Hỗ trợ đào tạo cán bộ, đầu tư khoa học – công nghệ và thông tin cho các

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội (Trang 87 - 91)

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN PALOMA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

3.3. Một số kiến nghị với nhà nước và các cơ quan hữu quan

3.3.3. Hỗ trợ đào tạo cán bộ, đầu tư khoa học – công nghệ và thông tin cho các

Ngành kinh doanh khách sạn du lịch, đây là ngành rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta, nó góp phần làm tăng thu nhập của đất nước.

Do vậy để không ngừng nâng cao vị thế của ngành thì về phía Nhà nước cần có chiến lược từ nay đến năm 2020 về việc đào tạo cán bộ và đầu tư cho khoa học kỹ thuật – công nghệ thông tin cho ngành khách sạn du lịch.

Thứ nhất, mở rộng các loại hình đào tạo chuyên môn về khách sạn du lịch, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề và các trường chuyên đào tạo về khách sạn du lịch.

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý để các trường đào tạo về khách sạn du lịch phối hợp với các khách sạn có tiếng trên địa bàn tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội để nắm bắt những kiến thức thực tế. Ngoài ra cần có hỗ trợ cho các trường, cho Sở du lịch Hà Nội trong việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ về nghiệp vụ khách sạn du lịch, có đạo đức lành nghề, đội ngũ cán bộ có trình độ, biết áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, nắm bắt nhanh nhậy những thông tin kinh tế và xử lý thông tin kịp thời cũng là nguyên nhân rất quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế cho sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khách sạn du lịch.

Bên cạnh đó cần đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Với chủ trương an toàn tuyệt đối cho du khách, các địa bàn là các điểm tham quan du lịch hoặc nơi có nhiều khách sạn cần thành lập cảnh sát du lịch thuộc công an để nhằm giữ gìn an ninh trật tự tại các điểm tham quan, phố đi bộ, trật tự an toàn giao thông, bài trừ ăn xin, cướp giật, bán hàng rong nài ép khách mua hàng...

Ngoài ra cũng cần đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục nhập cảnh, các thủ tục hải quan bằng cách tranh bị các kỹ thuật hiện đại để kiểm tra hành lý, không gây phiền hà cho khách, bài trừ thái độ hách dịch và hành vi tiêu cực trong công việc.

Tiếp tục cải thiện thủ tục cấp visa, thực hiện cấp visa tại tất cả các cửa khẩu quốc tế, đề nghị miễn visa cho tất cả các khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong vòng 5

ngày, thực hiện chế độ bỏ visa đối với khách du lịch đến từ các nước ASEAN và hai thị trường tiềm năng có nhịp độ tăng trưởng mạnh là Pháp và Nhật Bản...

Một vài kiến nghị với Tổng cục du lịch và Sở du lịch

Hoàn thiện các hệ thống pháp luật về khách sạn du lịch, cụ thể là ban hành và triển khai các nghị định. Thông tư về kinh doanh lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên, vận chuyển du lịch, các dịch vụ liên quan đến khách sạn du lịch..., xử phạt trong kinh doanh khách sạn du lịch để tạo hành lang pháp lý rõ ràng trong hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch.

Chỉ đạo và nghiên cứu các tiêu chí và danh hiệu chứng nhận các doanh nghiệp khách sạn du lịch nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nghiên cứu xây dựng, đúc kết những kinh nghiệm, hướng dẫn các mô hình phương pháp quản lý mới, công nghệ tiên tiến về khách sạn du lịch để phổ biến cho các doanh nghiệp thành phố.

Cần tăng cường công tác quản lý trong việc xét duyệt và cấp giấy phép cho những tổ chức hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy chế về khách sạn du lịch nhằm hạn chế những đối tượng kinh doanh kém hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh, làm tổn hại đến uy tín và chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch của thành phố.

Tăng cường công tác kiểm tra thị trường (khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch) như một phương pháp quan trọng nhất cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho việc đưa ra các quyết định quản lý nhà nước về mặt kinh doanh khách sạn du lịch của thành phố Hà Nội.

Tóm lại nội dung chương 3 đã đưa ra phương hướng phát triển của khách sạn Paloma Hà Nội trong năm 2017 với 8 mục tiêu cụ thể: mở rộng diện tích mặt bằng kinh doanh khách sạn, đồng thời nâng cấp bảo dưỡng các trang thiết bị trong khách sạn, đẩy mạnh hoạt động marketing...nhằm chiếm lĩnh lại thị phần. Bên cạnh đó còn đưa ra những biện pháp cho những hạn chế ở chương 2, nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Nhiệm vụ của luận văn là nghiên cứu về nâng năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội, để từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn trong điều kiện thị trường kinh doanh khách sạn du lịch đang cạnh tranh gay gắt trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

Du lịch Việt Nam ngày càng vững bước phát triển ổn định hơn, bền vững hơn, góp phần xứng đáng vào tăng trưởng kinh tế hàng năm và có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam là ổn định về an ninh, chính trị, nét đặc sắc trong nền văn hóa của 54 dân tộc anh em, sự phong phú về các di tích lịch sử cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Nguồn tài nguyên đa dạng tồn tại, tích lũy và phát triển trong các hệ sinh thái độc đáo của xứ sở nhiệt đới cũng là tiêu chí hấp dẫn đối với khách du lịch. Chính vì vậy, ngành đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan để từng bước đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển ngang bằng với du lịch của các nước trong khu vực và phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mình.

Cùng với xu hướng chung của nền kinh tế thị trường là kinh doanh phải có cạnh tranh, các đơn vị tham gia kinh doanh đều phải cố gắng hoạt động để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày một tăng của khách hàng và để giữ cho mình một vị trí trên thương trường. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn là với nguồn lực sẵn có, làm sao để nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, làm sao để tạo ra được sự ảnh hưởng lớn nhất của doanh nghiệp mình tới khách hàng. Khách sạn Paloma Hà Nội không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Quá trình tìm hiểu, phân tích tôi đã nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn và những nguyên nhân dẫn tới thực trạng của khách sạn. Từ đó đề ra những giải pháp áp dụng cho việc xây dựng chiến lược cạnh tranh của khách sạn nhằm mở rộng thị phần, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh khách sạn. Vận dụng vào việc nghiện cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội” tôi nhận thấy giữa cơ sở lý luận và khoa học hoàn toàn có mối liên hệ hữu cơ với thực tế.

Để có sự thành công, hoàn thành nhiệm vụ chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp thì cần phải có sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu riêng của từng bộ phận, từng khâu, từng cá nhân trong doanh nghiệp đó.

Thông qua luận văn này tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn nữa các vấn đề lý luận và thực tiễn để nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội trong thời gian tới. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn này cũng không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong được sự góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Cho phép tôi được bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn TS Phạm Thị Kim Ngọc cùng các thầy cô giáo trong khoa sau đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Paloma Hà Nội (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)