3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự
Một là, tác động từ chủ trương đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá Nhận thấy vai trò to lớn của hoạt động đánh giá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động này, đặc biệt trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo... trong phần mục tiêu giải pháp đã xác định:
58
Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả dáo dục đào tạo, bảo đảm trung thực khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội…Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ;
năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc…Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo ở cấp độ quốc gia, địa phương, từng cơ sở giáo dục, đào tạo và đánh giá theo chương trình của quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo.
Từ chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá đó, hoạt động kiểm tra đánh giá ở các cơ sở đào tạo, trong đó có ĐHQS được tiến hành triển khai thực hiện chặt chẽ nghiêm túc. Trong quản lý đào tạo ở nhà trường, nhiều chủ trương mới về kiểm tra đánh giá được nghiên cứu và ứng dụng triển khai như: Người học đánh giá người dạy, GV tham gia đánh giá cán bộ quản lý, người học đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.... Những chủ trương này mặc dù chưa được sử dụng phổ biến ở các trường ĐHQS, song đã tạo ra được sự đa dạng, khách quan, thân thiện hơn trong các hoạt động kiểm tra đánh giá ở các nhà trường. Kết quả đánh giá vì thế cũng được phản ánh khách quan, trung thực hơn.
Hai là, tác động từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của học viên
Mục tiêu dạy học các môn KHXHNV ở các trường ĐHQS nhằm trang bị cho học viên hệ thống lý luận cơ bản về tự nhiên, xã hội, tư duy. Trên cơ sở phương pháp luận của các môn học giúp HV hình thành thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản, hệ thống những phẩm chất nhân cách của người cán bộ sĩ quan
59
trong tương lai; để họ trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Từ mục tiêu dạy học đó đòi hỏi hoạt động quản lý đánh giá phải coi trọng tính trung thực, tự giác; đánh giá kết quả học tập cũng đồng thời đánh giá phẩm chất, nhân cách con người, đánh giá cả khả năng thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng tham gia.
Nội dung dạy học các môn KHXHNV mang tính lý luận, trừu tượng và khái quát cao, do đó việc lượng hóa và đánh giá kết quả học tập là rất khó khăn. Ở các môn khoa học khác như: khoa học tự nhiên, khoa học quân sự thì việc lượng hóa thường được tiến hành rõ ràng cụ thể những dấu hiệu, minh chứng được lượng hóa thành điểm số (định lượng) rất thuận tiện cho việc đánh giá kết quả dạy học. Với các môn KHXHNV việc lượng hóa và đánh giá kết quả mang nhiều yếu tố định. Một bài thi, một nội dung học tập người học có thể trình bày, diễn đạt với những phương án khác nhau, người đánh giá khó xác định những chuẩn, tiêu chí, thang điểm, đáp án với độ chính xác cao... Ngoài ra việc đánh giá ở các môn KHXHNV còn chứa đựng các yếu tố cảm xúc, thái độ của các chủ thể đánh giá.
Phương pháp dạy học, mặc dù đã có nhiều cải tiến đổi mới, các phương pháp dạy học hiện đại đã được triển khai ứng dụng, tuy nhiên phương pháp dạy học thông báo, tái hiện vẫn đang được sử dụng phổ biến với các môn KHXHNV. Vấn đề đặt ra với hoạt động quản lý là làm thế nào để đánh giá đúng năng lực của người học theo xu thế hiện nay.
Đánh giá kết quả học tập các môn KHXHNV được tiến hành một cách toàn diện cả kiến thức kĩ năng và thái độ của HV. Hệ thống kiến thức HV thu nhận được phải trở thành những nét phẩm chất nhân cách, niềm tin bản lĩnh chính trị, thể hiện trong giải quyết những vấn đề của cuộc sống quân nhân, hoạt động quân sự. Vì vậy, đánh giá kết quả dạy học KHXHNV cũng phải gắn với mục tiêu giáo dục nhân cách HV trong hoạt động quân sự. Đây vừa là điểm khác biệt trong việc đánh giá kết quả học tập của HV với sinh viên, vừa thể hiện tính yêu cầu cao của dạy học KHXHNV trong môi trường quân sự.
60
Ba là, tác động từ hệ thống quy chế, quy định thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên
Hệ thống quy chế, quy định trong giáo dục đào tạo nói chung, trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nói riêng chi phối mọi hành động của các lực lượng tham gia vào hoạt động đánh giá. Sự tác động ấy được thể hiện trong các khâu cụ thể đó là:
Tác động trong khâu ra đề thi, qui chế, qui định đã xác định rất cụ thể về tính chất, mức độ, số lượng quy trình sử dụng một đề thi. Những nội dung trong qui chế, qui định sẽ tạo điều kiện để đội ngũ GV, các lực lượng tham gia dẽ dàng thực hiện nhiệm vụ chức trách. Tuy nhiên xem xét ở góc độ khác chính từ những qui chế, qui định cụ thể đó khi vận dụng trong các môn KHXHNV sẽ khó phát huy được sự linh hoạt, sức sáng tạo của những người ra đề; mặt khác để có những đề thi tốt còn tùy thuộc rất lớn vào trình độ năng lực của những người ra đề và trình độ quản lý của các cấp quản lý.
Tác động trong khâu coi, chấm thi; đây là hai khâu quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động đánh giá. Quá trình tổ chức quản lý giáo dục đào tạo ở các trường ĐHQS các hoạt động coi thi, chấm thi được tiến hành khá chặt chẽ thể hiện cụ thể trong hệ thống qui chế giáo dục đào tạo như: số lượng cán bộ coi thi, chức trách, nhiệm vụ cán bộ coi thi, phương pháp điều hành và nhiệm vụ cụ thể với từng cán bộ coi thi, cách thức xử lý các tình huống trong coi thi. Với sự đồng bộ, khoa học trong qui chế và sự nghiêm minh của kỷ luật quân đội đã tạo ra sự chặt chẽ nghiêm túc trong coi, chấm thi các môn KHXHNV ở các trường ĐHQS. Tuy nhiên bối cảnh đổi mới đánh giá kết quả học tập hiện nay đang chuyển trọng tâm từ đánh giá kiến thức sang coi trọng đánh giá năng lực do đó khâu coi, chấm thi sẽ có nhiều thay đổi.
Tác động từ thang đo, mức độ đánh giá, đánh giá bằng điểm số, đánh giá theo thang điểm 10 đang được sử dụng khá phổ biến trong dạy học các môn KHXHNV ở các trường ĐHQS. Mức độ đánh giá cơ bản vẫn chia thành hai loại (đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu). Biểu điểm trong đánh giá vẫn ưu tiên hơn cho phần trình bày và phân tích nội dung, những qui định này là phù hợp với thực tiễn giáo dục đào tạo thời gian qua, song đứng trước yêu cầu coi
61
trọng năng lực HV theo mục tiêu yêu cầu đào tạo đã đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV ở các trường ĐHQS.
Bốn là, tác động từ các chủ thể quản lý
Các chủ thể quản lý, những người quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động đánh giá. Đánh giá kết quả học tập của HV chịu sự tác động của nhiều yếu tố, song tất cả các yếu tố đó đều được biểu hiện và được thực hiện thông qua các chủ thể quản lý. Do đó chất lượng hiệu quả hoạt động đánh giá đạt mức độ nào đều tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực, nhận thức và hành động của các chủ thể quản lý.
Với các chủ thể quản lý giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo việc xác định những chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đánh giá đúng đắn kịp thời; việc thiết lập hệ thống tổ chức và chỉ đạo thực hiện của các tập thể, cá nhân; việc kiểm tra, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm; xây dựng và thực hiện văn hóa đánh giá kết quả học tập... vừa là yêu cầu vừa là động lực để thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả tốt.
Các chủ thể quản lý trung gian giữ vai trò hướng dẫn thực hiện, những người tham mưu giúp các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ thông qua các công cụ quản lý như quy chế, quy định, văn bản hướng dẫn...do đó những vấn đề như năng lực hướng dẫn chỉ đạo;
việc xây dựng đội ngũ chuyên gia; việc thiết kế quản lý các công cụ đo lường, tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá... là những vấn đề cần có những giải pháp đồng bộ, tác động trực tiếp hoạt động và hiệu quả đánh giá.
Các chủ thể trực tiếp tiến hành các hoạt động đánh giá, tính khách quan, chính xác, công minh được thực hiện như thế nào phụ thuộc rất lớn vào các chủ thể này. Khi nhận thức, động cơ, trách nhiệm của mọi người được đề cao, trình độ, năng lực và kinh nghiệm được phát huy thì các biểu hiện tiêu cực được đẩy lùi và ngược lại.
Tóm lại Những tác động trên đây bao gồm cả những tác động tích cực, thuận chiều và cả những tác động tiêu cực cản trở đến hoạt động quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS. Chúng đòi hỏi sự nỗ lực cao của các lực lượng tham gia cần phải tính đến trong quá trình quản lý sư phạm.
62
Kết luận chương 1
Hiện nay còn nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá kết quả học tập của HV, song dựa vào phương pháp luận khoa học QLGD và đặc điểm đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu yêu cầu đào tạo của HV quân sự có thể quan niệm:
Đánh giá kết quả học tập của HV ở các trường ĐHQS là quá trình hình thành những nhận định, phán xét về kết quả học tập dựa trên sự phân tích những thông tin thu được từ phía người học đối chiếu với các tiêu chuẩn, tiêu chí theo mục tiêu yêu cầu đào tạo đã xác định.
Quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS là hoạt động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý, thông qua hệ thống những tác động của các công cụ quản lý đến toàn bộ quá trình học tập các môn KHXHNV của HV nhằm đảm bảo cho quá trình đánh giá kết quả học tập diễn ra khách quan, trung thực, chính xác, tin cậy, hiệu quả góp phần hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở các nhà trường.
Quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS có nhiều cách tiếp cận khác nhau như: tiếp cận quá trình, tiếp cận chức năng, tiếp cận hệ thống, tiếp cận phức hợp, tiếp cận văn hoá quản lý... song luận án lựa chọn và sử dụng cách tiếp cận chức năng quản lý và tiếp cận phức hợp để giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn.
Quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS với tư cách là một hoạt động vì vậy nó luôn chịu sự chi phối bởi các yếu tố tác động như chủ trương và mục tiêu yêu cầu đào tạo; chủ trương quan điểm đổi mới kiểm tra đánh giá; những tác động từ mối quan hệ thầy trò và sự tác động của dư luận xã hội... các yếu tố tác động này diễn ra thường xuyên, liên tục vừa chỉ dẫn vừa điều chỉnh hành động của chủ thể và đối tượng quản lý giúp cho mục tiêu quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS được thực hiện tốt.
63 Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN CỦA HỌC VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ
2.1. Xu hướng trong đánh giá kết quả học tập khoa học xã hội nhân văn của học viên
Một là, chỉ đạo chuyển trọng tâm từ đánh giá nhận thức sang trọng tâm đánh giá kĩ năng, năng lực người học.
Theo cách đánh giá truyền thống, người thầy quan tâm nhiều vào nhận thức của người học ít quan tâm tới kĩ năng của họ. Hướng đánh giá mới theo Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 xác định: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học... đây có thể coi là một xu hướng trong đánh giá kết quả học tập của HV.
Nội dung đánh giá kĩ năng, năng lực của người học là đánh giá các năng lực nhận thức và những kĩ năng xã hội, năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo.
Nghĩa là, đánh giá không chỉ yêu cầu HV nhắc lại mà yêu cầu họ phát triển các năng lực học tập, năng lực xây dựng và ứng dụng kiến thức ở mức độ cao. Điều này có nghĩa là phải đánh giá HV theo chiều sâu. Như vậy đánh giá kĩ năng, năng lực của HV không chỉ đánh giá kiến thức trong nhà trường mà các kiến thức phải được liên hệ với thực tế, phải gắn với bối cảnh hoạt động và phải có sự vận dụng sáng tạo các kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn học tập, công tác.
Hai là, áp dụng cơ chế đánh giá đa chiều
Theo phương pháp đánh giá cũ, việc đánh giá kết quả học tập của người học thường được diễn ra một chiều, nghĩa là GV tiến hành toàn bộ hoạt động đánh giá kết quả học tập của HV từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng; GV vừa là người dạy vừa là người đánh giá. Chiến lược phát triển giáo dục 2012 - 2020 đã xác định: thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, GV tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp
64
trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục... cơ chế này coi trọng việc kết hợp nhiều chủ thể đánh giá.
Tác dụng của việc đánh giá đa chiều, giúp cho hoạt động đánh giá toàn vẹn hơn, kết quả đánh giá có độ tin cậy cao hơn, hoạt động đánh giá có nhiều thông tin phản hồi, tạo cơ hội giao lưu học hỏi giúp đỡ lẫn nhau giữa các lực lượng tham gia vào đánh giá, tạo bầu không khí thi đua, phấn đấu vươn lên trong tập thể. Hình thức đánh giá đa chiều này đã cho ra nhiều câu trả lời đúng thay vì chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất từ phía GV và điều quan trọng hơn nữa là kết quả đánh giá (hay các minh chứng đánh giá) được dựa trên sự đa dạng của các nguồn thông tin, vì vậy nó rất tin cậy đối với kết quả đánh giá.
Ba là, chỉ đạo hoạt động đánh giá định kì sang đánh giá quá trình và đánh giá thường xuyên
Trước đây việc đánh giá trong từng học phần, môn học được xác định cụ thể bằng việc tổ chức kiểm tra điều kiện một lần và thi kết thúc học phần.
Điểm thi kết thúc học phần là cơ sở xác nhận kết quả học tập của HV trong môn học đó. Hiện nay xu hướng đánh giá người học được tiến hành trong suốt quá trình học tập (hay còn gọi là đánh giá thường xuyên) được nhiều trường ĐHQS coi trọng. Việc đánh giá kết quả học tập của HV được diễn ra trong các hình thức tổ chức dạy học bao gồm: Xêmina, thảo luận, tập bài, kiểm tra học trình, tiểu luận, thu hoạch, thi kết thúc học phần. Các hình thức đó được đánh giá theo các hệ số khác nhau, trong đó thi kết thúc học phần được tính hệ số cao nhất. Việc đánh giá thường xuyên này đã mang lại nhiều kết quả tốt, người học có ý thức học tập mọi lúc, không còn hiện tượng lười học, ngại suy nghĩ; kết quả đánh giá có tính toàn diện hơn, các vấn đề tiêu cực trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được hạn chế, áp lực trong học tập, thi cử của người học cũng được giảm bớt.
Bốn là, chỉ đạo đánh giá kết quả học tập với đánh giá thái độ, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá thái độ của HV là một loại đánh giá khó khăn phức tạp so với đánh giá nhận thức, kĩ năng. Những biểu hiện của thái độ HV được thể hiện ra bên