Biện pháp 3: Thiết kế bài dạy học các khái niệm thuộc chủ đề phân số ở lớp 4 sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học các khái niệm thuộc chủ đề phân số ở lớp 4 (Trang 58 - 65)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC KHÁI NIỆM THUỘC CHỦ ĐỀ PHÂN SỐ Ở LỚP 4

2.3. Biện pháp 3: Thiết kế bài dạy học các khái niệm thuộc chủ đề phân số ở lớp 4 sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

2.3.1. Cơ sở của biện pháp

Giờ dạy học trên lớp hiện nay đƣợc xác định là thành công chỉ khi nào giờ học đó phát huy được tính chủ động, tích cực của người học. Mục tiêu dạy học là đào tạo HS trở thành người lao động sáng tạo. Muốn vậy, GV phải xây dựng chiến lược dạy học, con đường tất yếu là phải thiết kế hoạt động dạy học. Các hoạt động phải đƣợc tính toán kĩ lƣỡng, sự hoạch định, trù liệu của GV chu đáo bao nhiêu thì khả năng thành công của giờ dạy cao bấy nhiêu. Các thiết kế đó hướng vào sự hoạt động của HS, GV là người tổ chức, hướng dẫn. HS chủ động phát hiện, giải quyết vấn đề, trình bày câu trả lời. Vì vậy việc thiết kế bài học trước khi lên lớp là việc rất quan trọng không thể thiếu. PPDH PH và GQVĐ không phải là vạn năng, nhƣng đây là phương tiện tốt nhất để đạt được mục tiêu day - học, là PPDH dễ dàng sử dụng trong tất cả các bài học, có hiệu quả cao. Vận dụng phương pháp dạy học PH và GQVĐ trong việc thiết kế các bài học thuộc chủ đề phân số ở lớp 4 là vô cùng cần thiết.

2.3.2. Nội dung của biện pháp

Đối với mỗi bài học thì giáo viên cần chuẩn bị giáo án chu đáo, đầy đủ theo một quy trình được định sẵn. Từ đó, GV sẽ xác định được các bước lên lớp theo một quy trình, với đầy đủ các 3 phần của một giáo án: mục tiêu, đồ dùng dạy học, hoạt động dạy học

Mỗi bài dạy có một thiết kế riêng với sự chuẩn bị đầy đủ của giáo viên. Ở mỗi bài với một kiến thức khác nhau, nên tùy thuộc vào từng bài mà giáo viên lựa chọn hình thức và phương pháp sao cho phù hợp tuy nhiên vẫn phải tuân thủ theo một quy trình chung, bất biến. Mục tiêu chung của mỗi bài thiết kế đều nhằm Gv có sự hình thành cơ bản, định hướng trước khi lên lớp và lựa chọn các hình thức, phương pháp phù hợp với trình độ của Hs mà mình giảng dạy. Hoạt động học tập

của Hs là giữ vai trò chủ đạo. Giúp các em tự mình khám phá kiến thức mới, nắm đƣợc nội dung bài học, khắc sâu kiến thức, hoàn thành đƣợc các bài tập.

Việc thiết kế bài học dạy các khái niệm thuộc chủ đề phân số có vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thì cần thực hiện theo quy trình dạy học của phương pháp này ở mỗi hoạt động:

- Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề.

- Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề theo 4 bước sau:

1) Phát hiện và thâm nhập vấn đề:

- Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề, thường là giáo viên đưa ra.

- Giải thích, chính xác hóa tình huống.

- Phát biểu vấn đề và đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề.

2) Định hướng giải quyết vấn đề

- Tìm cách giải quyết vấn đề. Việc này thường được thực hiện theo trình tự sau:

+ Phân tích vấn đề, tức là làm rõ mối quan hệ giữa cái đã cho với cái cần tìm.

+ Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề, thường sử dụng các cách: quy lạ về quen, khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa… Việc thực hiện giải quyết vấn đề có thể thực hiện nhiều làn cho tới khi tìm được hướng đi hợp lí.

3) Tìm và trình bày câu trả lời

- Hình thành đƣợc một giải pháp và học sinh tự tìm câu trả lời theo cách riêng.

4) Học sinh kiểm tra lại kết quả, giải thích cách làm.

- Bước 3: Giáo viên xác nhận kết quả giải quyết vấn đề của học sinh và phát triển vấn đề: Giáo viên chính xác hóa câu trả lời, bình luận của học sinh.

2.3.3. Cách thực hiện

Bài 63: Phân số và phép chia số tự nhiên A. Mục tiêu

- HS biết về phép chia số tự nhiên, biết thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số với tử số là số bị chia, mẫu số là số chia. Viết số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 và so sánh phân số với 1.

- Rèn cho HS kĩ năng phát hiện vấn đề, liên hệ kiến thức cũ để tiếp thu kiến thức mới. Kĩ năng thực hiện tốt các bài tập.

- HS có thái độ hứng thú với môn học, yêu thích môn học và ứng dụng kiến thức học đƣợc vào đời sống.

B) Nội dung dạy học Gồm hai vấn đề chính:

- Vấn đề 1: Phân số và phép chia số tự nhiên - Vấn đề 2: So sánh phân số với 1

C) Phương pháp dạy học

* Vấn đề 1: Phân số và phép chia số tự nhiên Hoạt động 1: Mở đầu bài học

i) Giáo viên nêu vấn đề: Tổ chức trò chơi Chia bánh: Cô có 8 chiếc bánh, cần 1 bạn là người chia bánh và 4 bạn là những người được chia bánh. Yêu cầu đặt ra là người chia bánh phải chia đều 8 cái bánh cho 4 bạn.

ii) Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề theo 4 bước:

Bước 1: Phát hiện: Cần chia đều 8 cái bánh cho 4 người.

Bước 2: Định hướng giải quyết vấn để: Dựa vào phép chia đã học.

Bước 3: Tìm và trình bày câu trả lời: Học sinh tự trình bày câu trả lời theo cách riêng.

Học sinh suy luận: Muốn chia đều 8 cái bánh cho 4 người thì ta sử dụng phép chia

Mỗi em sẽ đƣợc số bánh là: 8 : 4 = 2 (cái bánh) Đáp số: 2 cái bánh

Bước 4: Kiểm tra lại kết quả? Giải thích cách làm?

iii) Giáo viên xác nhận kết quả giải quyết vấn đề: Giáo viên chính xác hóa câu trả lời, bình luận.

Câu hỏi đặt ra là: Đối với những phép chia hết ta dùng phép chia. Vậy đối với các phép chia mà số bị chia không chia hết cho số chia thì ta chia nhƣ thế nào?

Hoạt động 2: Hình thành phân số từ phép chia

i) Giáo viên nêu vấn đề: Cô có 3 cái bánh, bạn nào có thể chia đêu 3 chiếc bánh cho 4 bạn?

ii) Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề.

Bước 1: Phát hiện: có 3 chiếc bánh, cần chia đều cho 4 bạn.

Bước 2: Định hướng giải quyết vấn đề: Ta sẽ chia từng chiếc bánh thành các 4 phần bằng nhau.

Bước 3: Tìm và trình bày câu trả lời.

Học sinh suy luận: Ta thực hiện phép chia 3:4 nhƣng 3 không chia hết cho 4 nên

Chia mỗi bánh thành 4 phần bằng nhau rồi chia cho mỗi bạn 1 phần, tức là 4 1 cái

bánh. Sau 3 lần chia nhƣ vậy thì mỗi bạn đƣợc 4

3 cái bánh.

Từ đó học sinh rút ra câu trả lời: Mỗi em sẽ đƣợc 4

3 cái bánh.

Bước 4: Học sinh trình bày, giải thích câu trả lời

iii) Giáo viên xác nhận kết quả giải quyết vấn đề và phát trienr vấn đề: Giáo viên chính xác hóa câu trả lời, bình luận.

Câu hỏi: Nêu cách hình thành phân số từ phép chia?

Kết quả mong đợi: HS nêu được: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

* Vấn đề 2: So sánh một phân số với 1 Hoạt động 1: Hình thành phân số lớn hơn 1

i) GV nêu vấn đề: Có hai quả cam, chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau.

Vân ăn 1 quả cam và 4

1 quả cam. Viết phân số chỉ số phần quả cam Vân đã ăn.

ii) Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề

Bước 1: Phát hiện: Có 2 quả cam, chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau.

Vân ăn 1 quả cam và 4

1 quả cam.

Bước 2: Định hướng giải quyết vấn đề: Cho hs thực hành trên vật thật là những quả cam.

Bước 3: Tìm và trình bày câu trả lời:

Ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay 4

4 quả cam ; ăn thêm 4

1 quả cam nữa, tức là ăn thêm 1 phần. Nhƣ vậy, Vân đã ăn

4

5 quả cam.

Bước 4: Học sinh kiểm tra lại kết quả? Giải thích câu trả lời.

iii) Giáo viên xác nhận kết quả giải quyết vấn đề và phát triển vấn đề: Giáo viên chính xác hóa câu trả lời, bình luận.

Kết quả mong đợi: Vân ăn tất cả 5 phần hay 4

5 quả cam.

Hoạt động 2: So sánh phân số với 1.

i) Giáo viên nêu vấn đề: So sánh phân số 4

5 quả cam với 1 quả cam?

ii) Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề.

Bước 1: Phát hiện: Có phân số 4

5 cần so sánh với 1.

Bước 2: Định hướng giải quyết vấn đề: Phân tích phân số 4

5quả cam gồm 1 quả

cam và 4

1 quả cam.

Bước 3: Tìm và trình bày câu trả lời. Học sinh trình bày theo ý hiểu riêng.

Bước 4: Học sinh kiểm tra lại kết quả và giải thích câu trả lời.

iii) Giáo viên xác nhận kết quả giải quyết vấn đề và phát triển vấn đề: Giáo viên chính xác hóa câu trả lời, bình luận.

Kết quả mong đợi:

4

5 quả cam nhiều hơn 1 quả cam.

Hoạt động 3: So sánh tử số với mẫu số của phân số 4 5

i) Giáo viên nêu vấn đề: Nhận xét tử số với mẫu số của phân số 4 5. ii) Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề.

Bước 1: Phát hiện: Phân số 4

5 có tử số là 5, mẫu số là 4.

Bước 2: Định hướng giải quyết vấn đề: So sánh hai số tự nhiên.

Bước 3: Tìm và trình bày câu trả lời: Học sinh bày theo suy nghĩ riêng.

Học sinh suy luận:

Phân số 4

5 có tử số là 5, mẫu số là 4.

Do 5 > 4 nên phân số 4

5 có tử số lớn hơn mẫu số.

Bước 4: Học sinh kiểm tra lại kết quả, giải thích câu trả lời.

iii) Giáo viên xác nhận kết quả giải quyết vấn đề và phát triển vấn đề: Giáo viên chính xác hóa câu trả lời, bình luận.

Kết quả mong đợi:

+ Phân số 4

5 có tử số lớn hơn mẫu số, phân số đó lớn hơn 1

+ Phân số 4

4 có tử số bằng mẫu số, phân số đó bằng 1

+ Phân số 4

1 có tử số bé hơn mẫu số, phân số đó bé hơn 1.

D) Hướng dẫn học tập tiếp theo

Làm bài tập tương ứng trong sách giáo khoa 4

Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập 1 trong sách giáo khoa (làm việc cá nhân) i) Giáo viên nêu vấn đề: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số.

ii) Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề.

Bước 1: Phát hiện: Chuyển từ phép chia sang phân số.

Bước 2: Định hướng giải quyết vấn đề: Dựa vào kiến thức mới học.

Bước 3: Tìm và trình bày câu trả lời Các phân số là:

7 9 ;

5 8 ;

11 19 ;

3 3 ;

15 2 .

Bước 4: Học sinh kiểm tra lại kết quả, giải thích câu trả lời.

iii) Giáo viên xác nhận kết quả giải quyết vấn đề và phát triển vấn đề: Giáo viên chính xác hóa câu trả lời, bình luận.

Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập 2 (làm việc cá nhân)

i) Giáo viên nêu vấn đề: Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1

ii) Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề.

Bước 1: Phát hiện: Hs phát hiện vấn đề qua mẫu.

Bước 2: Định hướng giải quyết vấn đề: Quan sát mẫu, tìm hiểu mẫu.

Bước 3: Tìm và trình bày câu trả lời.

Học sinh đếm thấy: Mẫu: 9 = 1

9. Số tự nhiên viết dưới dạng phân số

Tương tự như vậy các số tự nhiên khác cũng viết được dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.

Bước 4: Học sinh kiểm tra lại kết quả, giải thích cách làm.

iii) Giáo viên xác nhận kết quả giải quyết vấn đề: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.

Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập 3( làm việc cặp đôi)

Học sinh thảo luận cặp đôi giải quyết bài tập.

i) Giáo viên nêu vấn đề: So sánh các phân số sau với 1

ii) Giáo viên tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề.

Bước 1: Phát hiện: Các phân số cần so sánh với 1

Bước 2: Định hướng giải quyết vấn đề: Dựa vào tử số và mẫu số của phân số.

Bước 3: Tìm và trình bày câu trả lời. Học sinh trình bày theo nhóm mình.

Bước 4: Học sinh kiểm tra lại kết quả, giải thích cách làm.

iii) Giáo viên xác nhận kết quả giải quyết vấn đề và phát triển.

Kết quả mong đợi:

-Phân số bé hơn 1 là:

4 3,

14 9 ,

10 6 . -Phân số bằng 1 là:

24 24 .

- Phân số lớn hơn 1 là:

17 19 .

Đề tài này tôi đã thiết kế đƣợc bài học có vận dụng PPDH PH và GQVĐ trong dạy học các khái niệm thuộc chủ đề phân số ở lớp 4 gồm:

1) Bài: Phân số

2) Bài: Phân số và phép chia số tự nhiên 3) Bài: Phân số bằng nhau

4) Bài: Rút gọn phân số (Xem phụ lục)

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tôi đã đưa ra 3 biện pháp để nhằm vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học khái niệm thuộc chủ đề phân số để đạt được kết quả cao: 1) Hiểu lí luận về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ; 2) Hiểu các khái niệm thuộc chủ đề phân số ở lớp 4 ; 3) Thiết kế bài dạy học các khái niệm thuộc chủ đề phân số ở lớp 4 sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Các biện pháp này nhằm giải quyết các vấn đề khi dạy học các khái niệm thuộc chủ đề phân số ở lớp 4 sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Để có thể vận dụng đạt kết quả tốt nhất thì ta cần hiểu rõ các đặc điểm từ lí luận cho đến thực tiễn, hiểu rõ về phương pháp cần vận dụng, vận dụng để dạy nội dung gì và kế hoạch vận dụng nhƣ thế nào. Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng day và học các khái niệm thuộc chủ đề phân số ở lớp 4.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học các khái niệm thuộc chủ đề phân số ở lớp 4 (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)