CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA NGÂN HÀNG XÂY DỰNG CHI NHÁNH KIÊN GIANG
2.3. Đánh giá tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của CBbank Kiên Giang
Môi trường kinh tế
Kinh tế - xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do
tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.
Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tăng trưởng kinh tế cao hơn mức dự báo, lạm phát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng ít biến động...môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho lĩnh vực kinh doanh và đầu tư với lãi suất và chi phí đầu vào đều ở mức thấp. Nhiều doanh nghiệp FDI lớn tiếp tục có xu hướng dịch chuyển vào Việt Nam để tận dụng các ưu đãi chính sách, nhân công và nguyên nhiên liệu giá rẻ, cũng như đón đầu cơ hội tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) và hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do khác giữa Việt Nam và các nước. Khu vực này sẽ tiếp tục đóng góp đáng kể về cả kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng GDP trong 2015.
Trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội tuy có những thuận lợi cơ bản, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, song Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp theo Nghị quyết của Chính phủ: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, thu hút đầu tư… Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 của tỉnh tiếp tục ổn định và đạt được kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.
Ngành Ngân hàng đã triển khai kịp thời, có hiệu quả các cơ chế chính sách về tiền tệ và giải pháp tiền tệ, tín dụng phù hợp với tình hình địa phương như: Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, cho vay hỗ trợ thủy sản theo NĐ 67/2014/NĐ-CP, chính sách cho vay bằng ngoại tệ, cho vay tạm trữ lúa gạo, chính sách cho vay hộ mới thoát nghèo... Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng khá, chất lượng tín dụng được kiểm soát; cơ cấu tín dụng tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên vay như: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, tuy nhiên trước những diễn biến phức tạp của thị trường, năng lực tiêu thụ vốn của các doanh nghiệp thấp dẫn đến việc cấp tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn; chủ
động điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay theo sát tình hình; thị trường tiền tệ, kinh doanh vàng ổn định, an toàn. Tuy nhiên do tình hình xuất khẩu còn khó khăn nên dư nợ cho vay tăng chậm, tốc độ cho vay đối với các chương trình tín dụng còn chậm (theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, vay theo Quyết định 68/QĐ-TTg); dư nợ đầu tư vào các dự án mới chưa nhiều và nợ xấu được kiểm soát trong phạm vi an toàn, nhưng đang có nguy cơ gia tăng, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có chuyển biến tích cực, nhưng tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn lớn.
Môi trường chính trị pháp luật
Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2015 tuy có khá hơn năm 2014 nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro, chủ yếu là do những căng thẳng chính trị.
Theo “Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng thế giới, cuộc khủng hoản chính trị tại Ukraina, căng thẳng leo thang ở Biển Đông, quá trình tái cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc, cũng như bất ổn chính trị tại một số quốc gia là những nhân tố khiến ngân hàng thế giới hạ dự báo tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2014.
Bắt đầu từ tháng 5 việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặt quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm đặt biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Tuyên bố ứng xử của các bên Biển Đông (DOC) và thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam – Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Một số phần tử xấu đã lợi dụng tình hình trên đã có những hành vi phá hoại các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp tại các tỉnh Bình Dương, Hà Tỉnh…làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của chính phủ trong thời gian qua, các bộ ngành địa phương đã tích cực ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp. Bộ Tài Chính đã ban hành một số văn bản về giảm thuế, giảm phí, xây dựng tái cơ cấu Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) và bổ sung vốn Ngân hàng phát triển Việt Nam để cung cấp vốn cho hạt động sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước đã liên tục ban hành các văn bản điều chỉnh lãi suất, thành lập và đưa vào hoạt động Công ty quản lý tài sản Việt Nam.
Như vậy, khung pháp lý cho hoạt động tài chính ngân hàng ngày càng hoàn thiện thật sự tạo môi trường kinh doanh lành mạnh để ngân hàng phát triển bền vững. Tuy nhiên, ngân hàng cần tuân thủ nghiêm ngặt và có biện pháp ứng phó kịp thời với lộ trình tái cấu trúc ngành ngân hàng, lộ trình điều chỉnh lãi suất cũng như sự can thiệp các Công ty quản lý tài sản Việt Nam.
Môi trường văn hóa xã hội
Với đặc điểm dân số trẻ, trình độ dân trí cao. Kiên Giang là một thị trường tiềm năng để phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính của hệ thống các ngân hàng. Với điều kiện tự nhiên đặt biệt thuận lợi khiến Kiên Giang trở thành địa điểm thu hút đầu tư vào các ngành xây dựng và thương mại dịch vụ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giúp các ngân hàng có thêm lượng khách hàng lớn sử dụng các sản phẩm cho vay trung và dài hạn để đầu tư.
Môi trường công nghệ
Những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh Kiên Giang ngày càng phát triển mạnh mẽ.Khoa học và công nghệ ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, từng bước đưa khoa học và công nghệ thật sự trở thành quốc sách hàng đầu.
Sở khoa học và công nghệ cũng báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch số 16/KH- UBND của UBND tỉnh Kiên Giang về phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020 với đầu tư nguồn kinh phí dành cho khoa học và công nghệ giai đoạn 2010- 2015. Các đề tài,dự án đã triển khai đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương, có địa chỉ ứng dụng cụ thể, nhiều kết quả đề tài góp phần nâng cao năng suất chất lượng, hỗ trợ đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp, phát triển nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân... Đồng thời các đề xuất, kiến nghị của các đơn vị, doanh nghiệp đã được Đoàn công tác trao đổi giải đáp, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn và đi đến thống nhất chung.
Yếu tố hội nhập
CBbank vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ với các đối tác ngân hàng trong và ngoài nước như: Deutsche Bank, HSBC, ANZ, Maybank, Mekong Bank…trong việc thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ. Từ đó, nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ và
tạo thêm các cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác như: tài trợ cho các nhà phân phối, thanh toán quốc tế, giao dịch tiền tệ…
2.3.2. Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có trên 20 chi nhánh hệ thống ngân hàng với các phòng giao dịch và chi nhánh ở khắp các huyện. Theo thống kê trong năm 2015 đã có thêm 2 chi nhánh ngân hàng đi vào hoạt động.
Với lượng khách không tăng nhiều qua các năm, hệ thống các ngân hàng thì ngày càng nhiều tạo nên áp lực cạnh tranh lớn cho CBbank Kiên Giang trong việc duy trì lượng khách hàng hiện tại cũng như việc tiềm kiếm và phát triển thêm hệ thống khách hàng cả vế chất lẫn vế lượng.
Bên cạnh đó việc mở cửa hội nhập với môi trường quốc tế là điều kiện giúp ngân hàng trong nước tranh thủ về kinh nghiệm cũng như nguồn vốn, đối tác đầu tư. Vì vậy, trong tương lai trên địa bàn Kiên Giang sẽ có thêm nhiều công ty tài chính hoạt động, thị phần sẽ chia sẽ, đòi hỏi ngay từ bây giờ CBbank Kiên Giang cần phải có chiến lược nhanh chóng và hiệu quả để khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Khách hàng
Khách hàng đồng thời cũng là nhà cung cấp lượng tiền cho hoạt động của ngân hàng. Khách hàng bao gồm các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ. Tuy chất lượng dịch vụ của CBbank Kiên Giang được đánh giá cao nhưng cũng có những hạn chế nhất định trong việc cung cấp dịch vụ như: hệ thống mạng lưới chưa được mở rộng ở tất cả các huyện trong tỉnh Kiên Giang, chuyển khoản liên ngân hàng còn hạn chế, bất cập trong chuyển khoản qua số thẻ. Đặt biệt mới đây, CBbank tham gia tổ chức FATCA (Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ) nên phải tuân thủ theo qui định khi khách hàng chuyển tiền phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân, tuy biết đây là qui định hợp lý nhưng khách hàng chưa làm quen với thao tác này nên thường phàn nàn, so sánh với các ngân hàng khách và cho là thủ tục rườm rà, gây khó khăn của ngân hàng.
Qua phân tích trên cho thấy áp lực từ phía khách hàng đồng thời cũng là nhà cung cấp vốn hoạt động cho CBbank Kiên Giang khá lớn. Để duy trì và tạo lòng trung
thành đối với khách hàng là một bài toán khó đối với CBbank Kiên Giang, đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ.
Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
Tình hình chung trong lĩnh vực ngân hàng, nhà cung cấp có ảnh hưởng hơn hết đó là nhà cung cấp công nghệ. Hiện nay số nhà cung cấp công nghệ mang tính đặt thù, chủy yếu từ nước ngoài nên đôi khi mang tính độc quyền. Khó khăn hơn nữa trong việc lựa chọn nhà cung cấp khi sự ra đời của một công nghệ mới thay thế công nghệ cũ chỉ tính bằng giờ, mỗi công nghệ đi kèm với trang thiết bị, chu trình, kỹ năng, thao tác nhất định. Muốn ứng dụng một công nghệ mới, đòi hỏi 1 khoản chi phí rất lớn cho đầu tư trang thiết bị, cho chuyên gia, cho đào tạo và cho các chi phí chuyển đởi khác.
Các nhân tố trên gây sức ép với hệ thống ngân hàng nói chung, với CBbank Kiên Giang nói riêng. Nâng cao tiềm lực tài chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp cho ngân hàng tiềm được đối tác cung cấp đầu vào đa dạng hơn.
Sản phẩm thay thế
Một số loại dịch vụ như thanh toán quốc tế, đầu tư dự án... các chi nhánh ngân hàng thương mại khác tham gia với mức độ tăng dần. Ngoài ra hàng loạt dịch vụ mới chưa được thực hiện tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài sẽ cung cấp như môi giới tiền tệ, kinh doanh các sản phẩm phát sinh. Đặt biệt với tâm lý tích góp của người Việt Nam từ bao đời nay không đầu tư vào một nơi duy nhất, khi nền kinh tế có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến giá trị tiền đồng, người ta thường chuyển sang xu hướng đầu tư vào các loại tài sản khác như: ngoại tệ, vàng, kim loại quý, mua bảo hiểm, mạo hiểm hơn thì đầu tư vào thị trường chứng khoàn, đầu tư bất động sản.