CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
1.2. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các Ngân hàng thương mại
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM
1.2.5.1 Tiêu chí định tính + Tính đa dạng của dịch vụ
Đời sống ngày càng phát triển, công nghệ thay đổi từng ngày, thậm chí là từng giờ, cũng theo đó mà nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao. Để đáp ứng được đầy đủ và thỏa mãn nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng, từ trẻ em đến người già, từ phái mạnh đến phái đẹp, từ công nhân đến nông dân,... ngân hàng cần đa dạng hóa các dịch vụ của mình, không ngừng đổi mới, cải tiến dịch vụ sao cho phù
hợp với khách hàng nhất. Làm được như vậy, dịch vụ NHBL của ngân hàng sẽ lớn mạnh không ngừng với số lượng khách hàng tìm đến ngày càng tăng nhanh, đóng góp lớn vào nguồn lợi nhuận theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời cũng phân tán được rủi ro. Do đó, tiêu chí tính đa dạng của dịch vụ là một trong những tiêu chí cơ bản đầu tiên để đánh giá về sự phát triển dịch vụ NHBL.
+ Tính tiện ích của dịch vụ
Khi khách hàng đã biết đến và bắt đầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thông qua mạng lưới kênh phân phối, thì yêu cầu của họ càng nâng cao lên, dịch vụ nào có tính tiện ích cao, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu cần thiết hàng ngày thì sẽ được sử dụng nhiều. Sự cạnh tranh do đó không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng mà thậm chí là giữa các dịch vụ của cùng một ngân hàng. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, được đầu tư trang thiết bị đầy đủ, ngân hàng trực tuyến và thẻ thanh toán đang là các dịch vụ đa tiện ích nhất hiện nay mà ngân hàng cung cấp.
+ Tính an toàn
An toàn ở đây được hiểu là an toàn cho cả 2 bên: ngân hàng và khách hàng.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ luôn là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, với ngân hàng có thể là: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,...; với khách hàng thì là: rủi ro thông tin cá nhân bị lộ, rủi ro tính lãi nhầm... Đặc biệt, trong điều kiện ứng dụng CNTT như hiện nay, tính an toàn của dịch vụ càng được quan tâm nhiều hơn nữa. Sự bảo mật các thông tin cá nhân về tài khoản của khách hàng, các hệ thống dữ liệu mật của ngân hàng rất có thể bị phá vỡ bởi hoạt động xâm nhập trái phép của các hacker chuyên nghiệp. Do đó, ngân hàng cần tăng cường các biện pháp bảo mật, nâng cao độ an toàn để đảm bảo rằng hệ thống xử lý của ngân hàng không dễ bị lợi dụng. Ngân hàng nào có độ an toàn cao thì sẽ được đông đảo khách hàng lựa chọn.
1.2.5.2. Tiêu chí định lượng
+ Số lượng khách hàng và thị phần
Đây là tiêu chí chung để đánh giá sự phát triển của bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Số lượng khách hàng càng đông, thị phần càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng
đó đã phát triển tốt dịch vụ NHBL, và ngược lại. Trong điều kiện có nhiều ngân hàng mới mở như hiện nay, “mảnh đất làm ăn” của mỗi ngân hàng bị thu hẹp dần, cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần là rất khốc liệt, ngân hàng nào có chất lượng phục vụ tốt, đa dạng về sản phẩm, biết đánh vào tâm lý người tiêu dùng về lãi suất, tính tiện ích... sẽ giành được thắng lợi.Xác định là ngân hàng bán lẻ thì số lượng khách hàng cá nhân, DNNVV phát triển mới, cùng với đó là thị phần bán lẻ là tiêu chí đánh giá quan trọng. Các ngân hàng TMCP do nhà nước nắm cổ phần chi phối như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank trong những năm qua tập trung đẩy mạnh phát triển ngân hàng bán lẻ, qua đó thị phần bán lẻ trong tổng hoạt động chung của các ngân hàng ngày càng tăng. Đối với các ngân hàng cổ phần khác như ACB, SHB, Techcombank, HD, MB, VPBank…thì định hướng của các ngân hàng này hầu hết là ngân hàng bán lẻ, vì vậy số lượng khách hàng, thị phần bán lẻ là yếu tố quan trọng đánh giá sự phát triển của mình, ngân hàng nào tăng trưởng số lượng khách hàng tốt, thị phần tăng chứng tỏ hoạt động bán lẻ tại ngân hàng đó hiệu quả.
+ Tăng trưởng của các dịch vụ NHBL
Để đánh giá được quy mô phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các NHTM thường sử dụng một số chỉ tiêu như: Tăng trưởng Dư nợ tín dụng, tăng trưởng số dư huy động, tăng trưởng số lượng phát hành và doanh số thanh toán thẻ, doanh thu từ thu phí dịch vụ ngân hàng bán lẻ,...
Các chỉ tiêu này gia tăng trong nhiều năm thể hiện một sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả của hoạt động dịch vụ NHBL
+ Số lượng các kênh phân phối
Như trên đã phân tích, tuy khoa học kỹ thuật, CNTT phát triển ngày càng hiện đại, nhưng không có con người hướng dẫn, làm chủ thể sử dụng thì những công nghệ đó cũng chỉ là vô ích. Phát triển dịch vụ ở đâu, ngân hàng nên mở rộng mạng lưới các kênh phân phối của mình tới đó, tạo điều kiện hướng dẫn người dân tiếp cận với các dịch vụ tiên tiến của ngân hàng dễ dàng. Ngày nay, các ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn tới việc mở rộng các kênh phân phối nhờ đó mà thu hút được nhiều khách hàng hơn. Chính vì vậy hệ thống kênh phân phối là tiêu chí quan
trọng đánh giá mức độ phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Các ngân hàng có hệ thống kênh phân phối rộng khắp trên cả nước, và tại các tỉnh có các kênh phân phối ở hầu hết các huyện/thị/thành phố/quận thì ngân hàng đó sẽ có điều kiện phát triển ngân hàng bán lẻ. Trên thị trường hiện nay, Agribank là ngân hàng có hệ thống các kênh phân phối lớn nhất, có ở tất cả 64 tỉnh thành trong cả nước, trong mỗi tỉnh/thành phố thì các chi nhánh cũng có các Chi nhánh cấp 2, Các ngân hàng TMCP khác trung bình có khoảng 300 đến 1200 chi nhánh và điểm giao dịch trên toàn quốc. Các kênh phân phối hay nói cách khác là các điểm giao dịch là tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ vì những điểm giao dịch này chủ yếu phục vụ khách hàng là các nhân, các DNNVV, càng có nhiều điểm giao dịch thì số lượng khách hàng bán lẻ sử dụng dịch vụ càng nhiều qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
+ Tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ/ Chi phí dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế rủi ro. Thực hiện nguyên lý “không bỏ trứng vào cùng một giỏ”, nên việc phát triển dịch vụ NHBL là một cách hữu hiệu để phân tán rủi ro trong kinh doanh, giữ vững sự ổn định của ngân hàng. Kinh tế ngày càng phát triển, mức sống người dân ngày càng cao; ngân hàng nào có tỷ trọng thu từ dịch vụ cũng như các nguồn thu từ sản phẩm khác dành cho cá nhân, DNNVV cao càng chứng tỏ khả năng phát triển dịch vụ NHBL là tốt.Doanh số và lợi nhuận là chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá sự phát triển dịch vụ NHBL, doanh số hoạt động càng lớn tức là lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHBL ngày càng cao, thị phần bán lẻ càng nhiều; lợi nhuậntừ dịch vụ ngân hàng bán lẻ/chi phí dịch vụ ngân hàng bán lẻ càng tăng chứng tỏ hiệu quả của việc phát triển dịch vụ NHBL càng cao.
Quy mô lượi nhuận chỉ là một chỉ số tuyệt đối và nếu chỉ được dùng đơn lẻ, nó không phản ánh được đầy đủ hiệu quả của dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng.
Công tác dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng được đánh giá có hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:
+ Tỷ lệ Lợi nhuận từ dịch vụ/ Chi phí dịch vụ ngân hàng bán lẻ càng lớn thì công tác dịch vụ ngân hàng bán lẻ càng hiệu quả.
+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng về các phương diện quy mô, thời hạn tính ổn định. Theo nguyên lý chung, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ưu thế nhất về phương diện chi phí.
Đồng thời thu được lợi nhuận biên cao nhất từ hoạt động cho vay và các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Hiện nay, hầu hết tất cả các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang áp dụng quản lý vốn tập trung, toàn bộ nguồn vốn được quản lý tập trung tại Hội sở, Hội sở áp dụng cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing). Giá điều chuyển vốn nội bộ FTP là lãi suất mua vốn và bán vốn giữa Hội sở và Chi nhánh. Lãi suất mua vốn là mức lãi suất Hội sở trả cho Chi nhánh áp dụng cho các khoản thuộc phạm vi tính lãi điều chuyển vốn nằm bên tài sản Nợ. Lãi suất bán vốn là mức lãi suất Hội sở thu của Chi nhánh áp dụng cho các khoản mục thuộc phạm vi tính lãi điều chuyển vốn nằm bên tài sản Có. Thông qua việc mua bán vốn này, Chi nhánh hưởng các mức chênh lệch:
- Chênh lệch đối với cho vay (NIMCV) = Lãi suất cho vay khách hàng - Lãi suất bán mua vốn của Hội sở.
- Chênh lệch đối với huy động vốn (NIMHĐV) = Lãi suất bán vốn cho Hội sở - Lãi suất thực tế trả cho khách hàng.
Hội sở xây dựng cơ chế mua bán vốn tập trung FTP đảm bảo nguyên tắc Chi nhánh luôn nhận được mức lợi nhuận dương khi thực hiện hai nghiệp vụ huy động và cho vay vốn. Các chênh lệch trên càng cao Chi nhánh càng có lợi.
Chi nhánh căn cứ vào giá mua bán vốn FTP của Hội sở xây dựng lãi suất huy động phù hợp cho từng thời kỳ, đảm bảo mức lãi suất huy động không vượt trần nhà nước quy định, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
Để phân tích lợi nhuận và chi phí dịch vụ, các NHTM chủ yếu sử dụng phương pháp chi phí bình quân, đánh giá chênh lệch đầu vào đầu ra. Dựa vào đó, các ngân hàng có thể đánh giá hiệu quả dịch vụ NHBL và có phương hướng điều chỉnh lãi suất cho vay và huy huy động phù hợp, nhằm tối đa lợi nhuận cao cho ngân hàng đồng thời giảm chi phí.
Lợi nhuận dịch vụ
NHBL
=
Lợi nhuận từ bán vốn huy động
cho Hội sở
+
Lợi nhuận từ chênh lệch
lãi vay
+
Thu nhập khác (các khoản phí
dịch vụ) Chi phí
dịch vụ NHBL
= Lãi trả cho nguồn
huy động + Chi phí khác khác
Như đã nói ở trên Tỷ lệ Lợi nhuận từ dịch vụ/ Chi phí dịch vụ ngân hàng bán lẻ càng lớn thì công tác dịch vụ ngân hàng bán lẻ càng hiệu quả. Các ngân hàng có tỷ trọng huy động bán lẻ/tổng huy động ngày càng tăng chứng tỏ hiệu quả từ mảng huy động bán lẻ ngày càng tăng vì không như tín dụng có rủi ro do phát sinh nợ xấu, việc bán vốn huy động ra Hội sở luôn mang lại lợi nhuận an toàn cho các Chi nhánh. Hoạt động tín dụng bán lẻ tăng trưởng tốt thì lợi nhuận mang lại từ chênh lệch lãi vay ngày càng tăng bên cạnh đó là các nguồn thu khác như phí bảo lãnh, phí phát hành thẻ, phí dịch vụ chuyển tiền…Đối với Chi phí dịch vụ ngân hàng bán lẻ thì thành phần cơ bản của chi phí dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thể hiện chủ yếu ở khoản chi phí trả lãi, các khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động và phát triển khách hàng mới bao gồm khách hàng tín dụng và chi phí trích lập dự phòng rủi ro. Như vậy nếu các ngân hàng làm tốt được những công tác như trên, tăng trưởng tín dụng, huy động vốn bán lẻ tốt, giảm thiểu được chi phí, đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro thì tỷ lệ Lợi nhuận từ dịch vụ bán lẻ/Chi phí dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng tăng và chứng tỏ mức độ phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng đó cũng ngày càng tăng.