Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC KHÁI NIỆM THUỘC CHỦ ĐỀ PHÂN SỐ Ở LỚP 4
1.1. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy khái niệm thuộc chủ đề phân số ở lớp 4
1.1.2. Đặc điểm của học sinh lớp 4
Tƣ duy của học sinh tiểu học là vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Về đặc điểm tƣ duy của học sinh cuối bậc tiểu học, phần lớn học sinh đã biết khái quát trên những cơ sở, những biểu tượng đã tích lũy trước đây thông qua sự phân tích tổng hợp bằng trí tuệ. Vai trò của tƣ duy trực quan – hình tƣợng dần dần nhường chỗ cho kiểu tư duy ngôn ngữ.
Cụ thể: Giai đoạn 4-5 tuổi (tuổi trước khi đến trường): ở trẻ đã hình thành thao tác logic của tƣ duy. Trẻ dần hình thành công cụ nhận thức mới: từ tƣ duy hình động trực tiếp bên ngoài chuyển thành tƣ duy bên trong. Các hành động lúc đầu còn
rời rạc dần dần kết hợp thành hệ thống, đƣợc thực hiện theo 2 chiều thuận nghịch.
Đó chính là thao tác logic tổng quát của tƣ duy.
Giai đoạn 6-11 tuổi: đây là giai đoạn phát triển mới của tƣ duy – giai đoạn tƣ duy cụ thể. Ở lứa tuổi này, nhận thức đã có nhiều tiến bộ so với lứa tuổi trước nhƣng vẫn còn những hạn chế. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật, sự kiện bên ngoài còn là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tƣ duy. Các thao tác tƣ duy còn dựa trực tiếp vào các đồ vật, chƣa tác động tốt đến lời nói và các giả thuyết bằng lời. Sự tiến bộ là các thao tác tƣ duy đã liên kết với nhau tạo thành tổng thể nhưng chưa hoàn toàn tổng quát, mặc dù vậy bước đầu chúng đã gắn bó với nhau bằng tính thuận nghịch. Học sinh có khả năng nhận thức về cái bất biến và hình thành khái niệm bảo toàn, tư duy có bước tiến rất quan trọng, phân biệt được định tính và định lƣợng – điều kiện ban đầu cần thiết để hình thành khái niệm “số”.
Tuy nhiên hạn chế của tƣ duy ở giai đoạn này là việc tổ hợp các thao tác mới đƣợc thực hiện dần dần, với từng bộ phận, trẻ chƣa hình dung đƣợc một lúc toàn bộ các tổ hợp có thể có, vì vậy yếu tố mò mẫm vẫn có vai trò quan trọng trong nhận thức.
Giai đoạn 10-11 tuổi, các em đã đạt đƣợc trình độ nhất định về lĩnh vực nhận thức không gian nhƣ phối hợp cách nhìn một hình hộp từ các phía khác nhau, nhận thức đƣợc các quan hệ giữa các hình với nhau, các quan hệ trong nội bộ một hình.
Học sinh tiểu học bước đầu có khả năng thực hiện phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa – khái quát hóa và những hình thức đơn giản của sự suy luận, phán đoán.
Ở học sinh tiểu học, phân tích và tổng hợp phát triển không đồng đều, tổng hợp có khi không đúng hoặc không đầy đủ dẫn đến khái quát sai trong hình thành khái niệm. Các khái niệm toán học đƣợc hình thành qua trừu tƣợng hóa và khái quát hóa nhƣng không chỉ dựa vào tri giác bởi khái niệm toán học mà còn là kết quả của thao tác tƣ duy đặc thù. Có hai dạng trừu tƣợng hóa: sự trừu tƣợng hóa từ các đồ vật, hiện tƣợng cảm tính và sự trừu tƣợng hóa từ các hành động. Khi thực hiện trừu tƣợng hóa nhằm rút ra các dấu hiệu bản chất.
Nhận xét về thao tác tƣ duy của học sinh tiểu học thì tác giả Nguyễn Kế Hào đã cho rằng, đối với học sinh tiểu học, kĩ năng phân biệt các dấu hiệu bản chất và tách các dấu hiệu bản chất đó ra khỏi sự vật và hiện tƣợng mà chúng ẩn tàng trong đó là một phẩm chất tƣ duy không dễ dàng có đƣợc ngay. Vì đối với học sinh tiểu học tri giác phát triển sớm hơn và tri giác trước hết là nhận biết dấu hiệu bên ngoài mà dấu hiệu này chƣa chắc là bản chất của sự vật, hiện tƣợng đang đƣợc xem xét.
Đó là nguyên nhân của những khó khăn, những khuyết điểm của học sinh tiểu học
trong quá trình lĩnh hội khái niệm. Ông nhận xét: “Đến cuối bậc tiểu học, các em có thể phân tích đối tƣợng mà không cần đến những hành động trực tiếp của đối tƣợng, các em có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ.
Tác giả Bùi Văn Huệ cho rằng, đặc điểm nổi bật trong tƣ duy của học sinh tiểu học là việc chuyển từ tính trực quan cụ thể sang trừu tƣợng khái quát. Học sinh lớp 4 đã tìm ra biết tìm ra sự giống và khác nhau khi so sánh nhưng các em thường hoặc chỉ tìm ra sự giống nhau ở các đối tƣợng đã quen thuộc hoặc chỉ tìm ra sự khác nhau ở các đối tƣợng lạ.
Dựa vào đặc điểm tƣ duy đó của học sinh lớp 4 mà ta cần áp dụng PPDH PH và GQVĐ vào dạy học cho học sinh.
* Đặc điểm ngôn ngữ
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 đã bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 4, 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ em có khả năng tự học, tự đọc, tự nhận thức về thế giới xung quanh và tự hoàn thiện bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lí tính của trẻ . Nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và đƣợc biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá đƣợc sự phát triển trí tuệ của trẻ.
* Đặc điểm trí nhớ
Ở học sinh tiểu học, trí nhớ trực quan hình tƣợng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ từ ngữ lôgic.
Giai đoạn lớp 1,2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chƣa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa. Chƣa biết dựa vào các đặc điểm để ghi nhớ, chƣa biết cách để khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ dữ liệu.
Giai đoan 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí, tình cảm hay hứng thú của các em.
Từ đó đặt ra yêu cầu với nhà giáo dục giúp các em biết khái quát hơn và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung ghi nhớ cần phải đơn giản, dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt hình thành ở các em tâm lí hứng thú, vui vẻ ghi nhớ kiến thức.
* Đặc điểm chú ý
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định ở các em còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế, chú ý không chủ định chiếm ƣu thế. Sự chú ý của học sinh tiểu học còn phân tán, dễ bị lôi cuốn vào các trực quan, gợi cảm, thường hướng ra bên ngoài, vào hành động, chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy.Trẻ lúc này chỉ quan tâm, chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, có nhiều tranh ảnh, trò chơi,… . Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chƣa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Đối với học sinh lớp 4 thì trẻ dần dần hình thành đƣợc kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định dần hình thành và chiếm ƣu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý trí trong hoạt động học tập nhƣ học thuộc một bài thơ hay các công thức toán học, một bài hát dài,… Trong sự chú ý của trẻ đã xuất hiện giới hạn các yếu tố thời gian, trẻ đã định lƣợng đƣợc khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc đúng thời gian quy định.
Dựa vào các đặc điểm tâm lý trên của học sinh lớp 4, ta sẽ có những định hướng cụ thể trong dạy học cho học sinh. Nhằm tạo được sự chú ý ở các em, phát huy trí tưởng tượng, ngôn ngữ cũng được phát triển hoàn thiện hơn, giúp các em nhớ bài tốt hơn, có ý thức rèn luyện, làm việc có kế hoạch. Để đạt đƣợc điều đó thì ta cần vận dụng phương pháp dạy học phù hợp, một trong số những phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao đó chính là PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề.