là sự ghi nhận về mặt điểm số đơn thuần, mà ở đây là đánh giá một con người, một nhân cách vì vậy những nét đẹp trong hoạt động đánh giá phải được nâng tầm đạt đến “văn hóa đánh giá”. Muốn vậy trước hết nhà quản lý và các cấp quản lý phải nhận thức đầy đủ vị trí vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng và thực hiện văn hóa trong đánh giá để từ đó tổ chức quán triệt tới các lực lượng tham gia vào hoạt động đánh giá làm cho các giá trị văn hóa lan tỏa trong toàn hệ thống. Những biểu hiện coi nhẹ giá trị văn hóa, mệnh lệnh quyền uy, kẻ cả bề trên... đã làm giảm hiệu lực quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS.

87

Kết luận chương 2

Trên cơ sở tổng hợp những xu thế phát triển của khoa học đánh giá trong giáo dục nói chung, đánh giá kết quả học tập của người học nói riêng, luận án đã xác định năm xu thế trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV, xác định vị trí, vai trò của nhà quản lý và hoạt động quản lý trong các xu thế đó làm những định hướng quan trọng để xác định các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý đánh giá kết quả học tập của HV ở các trường ĐHQS trong thời gian tới.

Thực tiễn quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS cho thấy, những năm qua mặc dù hệ thống quy chế, quy định trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV có nhiều thay đổi, mục tiêu, yêu cầu, đào tạo trong các trường ĐHQS có sự phát triển mới; các cấp quản lý đã có nhiều chủ trương biện pháp trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao chất lượng quản lý đánh giá kết quả học tập của HV. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định về: quản lý mục tiêu đánh giá, quy trình đánh giá, tiêu chí, công cụ trong đánh giá; quản lý thông tin trong đánh giá; xây dựng và thực hiện văn hóa trong đánh giá... đang là những trở lực trong quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS.

Từ kết quả điều tra, phân tích đánh giá thực trạng và rút ra nguyên nhân của thực trạng là căn cứ quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS và sẽ được trình bày tại chương 3 của luận án.

88 Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)