Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC KHÁI NIỆM THUỘC CHỦ ĐỀ PHÂN SỐ Ở LỚP 4
2.1. Biện pháp 1: Hiểu lý luận về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
2.1.1. Cơ sở của biện pháp
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đứng trước sự bất cập với sự phát triển của xã hội. Hướng giải quyết cho những vấn đề này là đổi mới phương pháp dạy học, sách giáo khoa, các phương tiện, hình thức dạy học, … Giáo viên cần linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học. Trước hết là ở khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học, việc sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, thu hút học sinh, các phương pháp dạy học đa dạng phối hợp hợp lí, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Đặc biệt là ở các bài học có nội dung phức tạp hơn thì phương pháp dạy học này càng có vai trò quan trọng, giúp cho Hs hứng thú với môn học, Hs đƣợc tự mình khám phá tri thức, tìm tòi cái mới một cách chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo, giúp Hs ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Từ đó, kết quả học tập nâng cao hơn. Phân số là mảng kiến thức mới và tương đối trừu tượng đối với Hs tiểu học, vì vậy việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học phân số là rất cần thiết. Vậy muốn vận dụng tốt thì ta phải hiểu về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
2.1.2. Nội dung biện pháp
Nội dung của giải pháp bao gồm việc tìm hiểu các khái niệm, đặc điểm, khả năng vận dụng của phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
* Khái niệm vấn đề:
Trong dạy học ở tiểu học, ta có thể xem vấn đề là một câu hỏi mà HS cần trả lời, hoặc là một nhiệm vụ mà HS phải thực hiện, nhƣng HS không dễ dàng trả lời ngay câu hỏi hoặc thực hiện đƣợc ngay nhiệm vụ mà phải suy nghĩ, vƣợt qua khó khăn để huy động, tìm kiếm kiến thức, tìm kiếm PP mới giải quyết đƣợc.
* Khái niệm
- Tình huống có vấn đề:
Trong dạy học, ta có thể coi tình huống có vấn đề là tình huống đƣợc đặt ra trong đó khi HS hoạt động tác động tương tác với các đối tượng trong môi trường học tập sẽ phát hiện ra vấn đề cần giải quyết.
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là tổ chức tạo ra tình huống có chứa đựng vấn đề (toán học). Trong quá trình hoạt động, HS sẽ phát hiện ra vấn đề, có nguyện vọng giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề đó bằng sự cố gắng trí lực, nhờ đó nâng cao một bước trình độ kiến thức, kĩ năng và tư duy.
Chú ý:
- Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, Gv đƣa ra tình huống có vấn đề tổ chức cho Hs hoạt động, phát hiện vấn đề.
- Vấn đề mà Hs thấy cần giải quyết, mong giải quyết nó nhƣng không thể giải quyết ngay đƣợc, để giải quyết đƣợc vấn đề, Hs phải vƣợt qua khó khăn hàm chứa trong vấn đề đó bằng sự cố gắng của mình, từ đó Hs sẽ giải quyết vấn đề đặt ra.
- Khi giải quyết vấn đề, Hs đạt đƣợc những tri thức và kĩ năng mới.
- Tính “có vấn đề” đƣợc phản ánh trong mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể cá nhân Hs với tình huống giải quyết. Với Hs này tình huống đặt ra có thể chứa đựng vấn đề, nhƣng với Hs khác thì nó quá dễ, “không có vấn đề”. Với Hs này là vấn đề lớn nhƣng với Hs khác thì là vấn đề nhỏ. Có loại bài tập mà học sinh gặp lần đầu tiên sẽ thấy “có vấn đề” nhƣng sau đó khi gặp lại thì việc giải bài tập này
“không còn là vấn đề nữa”.
* Đặc điểm
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề là một mục tiêu giáo dục ở tiểu học:
Mục tiêu dạy học là đào tạo Hs trở thành người lao động sáng tạo. Người lao động luôn phải giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Các vấn đề nảy sinh trong các lĩnh vực khác nhau: kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống,… Dạy học toán không chỉ là dạy tri thức và kĩ năng toán học, mà còn hình thành và phát triển ở Hs năng lực giải quyết vấn đề, vì vậy dạy học giải quyết vấn đề là một định hướng xuyên suốt quá trình dạy học toán từ Tiểu học đến Trung học phổ thông.
* Mức độ vận dụng ở Tiểu học: Do đặc điểm của Hs tiểu học,các vấn đề được hướng tới là những vấn đề đơn giản (để giải quyết nó không cần tới một quá trình suy luận dài, phức tạp). Phần lớn các vấn đề đƣợc phát hiện và đƣợc giải quyết trên cơ sở dựa vào trực quan (thông qua quan sát các số, các hình ảnh thực, thông qua việc thử nghiệm với các trường hợp cụ thể để rút ra các kết luận khái quát) nên việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề được sử dụng thường xuyên trong các tiết học ở tất cả các môn học.
2.1.3. Cách thực hiện
GV cần nắm vững trình độ của HS lớp mình nhƣ: giỏi, khá, trung bình, kém.
Nắm chắc về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề và cách vận dụng phương pháp vào dạy học để đạt hiệu quả cao nhất.
- Trong quá trình dạy học hình thành một đơn vị kiến thức, kĩ năng nào đó, chúng ta quan tâm tới 3 giai đoạn: trước khi dạy, trong khi dạy và sau khi dạy.
Trước khi dạy:
GV: + Chuẩn bị các kiến thức gần gũi cần thiết cho HS
+ Xây dựng tình huống, xác định đối tƣợng và cách thức tổ chức dạy học.
+ Chuẩn bị các phương tiện đồ dùng dạy học.
Trong khi dạy:
+ Tổ chức triển khai kế hoạch dạy học, xử lí các tình huống nảy sinh.
+ Tổ chức triển khai tình huống có vấn đề.
+ Tổ chức hoạt động của Hs nhằm phát hiện vấn đề gợi động cơ giải quyết vấn đề cho Hs.
+ Tổ chức các hình thức học tập: cá nhân, nhóm, đồng loạt để giải quyết vấn đề. Hoạt động phân hóa của GV trong tổ chức HS giải quyết vấn đề. Can thiệp thích hợp của GV vào hoạt động của các đối tƣợng HS.
+ Tổ chức thảo luận về giải pháp giải quyết vấn đề.
+ Phân tích lời giải đƣa ra tri thức mới.
Sau khi dạy:
+ Củng cố một số kĩ năng và kiến thức đã hình thành trong quá trình giải quyết vấn đề, chuẩn bị cho việc phát hiện và giải quyết vấn đề tiếp theo.
* Cách tạo ra tình huống có vấn đề
- Xây dựng tình huống có vấn đề từ thực tiễn: Đƣa ra các tình huống xuất phát từ thực tiễn, tình huống này chứa đựng vấn đề toán học.
- Tạo tình huống có vấn đề từ các kiến thức đã biết bằng cách biến đổi hoặc dấu đi một yếu tố (yếu tố của phép tính, một số chữ số khuyết trong khi thực hiện thuật toán, một vài nét khuyết của hình vẽ,…), yêu cầu Hs tìm lại yếu tố đó: Sau khi hình thành kiến thức toán học, nếu GV chỉ đƣa ra bài tập vận dụng trực tiếp kiến thức thì nó không chứa đựng vấn đề. GV có thể tạo ra tình huống có vấn đề bằng các bài tập phức tạp hơn, giải quyết bài tập sẽ gồm 2,3 bước, trong đó có bước áp dụng trực tiếp kiến thức đơn giản vừa học.
- Yêu cầu HS sử dụng phương pháp tương tự để phát hiện kiến thức mới
- Lật ngược một khẳng định đã biết: thông thường có một tính chất được phát biểu dưới dạng một câu đơn giản, nếu lật ngược lại được một câu chưa chắc đúng.
- Tổ chức tình huống có vấn đề yêu cầu hoạt động khái quát hóa: GV đƣa ra các đối tƣợng toán học cụ thể, yêu cầu học sinh quan sát, phân tích và tìm cách khái quát hóa bằng cách nêu đƣợc những nét chung của đối tƣợng đó, hoặc xác định mối quan hệ giữa các đối tƣợng cụ thể, từ đó rút ra quy luật chung về các quan hệ đó.
- Tổ chức tình huống có vấn đề yêu cầu hoạt động đặc biệt hóa.
- Tổ chức hoạt động trên các đồ vật thật, trên các mô hình để rút ra một tri thức toán học (một tính chất, một công thức,..)
* Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học ở tiểu học.
- Dạy học giải quyết vấn đề khi hình thành kiến thức mới.
- Dạy học giải quyết vấn đề khi thực hành, củng cố kiến thức.
- Dạy học giải quyết vấn đề khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
* Các mức độ tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
- Các mức độ khác nhau về phát hiện và giải quyết vấn đề:
+ GV tạo ra tình huống chứa đựng vấn đề, HS hoạt động và tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề.
+ GV tạo tình huống chứa đựng vấn đề, HS phát hiện vấn đề, GV gợi ý dần để HS giải quyết từng bước vấn đề.
+ GV tạo tình huống, hướng dẫn HS phát hiện VĐ, gợi ý HS giải quyết vấn đề.
+ GV đưa ra tình huống và trực tiếp nêu VĐ, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề.
+ GV đƣa ra tình huống và trực tiếp nêu VĐ, GV nêu cách giải quyết vấn đề.
* Một số hình thức kết hợp các PPDH tích cực:
- Phương án 1: Nêu vấn đề chung cho cả lớp. Cả lớp thảo luận GQVĐ.
- Phương án 2: Nêu vấn đề chung cho cả lớp, sau đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm học tập, các nhóm thực hiện giải quyết vấn đề, cuối cùng thảo luận đánh giá các lời giải đƣợc đề xuất.
- Phương án 3: Nêu vấn đề chung cho cả lớp, sau đó xác định nhiệm vụ cho cả lớp. GV tổ chức cho các cá nhân giải quyết vấn đề, cuối cùng thảo luận đánh giá các lời giải đƣợc đề xuất.
- Phương án 4: Giao cho cá nhân Hs các bài tập chứa đựng các vấn đề phù hợp đặc điểm từng HS, từng HS tự giải quyết vấn đề. Giáo viên làm việc với cá nhân HS để đánh giá lời giải.
* Quy trình thực hiện DH PH và GQVĐ:
- Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề.
- Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề theo 4 bước sau:
1) Phát hiện và thâm nhập vấn đề:
- Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề, thường là giáo viên đưa ra.
- Giải thích, chính xác hóa tình huống.
- Phát biểu vấn đề và đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề.
2) Định hướng giải quyết vấn đề
- Tìm cách giải quyết vấn đề. Việc này thường được thực hiện theo trình tự sau:
+ Phân tích vấn đề, tức là làm rõ mối quan hệ giữa cái đã cho với cái cần tìm.
+ Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề, thường sử dụng các cách: quy lạ về quen, khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa… Việc thực hiện giải quyết vấn đề có thể thực hiện nhiều làn cho tới khi tìm được hướng đi hợp lí.
3) Tìm và trình bày câu trả lời
- Hình thành đƣợc một giải pháp và học sinh tự tìm câu trả lời theo cách riêng.
4) Học sinh kiểm tra lại kết quả, giải thích cách làm.
- Bước 3: Giáo viên xác nhận kết quả giải quyết vấn đề của học sinh và phát triển vấn đề: Giáo viên chính xác hóa câu trả lời, bình luận của học sinh.
* Hoạt động của GV – HS trong quá trình dạy học PH và GQVĐ.
- Hoạt động của giáo viên:
Bước 1: Căn cứ vào khả năng phát hiện của HS và tri thức cần lĩnh hội mà đưa vào tình huống gợi vấn đề một cách tự nhiên, không áp đặt để HS dễ dàng phát hiện đƣợc vấn đề.
Bước 2: Chỉ dẫn cho HS tập hợp và lựa chọn kiến thức cũ, phương thức hoạt động đã biết cần thiết cho việc giải quyết vấn đề.
Bước 3: Định hướng cho HS giải quyết được vấn đề chủ yếu bằng hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước (có thể thay đổi trước mọi tình huống sư phạm phong phú) sao cho thỏa mãn điều kiện:
Mỗi câu hỏi phải được suy ra từ những câu hỏi cho trước
Đa số những câu hỏi phải là những bài toán nhỏ đƣợc chia ra từ bài toán chính, tức là mỗi câu hỏi phải đặt Hs vào một tình huống gợi vấn đề.
Tập hợp những câu trả lời phải là giải quyết vấn đề ban đầu.
Bước 4: Kiểm tra từng bước nhận thức của HS nhằm đánh giá sự thông hiểu tri thức cũ và mới, đề ra các biện pháp thích hợp để uốn nắn, củng cố nội dung tri thức mới.
- Hoạt động của học sinh
Bước 1: Quan sát nghiên cứu các sự kiện và phát hiện vấn đề trong tình huống gọi vấn đề giáo viên nêu.
Bước 2: Căn cứ vào kiến thức cũ, phương thức hoạt động đã biết và sự định hướng của GV, tự nêu ra giả thuyết và lập kế hoạch nghiên cứu tình huống.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch và phát phát triển lời giải đáp cho tình huống Bước 4: Kiểm tra lời giải (theo sự hướng dẫn của giáo viên).