Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
3.2. Các biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự hiện nay
3.2.1. Quản lý mục tiêu và kế hoạch đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên
3.2.1.1. Mục tiêu và yêu cầu của biện pháp
Mục tiêu đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS là hệ thống những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà người học đạt được sau quá trình học tập các môn KHXHNV. Kế hoạch đánh giá là bản thiết kế thu nhỏ chỉ dẫn hoạt động của các lực lượng tham gia vào đánh giá, giúp cho hoạt động đánh giá diễn ra tuần tự, khoa học, chặt chẽ, hiệu quả. Quản lý mục tiêu và kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS có vai trò quan trọng quyết định toàn bộ hoạt động của nhà quản lý.
Nếu xác định mục tiêu đánh giá không đúng, kế hoạch đánh giá thiếu chặt chẽ cụ thể, rõ ràng sẽ làm cho mọi khâu tiếp theo bị ảnh hưởng khó hoàn thành nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập đặt ra.
Quản lý mục tiêu và kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV phải đảm bảo các yêu cầu như: Thống nhất mục tiêu chung trong đánh giá HV và mục tiêu yêu cầu của khoá học; Đảm bảo tính toàn diện phản ánh được
92
những vấn đề cơ bản của nội dung đánh giá, xác định các mục tiêu, kế hoạch cũng cần căn cứ vào thời lượng giảng dạy của từng môn học, phần học; Phù hợp với các xu thế đánh giá, hướng vào phát huy tính tích cực nhận thức của người học, khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong tập thể HV.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
* Quản lý mục tiêu dạy học trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV Mục tiêu biểu hiện ở những hoạt động mà HV phải thể hiện cụ thể sau mỗi đơn vị giảng dạy. Như vậy, nói đến mục tiêu học tập là nói đến mức độ thay đổi của HV sau khi việc giảng dạy kết thúc. Mục tiêu đánh giá cũng phải bám sát các mục tiêu học tập để xác định.
Cụ thể hóa mục tiêu dạy học trong đánh giá cần được thể hiện trên các nội dung: Về kiến thức, khả năng nhận biết các tài liệu đã được lĩnh hội khi được tiếp xúc lại; trình độ tái hiện lại được tri thức đã lĩnh hội không cần tiếp xúc lại; trình độ có thể vận dụng tri thức đã lĩnh hội vào tình huống quen thuộc;
trình độ vận dụng sáng tạo tri thức vào những hoàn cảnh mới; Về kỹ năng được thể hiện trong các trình độ: trình độ bắt chước lại theo mẫu; trình độ làm được đầy đủ như mẫu nhưng có cải tiến hợp lí hơn ở một số nội dung; trình độ thay đổi một số theo thao tác mới; trình độ sáng tạo tự xây dựng quy trình mới; Về thái độ được thể hiện: Nhận thức được đúng sai, phải trái; có chính kiến rõ ràng, lập luận dựa trên kiến thức cơ bản; có tinh thần đấu tranh phê phán cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng; biết sử dụng nhuần nhuyễn kiến thức đã học vào trong các tình huống học tập, công tác, trong cuộc sống hàng ngày.
* Quản lý các mục tiêu học tập cần đánh giá
Nội dung học tập cần đánh giá phải được coi là đơn vị kiến thức tiêu biểu nhất bao quát toàn bộ môn học, học phần, có độ phổ quát rộng với nội dung học tập, phù hợp với trình độ nhận thức của đa số HV. Việc quản lý mục tiêu học tập cần đánh giá cũng phải nghiên cứu xem xét tới tính chất đặc thù của các nội dung học tập như, những nội dung mang tính sự kiện, nội dung là những khái niệm, ý tưởng, nội dung cần sự ứng dụng hoặc dịch chuyển sang hoàn cảnh mới.
93
Quản lý các mục tiêu học tập cần đánh giá không chỉ đơn thuần là quản lý sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học mà hoạt động đó phải được tiến hành trong suốt quá trình học tập của HV.
* Quản lý kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
Quản lý kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV là quản lý toàn bộ các thành tố nằm trong kế hoạch đánh giá của nhà quản lý bao gồm:
Quản lý việc xây dựng kế hoạch đánh giá; quản lý việc thực hiện kế hoạch đánh giá và quản lý việc sơ tổng kết kế hoạch đánh giá.
Quản lý việc xây dựng kế hoạch đánh giá. Đây là giai đoạn nhà quản lý sử dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm quản lý, kết hợp với hệ thống thông tin quản lý thu thập được để chỉ đạo, điều khiển, xây dựng thành kế hoạch tổng thể sử dụng trong đánh giá kết quả học tập của HV. Cơ quan đào tạo và các khoa GV xây dựng Kế hoạch đánh giá gồm các kế hoạch cụ thể: kế hoạch tổng thể cho một khoá đào tạo; kế hoạch dạy học một môn học trong đó có vấn đề đánh giá, kế hoạch sử dụng cho một kì thi (đánh giá đầu vào, thi khảo sát chất lượng, thi tốt nghiệp...), dù ở phạm vi, cấp độ nào khi xây dựng kế hoạch đánh giá nhà quản lý cũng phải tiến hành các công việc như: Xác định những căn cứ; xác định mục tiêu đánh giá; dự kiến nhân lực, vật lực phục vụ cho đánh giá; bố trí thời gian, lựa chọn phương pháp đánh giá; xác định những công việc cụ thể; hiệp đồng các lực lượng.
Quản lý việc thực hiện kế hoạch đánh giá, ở nội dung này sau khi đã có kế hoạch, các cán bộ khoa, chủ nhiệm bộ môn trên cơ sở nội dung công việc nhà quản lý tiến hành phân công, phân nhiệm cho các lực lượng liên quan, xác định yêu cầu nhiệm vụ, quyền hạn của từng đối tượng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng, nắm xử lí các thông tin có liên quan. Trong quản lý thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập của HV, nhà quản lý cần huy động, điều hành, động viên các nguồn lực, tiến hành có hiệu quả các công việc theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Quản lý việc sơ tổng kết thực hiện kế hoạch đánh giá, đây là những công đoạn cuối của hoạt động quản lý. Nội dung quản lý sơ tổng kết thực hiện kế hoạch đánh giá gồm: Chỉ đạo, kiểm tra việc sơ tổng kết thực hiện kế hoạch
94
đánh giá của các bộ phận; tổng hợp tình hình, thống kê số liệu, hoàn thiện các văn bản nhận xét, đánh giá tổng kết thực hiện nhiệm vụ; tổ chức hội nghị sơ, tổng kết thực hiện kế hoạch đánh giá; biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền người tốt việc tốt, phê bình, kiểm điểm những tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Một là, với giám đốc (hiệu trưởng) các trường đại học quân sự
Với tư cách thủ trưởng người đứng đầu của tổ chức, giám đốc (hiệu trưởng) là người chịu trách nhiệm mọi hoạt động của nhà trường, người thiết kế kế hoạch, tổ chức xây dựng, điều hành mọi hoạt động giáo dục đào tạo trong đó có việc xác định mục tiêu đánh giá kết quả học tập các môn học. Mặt khác quản lý tốt các mục tiêu kế hoạch đánh giá là điều kiện quan trọng để giám đốc (hiệu trưởng) quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động đánh giá kết quả học tập của HV. Do đó để quản lý mục tiêu kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV giám đốc (hiệu trưởng) cần thực hiện một số nội dung công việc sau:
Chỉ đạo cụ thể hóa mục tiêu kế hoạch đánh giá kết quả học tập.
Điều hành các cơ quan chức năng (đào tạo, khảo thí, chính trị, văn phòng), theo chức năng, nghiên cứu đề xuất các mục tiêu cần đạt được của hoạt động đánh giá, các mục tiêu cần đánh giá, sơ bộ phác thảo những mục tiêu cơ bản trong dạy học và đánh giá cho các đối tượng HV làm cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo các khoa giáo viên, đơn vị quản lý HV.
Tổ chức cho các khoa giáo viên theo phạm vi chuyên ngành xây dựng và hoàn thiện các mục tiêu kế hoạch đánh giá trong từng môn học, học phần, xác định các tiêu chí, thang bảng điểm đánh giá cho các mục tiêu đánh giá.
Chỉ đạo các đơn vị quản lý HV phối hợp với các khoa giáo viên, cơ quan chức năng để xác định các mục tiêu kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ, đối tượng quản lý của đơn vị.
Tổ chức, kiểm tra xác định nội dung, mục tiêu kế hoạch đánh giá của các lực lượng. Nội dung kiểm tra bao gồm: hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
95
trong các mục tiêu dạy học được sử dụng trong đánh giá, mức độ phù hợp các nội dung, mục tiêu, tiêu chuẩn, tiêu chí khi vận dụng đánh giá cho các đối tượng HV;
việc thiết kế mục tiêu chương trình môn học, nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của cơ quan chức năng và khoa giáo viên tính hợp lí, lôgic của các môn học.
Phương pháp kiểm tra thông qua nghe báo cáo của các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị quản lý HV, tổng hợp báo cáo của các cơ quan chức năng, thành lập các đoàn thanh, kiểm tra trực tiếp các hoạt động, tự quan sát của Giám đốc (Hiệu trưởng) giao ban huấn luyện, trao đổi tọa đàm với GV, HV và các thông tin ngược mà giám đốc (hiệu trưởng) có được.
Hai là, với các cơ quan chức năng mà trực tiếp là Phòng đào tạo, Ban Khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo
Phòng Đào tạo là cơ quan trực tiếp xây dựng và ban hành các loại kế hoạch, tổ chức điều hành huấn luyện bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, giúp các khoa giáo viên và đơn vị HV thực hiện các nội dung kế hoạch đánh giá đã xác định; tham gia vào quản lý mục tiêu, kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV. Trong đánh giá kết quả học tập của HV, phòng đào tạo cần tiến hành những công việc cụ thể đó là:
- Cơ quan đào tạo và các khoa giáo viên thiết kế mục tiêu chương trình môn học, trong đó cần đạt được các nội dung: Khung của chương trình môn học (tổng thể thời gian, số đơn vị học trình, tín chỉ, thời gian phân bổ cho từng chuyên đề, giữa lí thuyết với thực hành); chương trình môn học (thứ tự của môn học, thời gian triển khai, thời gian kết thúc, phương pháp giảng dạy và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả).
- Quản lý quá trình thực hiện mục tiêu kế hoạch đánh giá, khi mục tiêu kế hoạch đánh giá được xây dựng, chương trình, kế hoạch huấn luyện đã được phê duyệt các lực lượng trong nhà trường có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đầy đủ các mục tiêu đã xác định. Phòng đào tạo cần điều hành, điều khiển, kiểm tra, quản lý sơ đồ lôgic môn học; quản lý kế hoạch đào tạo; quản lý, bố trí sắp
96
xếp, theo dõi kế hoạch thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV; quản lý kiểm tra thanh tra huấn luyện.
- Theo dõi hướng dẫn, giúp các khoa giáo viên, đơn vị quản lý HV thực hiện các mục tiêu kế hoạch đánh giá. Cử các chuyên gia theo dõi, phối hợp xây dựng mục tiêu đánh giá các môn học; thống nhất các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của HV; giúp HV tham gia thực hiện các mục tiêu học tập theo nội dung chương trình đã xác định.
Ban khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo với chức năng nhiệm vụ, chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế giáo dục đào tạo trình giám đốc (hiệu trưởng) phê duyệt, triển khai thực hiện.
Xác định những mục tiêu đánh giá để xác định trọng tâm của kế hoạch đánh giá; Xác định trọng tâm kiến thức ở từng mục tiêu dạy học trong bài học để xác định các chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả học tập cho HV; lượng hóa các tiêu chí, các nội dung đánh giá thành điểm số để thuận tiện cho quá trình đánh giá diễn ra khách quan, trung thực, chính xác; tổ chức hoạt động đánh giá (gồm các khâu ra đề, coi thi, chấm thi, quản lý điểm thi) chặt chẽ đúng nguyên tắc, quy chế, quy trình góp phần thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV.
Ba là, với các khoa giáo viên, là đơn vị trực tiếp xác định các mục tiêu, kế hoạch đánh giá kết quả học tập và tổ chức hiện thực hóa các mục tiêu đánh giá kết quả học tập của HV. Các khoa giáo viên cần:
- Các khoa giáo phải chủ động tổ chức cho từng GV nghiên cứu nắm chắc nội dung môn học; xác định các mục tiêu cần đạt tới trong từng chuyên đề;
thảo luận, thống nhất trong tổ bộ môn, Xêmina khoa học mở rộng, thống nhất các trọng tâm, mục tiêu đánh giá; Xây dựng chương trình môn học, mục tiêu, kế hoạch đánh giá kết quả học tập để thống nhất triển khai trong khoa.
- Xác định nội dung dạy học cần đánh giá, đây là những căn cứ quan trọng để các cơ quan, chủ thể QLGD trong trường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình dạy học cũng như xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập của HV đảm bảo sự thống nhất tránh sự tùy tiện, giản đơn trong dạy học và đánh giá.
97
Bốn là, với HV là những người trực tiếp hiện thực hóa mục tiêu đánh giá kết quả học tập trong quá trình đào tạo. Vì vậy trách nhiệm của họ được thể hiện ở một số nội dung:
Nắm và hiểu rõ các mục tiêu kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV, thông qua việc quán triệt mục đích, kế hoạch, nhiệm vụ môn học, hệ thống đề cương môn học, hệ thống ngân hàng câu hỏi đề thi, có ý thức tích cực trong chuẩn bị học tập.
Thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch học tập, kế hoạch kểm tra đánh giá, tự giác trong học tập, chấp hành nghiêm quy chế quy định trong thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, làm cho kết quả đánh giá được phản ánh khách quan trung thực.
Tham gia các hình thức đánh giá, tích cực, trách nhiệm trong đóng góp ý kiến hoàn thiện mục tiêu kế hoạch học tập, kế hoạch đánh giá kết quả học tập, mục tiêu yêu cầu đào tạo cấp học, bậc học của mình.
Đấu tranh với các hiện tượng sai trái, hiện tượng tiêu cực, bệnh thành tích trong dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả, phát hiện những sai lệch trong các mục tiêu kế hoạch đánh giá kết quả học tập.
3.2.2. Xây dựng tiêu chí và công cụ đo lường trong đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự
3.2.2.1. Mục tiêu và yêu cầu của biện pháp
Xây dựng tiêu chí và công cụ đo lường trong đánh giá có vị trí, vai trò quan trọng đối với công tác quản lý và nhà quản lý trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS, tiêu chí là những dấu hiệu đặc trưng được sử dụng làm những căn cứ để nhận biết, so sánh, đối chiếu kết quả đạt được của đối tượng cần đánh giá với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập. Công cụ đo lường là các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật được sử dụng trong suốt quá trình nhằm thực hiện các mục đích đánh giá.
Tiêu chí và công cụ đo lường là những phương tiện không thể thiếu trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của HV. Với sự khách quan, khoa học, chính xác, hệ thống tiêu chí, công cụ đã giúp cho việc đánh giá hạn chế tối đa sai sót, chủ quan của các chủ thể đánh giá.
98
Quá trình thực hiện biện pháp cần quán triệt thực hiện các yêu cầu:
Đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan của các thang đo; Các tiêu chí được xây dựng phải bảo đảm tính bao quát, toàn diện thể hiện được nội dung của môn học, đánh giá được cả bề rộng của kiến thức, chiều sâu của nội dung, phân hoá được trình độ của HV trong một tập thể lớp học; Sử dụng thống nhất, đồng bộ các tiêu chí đánh giá kết quả học tập; trung thực, công tâm, cụ thể, chính xác.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
* Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của HV
Khi xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS thường tập trung vào các nhóm tiêu chí, nhóm tiêu chí về nhận thức; nhóm tiêu chí về thái độ; nhóm tiêu chí về hành vi.
Một là, nhóm tiêu chí về nhận thức
Đây là nhóm tiêu chí cơ bản có tính chất nền tảng không chỉ phục vụ cho việc đánh giá kết quả học tập mà cả với đối tượng được đánh giá (HV).
Nhận biết, việc xác định các tiêu chí về nhận biết đặt ra với người học đó là sự ghi nhớ và nhắc lại những gì đã được học, nhớ hay nhận thức lại các sự kiện, các thuật ngữ, các nguyên tắc, các quy luật, các đặc trưng...
Thông hiểu, các tiêu chí được xây dựng đòi hỏi người học không chỉ dừng lại ở cấp độ nhận biết mà phải nhận biết được cả ý nghĩa của tri thức, liên hệ chúng với những gì đã học, đã biết.
Ứng dụng, khi xây dựng các tiêu chí ở trình độ này cần phải căn cứ vào những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để lựa chọn, sử dụng các tri thức đã học vào giải quyết một vấn đề nào đó.
Phân tích, là thao tác phân chia tài liệu lí thuyết thành các bộ phận đơn vị kiến thức, cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, cấu trúc bên trong của lí thuyết.