Chương 4 KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM
4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Mục đích khảo nghiệm, nhằm kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, thông qua trưng cầu ý kiến, để từ đó hoàn thiện các biện pháp đã đề xuất cho phù hợp với thực tiễn quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS hiện nay.
Nội dung khảo nghiệm, khảo sát về tính cần thiết của 5 biện pháp đã đề xuất trong luận án, với các mức độ đánh giá: Cần thiết; Ít cần thiết; Không cần thiết. Đánh giá tính khả thi của 5 biện pháp được đề xuất trong luận án, theo các mức độ đánh giá: Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi.
Phương pháp khảo nghiệm, Luận án đã tiến hành khảo nghiệm thông qua việc trưng cầu ý kiến của các đối tượng: cán bộ quản lý; GV trực tiếp giảng dạy các môn KHXHNV và HV đang học tập tại Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Lục quân 1 với số lượng 285 khách thể khảo sát. Đây là những lực lượng liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS.
Quy trình khảo nghiệm, để tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, phiếu trưng cầu ý kiến được trình bày theo hai nội dung là tính cần thiết, tính khả thi; Mỗi nội dung được thực hiện đánh giá theo ba mức độ từ cao đến thấp và được lượng hóa bằng điểm số:
125
- Tính cần thiết: Cần thiết (3đ), ít cần thiết (2đ), không cần thiết (1đ).
- Tính khả thi: Khả thi (3đ), ít khả thi (2đ), không khả thi (1đ).
Sau khi nhận kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích xử lý số liệu trên bảng thống kê, tính điểm trung bình của các biện pháp đã được khảo sát, xếp hạng theo mức độ, từ đó nhận xét đánh giá và rút ra kết luận định tính.
Trong tổ chức khảo nghiệm chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp điều tra bằng phiếu; trao đổi, toạ đàm trực tiếp; xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê.
4.1.2. Kết quả khảo nghiệm
* Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi, hệ số tương quan giữa các biện pháp qua khảo nghiệm
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý
TT Biện pháp quản lý
Cần thiết Ít cần
thiết Không
cần thiết Trung bình
Thứ bậc
SL % SL % SL %
1
Quản lý mục tiêu và kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
243 85.26 25 8.77 17 6.07 2.79 3
2
Xây dựng tiêu chí và công cụ đo lường trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
232 81.40 41 14.39 12 4.21 2.77 4
3
Quản lý quy trình đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
258 90.52 27 9.48 0 0 2.90 1
4
Quản lý thông tin trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
222 77.89 52 18.26 11 3.85 2.74 5
5
Xây dựng văn hóa trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
250 87.71 15 5.28 20 7.01 2.80 2
Tổng (X ) = 2.80
126
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp quản lý
Khả thi Ít khả thi Không khả thi
Trung bình
Thứ bậc
SL % SL % SL %
1
Quản lý mục tiêu và kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
240 84.21 33 11.57 12 4.22 2.80 2
2
Xây dựng tiêu chí và công cụ đo lường trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
233 81.75 43 15.10 9 3.15 2.78 3
3
Quản lý quy trình đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
259 90.87 26 9.13 0 0 2.90 1
4
Quản lý thông tin trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
213 74.73 64 22.47 8 2.80 2.71 4
5
Xây dựng văn hóa trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
201 70.52 54 18.95 30 10.53 2.52 5 Tổng (X ) = 2.74
Bảng 4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất
STT Biện pháp quản lý
Tính cần thiết Tính khả thi
∑ X
Thứ
bậc ∑ X
Thứ bậc
1 Biện pháp 1 243 2.79 3 240 2.80 2
2 Biện pháp 2 232 2.77 4 233 2.78 3
3 Biện pháp 3 258 2.90 1 259 2.90 1
4 Biện pháp 4 222 2.74 5 213 2.71 4
5 Biện pháp 5 250 2.80 2 201 2.52 5
127
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
BP1 BP2 BP3 BP4 BP5
Cần thiết Khả thi
Biểu đồ 4.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
* Nhận xét về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý qua khảo nghiệm
Qua tổng hợp đánh giá về kết quả tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy, các ý kiến đánh giá rất cao với tính cần thiết X = 2.80 và tính khả thi X = 2.74 so với Xmax = 3.00 là tương đối cao. Có 5/5 biện pháp quản lý có
X > 2.5 là có thể chấp nhận. Các biện pháp được đưa ra là phù hợp, cần thiết và khả thi với điều kiện quản lý đánh giá kết quả học tập ở ĐHQS. Cụ thể với từng biện pháp:
128
Biện pháp 1: Quản lý mục tiêu và kế hoạch đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
Bảng 4.4. Tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 1
Biểu đồ 4.2. Tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 1 Qua kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp 1 được thể hiện cụ thể ở (phụ lục 10) và ở bảng 4.3. cho thấy, tính cần thiết được đánh giá với điểm trung bình chung (X ) = 2.79; tính khả thi, điểm trung bình chung (X ) = 2.80. Tính cần thiết xếp thứ hạng 3; tính khả thi xếp thứ hạng 2. Như vậy, ở biện pháp này tính cần thiết được đánh giá thấp hơn tính khả thi. Với 243/285 khách thể được khảo sát (85.26%) cho rằng, biện pháp này cần thiết. Sở dĩ có sự đánh giá như trên là do các đối tượng điều tra nhận thấy, thực tiễn đánh giá kết quả học tập KHXHNV thì mục tiêu và kế hoạch đánh giá là những hoạt động chủ động của nhà quản lý; trước khi các hoạt động đánh giá diễn ra thì các mục tiêu và kế hoạch đã được các nhà quản lý xác lập. Do vậy đây là biện pháp vừa có tính cần thiết vừa có tính khả thi. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn còn 45 khách thể khảo sát (15.79%) được hỏi ý kiến cho rằng ít và không khả thi khi triển khai trong thực tế bởi quản lý mục tiêu đánh giá kết quả học tập là khái niệm còn mang nhiều yếu tố định tính rất khó để quản lý, do đó muốn có được kết quả đánh giá chính xác cần xác định được những nội dung quản lý cụ thể.
Mức độ
Điểm X Thứ
3 2 1 bậc Cần
thiết
243 25 17 2.79 3
Khả thi
240 33 12 2.80 2
83.6 83.8 84 84.2 84.4 84.6 84.8 85 85.2 85.4
Cần thiết Khả thi
129
Biện pháp 2: Xây dựng tiêu chí và công cụ đo lường trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
Mức độ
Điểm X Thứ
3 2 1 bậc Cần
thiết
232 41 12 2.77 4
Khả thi
233 43 9 2.78 3
81.2 81.3 81.4 81.5 81.6 81.7 81.8
Cần thiết Khả thi
Bảng 4.5. Tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 2
Biểu đồ 4.3. Tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 2 Ở biện pháp này, tính cần thiết xếp thứ hạng 4 và tính khả thi xếp thứ hạng 3. Đây là biện pháp khảo sát có độ lệch chuẩn thấp, hệ số lệch chuẩn Std (Deviation) là 48187 trong hệ thống các biện pháp. Tính cần thiết được đánh giá với điểm trung bình (X ) = 2.77; tính khả thi, điểm trung bình chung là (X) = 2.78. Từ những chỉ báo trên cho thấy, các nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện mà biện pháp 2 xác định là có căn cứ, có thể áp dụng và triển khai trong thực tiễn quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS. Tuy nhiên, biện pháp này có 12/285 khách thể khảo sát (4.21%) cho rằng không cần thiết; 9/285 khách thể khảo sát (3.15%) cho rằng không khả thi (bảng 4.5). Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng, các ý kiến còn băn khoăn khi các tiêu chí được xác định trong biện pháp còn mang nhiều yếu tố định tính, đặc biệt là nhóm tiêu chí về thái độ, rất khó để lượng hoá về điểm số giỏi, khá, đạt, không đạt... để đánh giá nội dung đó.
130
Biện pháp 3: Quản lý quy trình đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV Mức
độ
Điểm X Thứ
3 2 1 bậc Cần
thiết
258 27 0 2.90 1
Khả thi
259 26 0 2.90 1
90.3 90.4 90.5 90.6 90.7 90.8 90.9
Cần thiết Khả thi
Bảng 4.6. Tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 3
Biểu đồ 4.4. Tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 3 Đây là biện pháp qua khảo sát cho thấy tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận, các nội dung được xác định trong biện pháp vừa có tính cần thiết vừa có tính khả thi cao. Các chỉ số thông qua khảo sát cho thấy, tính cần thiết và tính khả thi được đánh giá điểm trung bình chung (X) = 2.90; thứ bậc cả hai đều xếp thứ 1. Tuyệt đại đa số ý kiến được hỏi 258/285 = 90.52% số người được hỏi cho rằng biện pháp này cần thiết vì họ cho rằng, khâu yếu nhất trong quản lý đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV các trường ĐHQS hiện nay là chưa quản lý tốt quy trình đánh giá, do đó quản lý tốt quy trình đánh giá sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đánh giá kết quả học tập của HV (bảng 4.6). Vì vậy, đây là biện pháp để tháo gỡ những hạn chế bất cập trong quản lý đánh giá hiện nay.
Có 259/285 số người được hỏi ý kiến (90.87%) cho rằng, biện pháp này có tính khả thi cao hơn so với tính cần thiết là do biện pháp đã bám sát đặc điểm hoạt động đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS để xác định các khâu bước trong quy trình đánh giá, khắc phục được hạn chế, bất cập trong quản lý đánh giá kết quả học tập của HV hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn một số ít được hỏi ý kiến (sự cần thiết chiếm 9.48% và tính khả thi chiếm 9.43%) còn
131
băn khoăn, hoài nghi về tính cần thiết và tính khả thi. Họ cho rằng một số khâu bước trong quy trình đánh giá đặt ra những yêu cầu quá cao với các lực lượng tham gia đánh giá (bảng 4.6).
Biện pháp 4: quản lý thông tin trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
Mức độ
Điểm X Thứ
bậc 3 2 1
Cần thiết
222 52 11 2.74 5
Khả thi
213 64 8 2.71 4
208 210 212 214 216 218 220 222
Cần thiết Khả thi
Bảng 4.7. Tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 4
Biểu đồ 4.5. Tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 4 Trong biện pháp này, tính cần thiết được đánh giá với điểm trung bình chung (X ) = 2.74; tính khả thi điểm trung bình chung (X ) = 2.71. Như vậy, tính cần thiết được đánh giá cao hơn tính khả thi, điều đó cho thấy biện pháp được đề xuất là rất cần thiết nhưng để áp dụng vào thực tế thì tính khả thi sẽ khó đạt được như mong muốn. Các ý kiến được hỏi cơ bản thừa nhận sự quan trọng của thông tin trong quản lý đánh giá kết quả học tập, thông tin được coi là phương tiện của nhà quản lý và hoạt động quản lý, nắm và quản lý tốt thông tin là yếu tố cần thiết trong quản lý.
Tuy nhiên có 73/285 = 25.27% số người được hỏi ý kiến cho rằng biện pháp này ít và không khả thi, họ cho rằng thông tin là cần thiết cho nhà quản lý, song nhà quản lý còn rất nhiều vấn đề khác phải quan tâm để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý đánh giá kết quả học tập của HV, mặt khác thông tin là phương tiện trong quản lý, do đó không nên tách biệt quản lý thông tin trong đánh giá thành một biện pháp độc lập (bảng 4.7).
132
Biện pháp 5: Xây dựng văn hoá trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV
Mức độ
Điểm X Thứ
3 2 1 bậc Cần
thiết
250 15 20 2.80 2
Khả thi
201 54 30 2.52 5
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Cần thiết Khả thi
Bảng 4.8. Tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 5
Biểu đồ 4.6. Tính cần thiết và tính khả thi biện pháp quản lý 5 Đây là biện pháp khảo sát mà tính khả thi thấp hơn tính cần thiết. Điểm trung bình chung của tính cần thiết (X p) = 2.80; Điểm trung bình chung của tính khả thi (X ) = 2.52. Thứ bậc của tính cần thiết là 2, thứ bậc của tính khả thi là 5. Lí giải cho vấn đề này, qua tìm hiểu chúng tôi được biết. Xây dựng được văn hoá trong đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS trong xu thế đổi mới đánh giá kết quả học tập, chuyển từ phương pháp đánh giá cũ (coi trọng đánh giá kiến thức của người học) sang phương pháp đánh giá mới (coi trọng kỹ năng, năng lực của người học) là vấn đề có tính cấp thiết cả lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, tính khả thi của biện pháp này là không cao, bởi lẽ thay đổi thói quen, nếp nghĩ, cách làm của các chủ thể quản lý là một điều không dễ, cần phải có thời gian hoặc chỉ đến khi nào văn hoá thấm sâu vào nếp nghĩ, việc làm của các lực lượng tham gia vào hoạt động đánh giá thì mới đảm bảo vững chắc cho những yêu cầu về tính khách quan, độ chính xác, tính trung thực trong đánh giá. Tuy nhiên vẫn có 201/285 khách thể khảo sát chiếm tỉ lệ 70.52 % cho rằng biện pháp này có tính khả thi, những đánh giá trên là có căn cứ, bởi vì theo họ các nội dung, cách thức thực hiện được xác định rất cụ thể, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và yêu cầu về phẩm chất, nhân cách với từng đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập KHXHNV của HV ở các trường ĐHQS (bảng 4.8).
133
Như vậy, các ý kiến đánh giá đều cơ bản thống nhất với 5 biện pháp được đề xuất trong luận án. Biện pháp có điểm trung bình trung cao nhất về tính cần thiết và tính khả thi là biện pháp 3 với điểm trung bình chung đều là (X) = 2.90 (so với điểm tối đa là 3.00), biện pháp có điểm trung bình chung thấp nhất về tính cần thiết là biện pháp 4, với điểm trung bình chung là (X ) = 2.74, tính khả thi thấp nhất là biện pháp 5 với điểm trung bình chung là (X ) = 2.52.
2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9
BP1 BP2 BP3 BP4 BP5
Sự cần thiết Tính khả thi
Biểu đồ 4.7. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất chúng tôi áp dụng công thức tính hệ số tương quan Peasson để tính toán:
)]
( ][
) (
[
. .
.
2 2
2 2
2 xi n yi yi
xi n
yi xi
yi xi r n
Trong đó :
xi và yi - là các giá trị biến phân của 2 chuỗi biến phân n - là tổng số phần tử xem xét
r - là hệ số tương quan
Thay số vào để tính ta được hệ số tương quan r = 0.78
Theo công thức tính hệ số tương quan Peasson cho thấy, nếu kết quả r lớn hơn không (0) thì tương quan đó dương tính (đồng biến); nếu kết quả r
134
nhỏ hơn không (0) thì tương quan đó âm tính (tương quan nghịch); r càng gần giá trị 1 quan hệ tương quan càng chặt; r càng xa 1 gần 0 quan hệ tương quan lỏng. Với kết quả tính toán của khảo nghiệm là 0.78 cho phép kết luận tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà luận án đề xuất là thuận và chặt đồng nghĩa với việc các biện pháp được đề xuất trong luận án vừa có tính cần thiết vừa có tính khả thi. Để kiểm chứng kết quả tính toán, luận án đã sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 (Kết quả tính toán được trình bày cụ thể trong phụ lục 12).