Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của khách sạn Paloma Hà Nội
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Paloma Hà Nội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước khởi sắc đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Thị trường được mở rộng, quan hệ hiểu biết lẫn nhau và trao đổi du khách của các nước trên thế giới không ngừng được tăng cường và củng cố. Từ khi bước vào hoạt động kinh doanh, khách sạn luôn chú trọng tạo dựng hình ảnh riêng cho mình để có thể trở thành địa chỉ quen thuộc của khách hàng trong và ngoài nước.
Bảng 2.1: Cơ cấu khách theo phạm vi lãnh thổ
Đối tượng khách
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số lượt
khách Tỉ lệ (%) Số lượt
khách Tỉ lệ (%) Số lượt
khách Tỉ lệ (%)
Khách quốc tế 4207 80 3422 70 3350 70
Khách nội địa 1076 20 1467 30 1436 30
Tổng số 5283 100 4889 100 4786 100
(Nguồn: Khách sạn Paloma Hà Nội) Từ các số liệu về lượt khách trên ta có thể thấy được hoạt động kinh doanh của khách sạn Paloma Hà Nội trong những năm gần đây thực sự không hiệu quả và có xu hướng giảm sút về lượt khách, nhất là khách quốc tế. Khách sạn có 23 phòng cho thuê, như vậy khách sạn có thể phục vụ khoảng 8365 lượt khách/năm với 100%
công suất sử dụng. Như vậy ta dễ dàng nhận thấy công suất phòng trung bình của năm 2013 là 63,15%; tương tự của năm 2014 là 58,44% và năm 2015 là 57,21%.
Công suất phòng là biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy nhất đối với một doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch đặc biệt với những khách sạn chú trọng kinh doanh dịch vụ lưu trú như Paloma Hà Nội. Có thể nói đây là nguồn thu chính, bên cạnh đó các dịch vụ khác cũng mang lại nguồn thu cho khách sạn như dịch vụ kinh doanh ăn uống, dịch vụ du lịch lữ hành. Sau đây sẽ là bảng kê kết quả kinh doanh của khách sạn Paloma Hà Nội trong những năm gần đây.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Paloma
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Lượt khách Khách quốc tế 4,207 3,422 3,350
Khách nội địa 1,076 1,467 1,436
Doanh thu thuần (Đvt:1000đ)
Dịch vụ lưu trú 5,547,150 5,133,450 5,025,300 Dịch vụ ăn uống 250,000 215,000 200,830 Dịch vụ lữ hành và hoạt
động hỗ trợ du lịch 290,000 265,000 230,000 (Nguồn: khách sạn Paloma Hà Nội) Từ việc giảm sút số lượt khách tới khách sạn Paloma Hà Nội mà dẫn đến sự giảm sút của tất cả các hoạt động kinh doanh trong khách sạn. Như ta thấy trên bảng thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn thì doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiến tỷ trọng cao nhất, chiếm khoảng 91% trong tổng doanh thu của khách sạn Do đây cũng là lĩnh vực kinh doanh chính của khách sạn và trong những năm vừa qua khách sạn cũng chưa mở rộng phát triển kinh doanh các dịch vụ khác mà chỉ coi đó là những dịch vụ bổ sung.
Doanh thu giảm dần qua các năm cho thấy hoạt động kinh doanh đang có xu hướng đi xuống. Cụ thể là doanh thu từ dịch vụ lưu trú năm 2014 giảm 7,46%
tương đương với 413.700.000đ so với năm trước. Doanh thu năm 2015 vừa qua đạt 5.025.300.000đ giảm 2,11% so với năm trước đó và giảm 9,4% so với năm 2013 tương đương với 521.850.000đ. Việc giảm sút trong kinh doanh này đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại.
Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh chung mang lại, do ảnh hưởng của nền kinh tế và xu hướng tiêu dùng chung. Nhưng nguyên nhân chủ quan lớn
nhất là xuất phát từ bản thân khách sạn Paloma Hà Nội. Chất lượng dịch vụ đi xuống do sự xuống cấp của trang thiết bị. Bên cạnh đó công tác marketing và mở rộng thị trường kinh doanh với những hoạt động rất mờ nhạt và không được chú ý tới. Cụ thể là chưa có nhân viên kinh doanh chuyên trách, các hoạt động tìm kiếm khách hàng mới hết sức thụ động và thiếu sự đầu tư thích đáng.
Về hoạt động kinh doanh ăn uống chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu, chỉ khoảng 4%. Do dịch vụ kinh doanh ăn uống của khách sạn Paloma Hà Nội mới chỉ được coi là dịch vụ bổ sung cho hoạt động kinh doanh lưu trú, đối tượng phục vụ chủ yếu là khách hàng đang lưu trú trong khách sạn, phục vụ ăn sáng miễn phí...Do vậy doanh thu kinh doanh từ dịch vụ này không chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ mà còn phụ thuộc lớn vào sự biến động của lượng khách đến. Doanh thu năm 2014 là 215.000.000đ giảm 35.000.000đ so với năm 2013 tương đương với giảm 14%. Năm 2015 doanh thu từ dịch vụ này tiếp tục giảm thêm 14.170.000đ so với năm trước đó.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch cũng vậy, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu và phụ thuộc chủ yếu vào lượng khách tới khách sạn. Dịch vụ này khách sạn chỉ như đại lý trung gian bán dịch vụ cho các hãng khác chứ không chuyên trách trong việc tổ chức các tour du lịch. Đây là hình thức hoạt động phổ biến với nhiều khách sạn vừa và nhỏ, mang lại lợi nhuận khá cao mà không phải đầu tư cho kinh doanh. Với nhiều khách sạn trong khu vực phố cổ đây là hoạt động kinh doanh chính, đối tượng khách của họ thường là “Tây ba lô” – khách du lịch nước ngoài với nhu cầu dịch vụ không cao và thường ở các khách sạn trong phố cổ. Doanh thu từ dịch vụ lữ hành của khách sạn chiếm tỷ trọng không cao đầu tiên là do khu vực Tây Hồ không có nhiều khách du lịch, hoạt động kinh doanh dịch vụ này của các khách sạn cũng không được sôi động. Thứ hai là khách sạn Paloma Hà Nội cũng chưa thực sự coi trọng việc đầu tư để phát triển dịch vụ lữ hành.
Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Paloma
(nguồn khách sạn Paloma Hà Nội) Đứng trước hoạt động kinh doanh đã và đang có những biểu hiện xấu, việc cần làm hiện nay của ban quản trị Khách sạn Paloma Hà Nội đó là lên kế hoạch tái thiết lại khách sạn, thay thế cũng như nâng cao chất lượng trang thiết bị một cách đồng bộ, phát
Stt Chỉ tiêu Mã 2013 2014 2015
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
5,797,150,000
5,348,710,400
5,226,118,975
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10 = 01 – 02) 10
5,797,150,000
5,348,710,400
5,226,118,975
4 Giá vốn hàng bán 11
2,608,717,500
2,406,919,680
2,351,753,539
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 – 11) 20
3,188,432,500
2,491,790,720
2,874,365,436
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21
7 Chi phí tài chính 22
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8 Chi phí quản lý kinh doanh 24
2,898,575,000
2,674,355,200
2,613,059,488
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + 21 – 22 – 24) 30
289,857,500
267,435,520
261,305,949
10 Thu nhập khác 31
290,000,000
265,000,000
230,000,000
11 Chi phí khác 32
246,500,000
225,250,000
195,500,000
12 Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40
43,500,000
39,750,000
34,500,000
13
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 +
40) 50
333,357,500
307,185,520
295,805,949
14 Chi phí thuế TNDN 51 66.671.500 61,437,104 59,161,190
15
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 – 51) 60
266,686,000
245,748,416
236,644,759
triển hoạt động marketing cũng như mở rộng thị trường kinh doanh...Từ đó mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn trên thị trường.