Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN SỰ TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH
2.2. Phân tích thực trạng chất lƣợng nhân sự tại Cục Hải quan tỉnh Quảng
2.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân sự tại Cục Hải quan Quảng Ninh
2.2.3.1. Phân tích các điều kiện về tuyển dụng, điều kiện lao động.
a. Tuyển dụng:
Trong những năm qua công tác tuyển dụng tại Cục Hải quan Quảng Ninh đƣợc tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng chỉ đạo, quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo phân cấp và quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy định. Công chức sau khi tuyển dụng đã đƣợc bố trí, phân công, sử dụng hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường và chuyên môn được đào tạo của từng người.
Tuy nhiên, do sự phân cấp trong công tác tuyển dụng hiện nay nên tại cấp Cục Hải quan địa phương như Cục Hải quan Quảng Ninh mới chỉ được dừng lại ở khâu sơ tuyển thí sinh (bao gồm sơ tuyển qua hồ sơ và hình thức) còn các nội dung về kiến thức, hình thức thi tuyển đều do Tổng cục Hải quan thực hiện chung cho toàn Ngành. Điều này là một hạn chế lớn trong công tác tuyển dụng lao động đối với Cục Hải quan Quảng Ninh, bởi các thí sinh khi tham dự kỳ thi tuyển sẽ thực hiện cùng một nội dung thi đƣợc áp dụng chung trong toàn Ngành bao gồm các nội dung về môn Hành chính Nhà nước, ngoại ngữ, tin học. Với cách làm này thì các
61
Cục Hải quan địa phương nói chung và Cục Hải quan Quảng Ninh nói riêng sẽ rất khó lựa chọn đƣợc những ứng viên theo mong muốn của mình bởi việc tổ chức tuyển dụng nhƣ trên sẽ rất khó tìm đƣợc những ứng viên có khả năng đáp ứng sát được với yêu cầu công việc thực tế của địa phương, nhất là đối với những vị trí công việc đang cần bổ sung nhân sự. Do đó, sau khi tuyển dụng xong lại cần phải có một thời gian cần thiết cùng với những công chức có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cứng để bồi dƣỡng, kèm cặp thì những ứng viên này mới có thể đảm đương được công việc theo yêu cầu.
b - Điều kiện lao động:
Cùng với việc thường xuyên nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, chính quyền tỉnh Quảng Ninh và sự quan tâm của Đảng uỷ, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh và các tổ chức đoàn thể trong việc quan tâm, chăm lo đến đời sống và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể để giúp cho CBCC, người lao động yên tâm lao động, công tác nên nhìn chung môi trường làm việc và điều kiện lao động của cán bộ công chức, người lao động tại Cục Hải quan Quảng Ninh trong những năm qua và hiện nay tương đối tốt, với những trụ sở và địa điểm làm việc khang trang, trang thiết bị hiện đại, các điều kiện về bảo hộ lao động và công cụ hỗ trợ cơ bản đầy đủ và đáp ứng đƣợc yêu cầu.
2.2.3.2. Phân tích các điều kiện về đào tạo, phát triển:
- Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới của đất nước đã đòi hỏi các hoạt động nghiệp vụ của Ngành Hải quan nói chung phải từng bước được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế như: Công ước Kyoto sửa đổi (các chuẩn mực và chuẩn mực chuyển tiếp của Phụ lục tổng quát) và các công cụ khác của WCO; Các hiệp định của WTO liên quan đến xác định trị giá, bảo hộ, chống phá giá và đối kháng, hạn chế các biện pháp phi quan thuế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...; Các hiệp định tự do thương mại khu vực hoặc song phương…
Xuất phát từ yêu cầu đó nên những năm qua, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh luôn được đặc biệt quan tâm nhằm từng bước hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng nguồn
62
nhân sự để đáp ứng đƣợc những yêu cầu cần thiết trong công cuộc đổi mới, cải cách, phát triển và hiện đại hoá cũng nhƣ nhằm chuẩn hoá chức danh, chức vụ, phục vụ yêu cầu quy hoạch phát triển lực lƣợng.
Kết quả đào tạo từ năm 2011 đến 2015: Đã cử 2.851 lƣợt CBCC-LĐ đi tham dự các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng do các cấp, các ngành, địa phương cũng nhƣ cơ quan tổ chức, trong đó tập trung vào các lĩnh vực nhƣ đào tạo chuyên môn (đại học, sau đại học), ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, chuyên sâu nghiệp vụ.
Bảng 2.22: Số lƣợt cán bộ công chức đƣợc cử đi đào tạo của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2015.
TT Năm Tổng số người(tính đến 31/12 hàng năm)
Số lƣợt lao động đƣợc cử đi đào tạo
1 2011 480 515
2 2012 495 698
3 2013 476 687
4 2014 480 542
5 2015 484 409
(Nguồn Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh) Đến nay, đội ngũ CBCC cơ bản đƣợc chuẩn hóa theo vị trí, chức danh công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành Hải quan; Cơ cấu chuyên môn đào tạo của CBCC hiện tại đa dạng (kinh tế, tài chính, luật, ngoại thương, thương mại, kế toán, ngoại ngữ, công an...) phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc thù quản lý của đơn vị; Trình độ của CBCC ngày càng đƣợc nâng cao, tỷ lệ CBCC có trình độ Đại học và trên đại học chiếm trên 80%.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do chính sách của Ngành cũng nhƣ sự nỗ lực, cố gắng của Cục Hải quan tỉnh nhƣ: CBCC khi đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc bố trí thời gian, sắp xếp công việc và tạo điều kiện thuận lợi để đi học; đƣợc hỗ trợ một phần chi phí đào tạo theo qui định hiện hành của Ngành; được hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian đi học... thì do thiếu biên chế và yêu cầu công việc, nên hiện nay một số trường hợp trong quá trình đi học vẫn phải giải quyết công việc nhưng
63
chƣa có chính sách đãi ngộ thoả đáng. Bên cạnh đó việc lựa chọn cử CBCC đi học ở các đơn vị cơ sở hiện nay cũng còn nhiều bất cập, một số trường hợp được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về nhưng chất lượng công việc không được cải thiện, khả năng truyền đạt, hướng dẫn còn yếu nên không phát huy đƣợc hiệu quả của công tác đào tạo.