CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGO ẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH
3.1. Định hướng phát triển đất nước, của vùng và chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh đến năm
3.1.1 Định hướng phát triển của đất nước, của vùng:
Từ nay đến năm 2020, dự báo kinh tế thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thương mại toàn cầu có sự phục hồi nhưng chậm, tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ không cao hơn nhiều so với năm 2015. Là một nền kinh tế có độ mở lớn. đã hội nhập sâu rộng với thế giới, nhất là sau khi Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên chắc chắn tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ chịu tác động không nhỏ từ những biến động của kinh tế thế giới. Năm 2016 là năm khởi đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016– 2020, Chính phủ chủ trương tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, tại Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011- 2015. Theo đó, thời gian qua, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện cơ bản được mục tiêu lành mạnh hóa tình hình tài chính và củng cố lại năng lực hoạt động của các TCTD, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD, nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Đối với ngành Ngân hàng trong giai đoạn 2016 – 2020, tại Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ cũng đã xác định rõ giai đoạn 2016-2017 cầnxây dựng, ban hành kế hoạch đơn giản hóa các thủ tục cho vay, cung cấp dịch vụ và lộ
trình rà soát, cắt giảm các loại phí không hợp lý cho cá nhân, doanh nghiệp; Hoàn thành việc áp dụng theo hình thức một cửa đối với các dịch vụ như gửi tiết kiệm, quy trình dịch vụ chuyển tiền, kiều hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ tiền mặt và các dịch vụ phi tín dụng khác.Giai đoạn 2018 – 2020, Việt Nam phấn đấu hướng tới mục tiêu duy trì chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam trong nhóm 30 nước đứng đầu theo đánh giá của World Bank. Tiếp tục duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%
tổng dư nợ theo chuẩn mực phân loại nợ của Việt Nam.Các tổ chức tín dụng áp dụng các mô hình kinh doanh năng động, hiện đại trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối và làm việc online với khách hàng và nhà đầu tư. Ngoài ra, các TCTD có các loại hình dịch vụ hiện đại với số lượng, hình thức, chất lượng tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế, ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Cơ hội:
- Quá trình cơ cấu lại hệ thống NHTM trong thời gian qua và những năm tới sẽ là cơ hội phát triển tốt cho những ngân hàng lớn đang có hoạt động ổn định, lành mạnh, có năng lực tài chính, năng lực quản trị tốt. Thông qua việc mua bán, sáp nhập với những TCTD có quy mô nhỏ hơn, có năng lực tài chính hạn chế, các ngân hàng lớn có khả năng tăng trưởng nhanh về quy mô hoạt động, chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, các ngân hàng tốt cũng có nhiều thuận lợi trong việc thu hút, phát triển tập KH của mình. Thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp tốt rời bỏ những ngân hàng nhỏ, yếu kém để chủ động tìm kiếm, thiết lập quan hệ với các ngân hàng có năng lực tài chính, hoạt động an toàn, chuyên nghiệp và bài bản.
- Mảng KHCN là phân đoạn thị trường có tiềm năng phát triển mạnh nhất. Tỷ lệ thu nhập từ DVBL hiện nay chiếm bình quân 8-15% trong tổng doanh thu của các ngân hàng (tỷ lệ này ở các nước phát triển chiếm khoảng 50%). Với dự báo tốc độ tăng trưởng của phân khúc thị trường này sẽ ở mức khoảng 30-40%/năm trong
những năm tới đây, rõ ràng đây là khu vực đầy tiềm năng để các ngân hàng có thể tập trung khai thác.
- Mảng KH doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là phân khúc KH đầy tiềm năng, bởi lẽ số lượng các doanh nghiệp đã tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua (hiện có khoảng trên 600.000 DNNVV đang hoạt động), và hiện nay cũng chưa có một ngân hàng nào thống lĩnh mảng thị trường này.
- Hoạt động thâm nhập thị trường ngân hàng còn thấp ở Việt Nam, thậm chí khi so sánh với các nuớc có thu nhập đầu người tương tự. Học hỏi từ các thị trường khác cho thấy tiềm năng đáng kể để tăng trưởng trong tương lai.
- Quá trình hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam tận dụng vốn, công nghệ, nguồn nhân lực từ các nhà đầu tư là các định chế tài chính hàng đầu trên thế giới. Đồng thời, mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác trong kinh doanh với các đối tác nước ngoài, từ đó nâng cao vị thế và uy tín, hình ảnh của các ngân hàng trong nước trên trường quốc tế.
Thách thức:
- Ưu tiên của Chính phủ trong thời gian tới vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, trên cơ sở điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ và linh hoạt. Trong những năm tới. dự báo NHNN vẫn sẽ kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế, và điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả hoạt động của các NHTM, khi mà nguồn thu từ lãi tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu từ hoạt động của ngân hàng.
- Thị trường ngân hàng Việt Nam có tính cạnh tranh rất cao. Đến năm 2015 Việt Nam có tất cả 118tổ chức tín dụng đang hoạt động, cụ thể: 7 NHTM Nhà nước, 28 ngân hàng TMCP, 55 ngân hàng liên doanh ngân hàng nước ngoài, 27 Công ty tài chính và 01 ngân hàng Hợp tác xã. Trong đó, các ngân hàng có uy tín trên thế giới như HSBC, ANZ, Citibank… với kinh nghiệm lâu năm cùng tiềm lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và công nghệ thực sự tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các ngân hàng trong nước.
- Cũng do tác động của quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chịu tác động rất lớn từ những biến động của thị trường tài chính thế giới. Khủng hoảng tài chính thế giới cũng kéo theo kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng giảm mạnh, tác động trực tiếp tới các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và những ứng dụng của công nghệ cao trong hoạt động ngân hàng cũng đem lại không ít rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là mảng thanh toán và kinh doanh thẻ,
3.1.2. Chiến lược phát triển của Vietcombank
Mục tiêu tổng thể trong chiến lược của VCB là xây dựng Vietcombank thành một tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam; mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất; hài hòa lợi ích giữa khách hàng, cổ đông và người lao động. Tầm nhìn 2020 là trở thành NHTM số 1 tại Việt Nam; một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới; được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, trong đó phấn đấu đến năm 2018 trở thành Ngân hàng số 1 về bán lẻ.
Để thực hiện chiến lược của mình, về mặt định hướng chung, Vietcombank đề ra lộ trình phát triển thành tập đoàn chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2011- 2015): Duy trì và phát triển Mô hình Công ty mẹ con; Giai đoạn 2 (2016 – 2020):
Hoàn thiện các điều kiện để trở thành Tập đoàn ngân hàng – tài chính đa năng.
Theo đó:
+ Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động ngân hàng thương mại.
+ An toàn và Hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “Hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên suốt.
+ Phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
+ Phát triển và mở rộng quy mô hoạt động thông qua Mua bán sáp nhập và Hợp nhất khi có đủ điều kiện.
Về định hướng kinh doanh:
+ Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường quốc tế. Lĩnh vực kinh doanh lấy hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi trên cơ sở củng cố phát triển bán buôn và đẩy mạnh bán lẻ - làm cở sở nền tảng phát triển bền vững.
+ Giữ vững vị trí hàng đầu của Vietcombank về các mảng nghiệp vụ: Thẻ, Ngân hàng điện tử, Tài trợ thương mại, Kinh doanh vốn và Ngân hàng bán buôn.
+ Mở rộng và từng bước phát triển các mảng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư một cách phù hợp.
3.1.3. Định hướng phát triển của Vietcombank Hà Tĩnh
Dựa trên tinh thần chủ đạo của chiến lược phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đến năm 2020, Vietcombank Hà Tĩnh đã đề ra chiến lược phát triển cho giai đoạn sắp tới như sau:
- Thực hiện tăng trưởng các mặt hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo thị phần, đồng thời đạt được hai mục tiêu: lợi nhuận và an toàn. Tăng trưởng dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo đúng định hướng của Vietcombank là định hướng Vietcombank Hà Tĩnh là Chi nhánh bán lẻ
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ NHBL hiện có, cố gắng phát triển thêm các dịch vụ mới nhằm tạo điều kiện phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu của việc phát triển dịch vụ NHBL.
- Chuyên nghiệp hóa thái độ và phong cách phục vụ khách hàng.