Sự hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh nhằm hướng tới hiện đại hóa Hải quan đến năm 2020 (Trang 41 - 45)

Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN SỰ TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Tổng quan Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Sự hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

2.1. Tổng quan Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Sự hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

2.1.1.1. Sự hình thành, phát triển

Quá trình ra đời và phát triển của Hải quan Quảng Ninh luôn gắn liền với những điểm mốc lịch sử quan trọng của tỉnh Quảng Ninh và của Hải quan Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng:

Ngày 10-9-1945 Chính phủ Lâm thời đã ra Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu trực thuộc Bộ Tài chính. Đến ngày 5-02-1946, Bộ Tài chính ra Nghị định số 192-TC về hệ thống tổ chức các cơ quan Thuế quan và Thuế gián thu từ Trung ương đến địa phương và khu vực, Vùng Quảng Ninh ngày nay thuộc về khu vực thứ nhất của Bắc Bộ và có 4 Chánh thu sở, 5 Phụ thu sở, đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Hải quan trên đất Mỏ anh hùng.Tuy nhiên, do tình hình chính trị lúc bấy giờ phức tạp nên các tổ chức này chƣa hoạt động đƣợc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1946-1954), tổ chức Hải quan trên đất Mỏ đã phối hợp với các lực lượng thực hiện chủ trương bao vây kinh tế và đấu tranh kinh tế với địch, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm.

Năm 1964, khi có quyết định hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh thì ngày 08/02/1964 Chi cục Hải quan Quảng Ninh cũng đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất Chi sở Hải quan Hồng Quảng và Phòng Hải quan Hải Ninh, đây là 2 đơn vị Hải quan cách mạng đƣợc xuất hiện từ rất sớm trên Đất Mỏ. Phòng Hải quan Hải Ninh đƣợc thành lập năm 1954, làm nhiệm vụ thu thuế xuất nhập khẩu và quản lý xuất nhập khẩu trên địa bàn Hải Ninh khi hoạt động mậu dịch tiểu ngạch phát triển mạnh. Chi sở Hải quan Hồng Quảng đƣợc thành lập

31

năm 1955 làm nhiệm vụ quản lý, kiểm soát tàu thuyền qua lại trên địa phận Hồng Quảng (Quảng Yên, Hòn Gai, Cẩm Phả), đến năm 1959 Chi sở Hải quan Hồng Quảng đƣợc giao nhiệm vụ thi hành chính sách các thủ tục thể lệ Hải quan, kiểm soát chống buôn lậu hàng hoá xuất nhập khẩu và thuốc phiện thuộc phạm vi khu Hồng Quảng.

Từ ngày thành lập (08/02/1964) đến nay, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh có những tên gọi sau:

- Chi cục Hải quan Quảng Ninh thuộc Bộ Ngoại thương theo Quyết định số 47/BNT-TCCB thành lập Chi cục Hải quan Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất Chi sở Hải quan Hồng Quảng và Phòng Hải quan Hải Ninh.

- Hải quan tỉnh Quảng Ninh thuộc Tổng cục Hải quan theo Quyết định của Tổng cục Hải quan vào tháng 5/1985.

- Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh thuộc Tổng cục Hải quan theo Quyết định số 91/TCHQ-TCCB ngày 01/6/1994 của Tổng cục Hải quan.

Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước và của tỉnh Quảng Ninh, Hải quan Quảng Ninh cũng từng bước đổi mới và phát triển vượt bậc về mọi mặt. Khi thành lập (năm 1964) Chi cục Hải quan Quảng Ninh lúc bấy giờ chỉ có 18 người, trụ sở làm việc phải đóng nhờ, trang thiết bị, phương tiện vô cùng thiếu thốn. Đến nay, sau hơn 50 năm xây dựng, củng cố và trưởng thành, Hải quan Quảng Ninh đã có đội ngũ gần 500 CBCC với 9 Phòng (Ban) tham mưu giúp việc, 7 Chi cục Hải quan, 2 Đội kiểm soát, 01 Chi cục Kiểm tra sau thông quan và 01 đơn vị tương đương; Cơ sở vật chất từ Trụ sở làm việc đến các phương tiện hoạt động đều được trang bị khang trang, hiện đại.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Hải quan Quảng Ninh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK, XNC, đầu tƣ, du lịch phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hoá Hải quan. Hàng năm, tổ chức chỉ đạo công tác thu thuế XNK đạt và vƣợt chỉ tiêu, năm sau cao hơn năm trước; Công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại (CBL& GLTM) thường xuyên được tăng cường và đổi mới, đã tập trung đánh trúng đường dây, ổ

32

nhóm, các đối tƣợng buôn lậu lớn có tổ chức, các mặt hàng cấm, trị giá hàng hóa bị bắt giữ hàng năm khá lớn.

2.1.1.2. Đặc điểm vị trí địa lý, Chức năng, nhiệm vụ hiện của Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.

*/ Vị trí địa lý và địa bàn hoạt động:

- Quảng Ninh ở vị trí địa bàn chiến lƣợc, có những điểm đặc thù riêng biệt so với các địa phương khác trong toàn quốc: là Tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc (đường biên giới trên bộ dài 118,825 km tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây-khu vực phát triển kinh tế năng động của Trung Quốc và đường phân định vịnh Bắc Bộ trên biển dài 191km); có đường bờ biển dài trên 250km, hệ thống cảng biển, cảng nước sâu với năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn, với 3 cửa khẩu cảng là Hòn Gai, Cẩm Phả, Vạn Gia và nhiều bến cảng nhƣ Cái Lân, Mũi Ngọc, Mùi Chùa, Vân Đồn, Cảng khách Quốc tế Tuần Châu…; có hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ, cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu phụ, lối mở và các điểm thông quan phân bố trên dọc tuyến biên giới, cách xa nhau, địa hình hiểm trở, phức tạp (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh); có nhiều khu kinh tế, trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ, đầu tƣ và là một cung quan trọng của vành đai Kinh tế Vịnh Bắc Bộ, đầu mối giao thương giữa 2 nước Việt Nam-Trung Quốc và các nước trong trong khu vực.

- Địa bàn hoạt động của Hải quan rất rộng, trải dài, phức tạp, cả tuyến đường bộ và đường biển luôn là điểm nóng, trọng điểm của cả nước về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy.

*/ Chức năng: Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý Nhà nước về Hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về Hải quan, các qui định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

*/ Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà

33

nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm:

+ Thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung và các địa điểm kiểm tra khác theo quy định của pháp luật;

+ Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;

+ Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma tuý trong phạm vi địa bàn hoạt động.

+ Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma tuý ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

+ Áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ đƣợc giao.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại

34

đối với các quyết định hành chính của các đơn vị thuộc và trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

- Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

- Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

- Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

- Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

- Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng CBCC của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh nhằm hướng tới hiện đại hóa Hải quan đến năm 2020 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)