5.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi cầm cố TS:
5.1.1. Quyền của bên cầm cố :
a) Yêu cầu NHCV bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản , giấy tờ về TSCC;
b) Được bán, chuyển nhượng một phần TS có giá trị tương ứng (xác định theo tỷ lệ cho vay so với TSBĐ) với số tiền đã trả nợ, nếu việc rút bớt một phần tài sản không ảnh hưởng đến chất lượng, tính năng sử dụng ban đầu và giá trị của TSBĐ còn lại;
c) Yêu cầu NHCV đình chỉ sử dụng TSCC trong trường hợp do khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ TSCC (nếu các bên thỏa thuận) mà TS có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
d) Được bổ sung, thay thế TSCC bằng TS khác nếu được NHCV chấp nhận;
e) Nhận lại TS, giấy chứng nhận quyền sở hữu TSCC (nếu có) hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu TSCC khi hòan thành nghĩa vụ đựơc bảo đảm hoặc thay thế bằng biện pháp đảm bảo khác.
5.1.2 .Nghĩa vụ của bên cầm cố :
a) Thông báo cho NHCV về quyền của người thứ ba đối với TSCC (nếu có); trong trường hợp không thông báo thì NHCV có quyền yêu cầu bên cầm cố bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với TSCC nếu các bên thứ ba ký xác nhận đồng ý cầm cố TS cho NHCV;
b) Giao TS và bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu TS (nếu có) ; bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu TSCC, bản chính hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm và văn bản ủy quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm (nếu có) cho NHCV giữ;
c) Thực hiện đăng ký/xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của PL hoặc theo thỏa thuận với NHCV ; chịu trách nhiệm thanh tóan chi phí về đăng ký giao dịch bảo đảm;
d) Thanh tóan chi phí lưu giữ, bảo quản TS, chi phí thuê định giá TSBĐ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Mua bảo hiểm vật chất đối với TSBĐ trong suốt thời hạn bảo đảm tiền vay theo hình thức hợp đồng có thể chuyển nhượng đựơc và ký hậu theo lệnh/ký hậu đích danh NHCV hoặc hợp đồng bảo hiểm nêu rõ người thụ hưởng là NHCV ; đồng thời lập văn bản ủy quyền cho NHCV được thụ hưởng tiền bảo hiểm.
f) Phối hợp với NHCV tiến hành các thủ tục nhận tiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm để trả nợ cho NHCV trong trường TSCC bị hư hỏng không do lỗi của NHCV mà TS đó đã được bảo hiểm;
bổ sung TS bảo đảm, thay thế bằng biện pháp khác hoặc trả nợ trước hạn nếu khỏan tiền nhận đựơc từ tổ chức bảo hiểm chưa đủ để trả nợ;
g) Bổ sung TS hoặc trả nợ và điều chỉnh giảm nghĩa vụ đựơc bảo đảm tương ứng với phần chênh lệch thiếu, nếu giá trị TSBĐ sau khi định giá lại không đủ đảm bảo cho giá trị nghĩa vụ đựơc đảm bảo đã thỏa thuận trong hợp đồng.
h) Phối hợp với NHCV xử lý TSBĐ và chịu trách nhiệm thanh tóan các chi phí liên quan đến việc xử lý TSBĐ (nếu có phát sinh);
i) Thanh tóan chi phí thi hành án trong trường hợp TS phải xử lý qua cơ quan thi hành án.
5.1.3. Quyền của bên nhận cầm cố (NHCV):
a) Giữ TSCC, bản chính các giấy tờ : giấy chứng nhận quyền sở hữu TS, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu TS, hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có);
b) Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ TSCC (nếu có thỏa thuận);
c) Định giá lại TSBĐ trong các trường hợp sau:
- Khi hết thời hạn tối đa là 1 năm kể từ lần định giá gần nhất;
- Bên bảo đảm rút bớt, bổ sung, thay thế TSBĐ hoặc đề nghị điều chỉnh nghĩa vụ đựơc bảo đảm;
- Khi giá thị trường biến động giảm trên 20% so với lần định giá gần nhất;
- NHCV kiểm tra phát hiện TSBĐ bị giảm giá trị do xuống cấp tự nhiên (không phải lỗi của NHCV);
d) Quyết định các biện pháp xử lý TSCC để thu hồi nợ đến hạn trong trường hợp NHCV và bên cầm cố không thỏa thuận đựơc biện pháp xử lý TSBĐ : bán công khai, đề nghị cơ quan đấu giá TS bán TS, nhận chính TS để thay thế nghĩa vụ đựơc bảo đảm;
e) Đựơc thanh tóan chi phí lưu giữ, bảo quản TSCC (nếu có thỏa thuận);
f) Xử lý TSCC để thu hồi nợ trong các trường sau:
- Khi đến hạn trả nợ của bất kỳ khỏan vay nào đựơc bảo đảm bằng TSCC mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với NHCV;
- Khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm hoặc bị phá sản , giải thể dẫn đến phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trứơc thời hạn nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
- Khách hàng vay thực hiện chuyển đổi (CP hóa, chia tách, sáp nhập, chuyển thành cty TNHH một thành viên …) mà:
+ Không trả hết nợ gốc và lãi vay đựơc bảo đảm bằng TS cho NHCV trong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định chuyển đổi ; hoặc
+ Không thông báo bằng văn bản cho NHCV về việc chuyển đổi doanh nghiệp và đề nghị cho chuyển nợ vay đựơc bảo đảm bằng TS doanh nghiệp mới trong trường hợp không thể trả hết nợ theo qui định trên ;hoặc
+ Không có văn bản đồng ý nhận nợ của doanh nghiệp nhận sáp nhập trong trường hợp đựơc sáp nhập vào doanh nghiệp khác.
g) Nhận tiền bảo hiểm từ cơ quann bảo hiểm để thu nợ nếu có rủi ro xảy ra không do lỗi của NHCV mà TS đó đã đựơc mua bảo hiểm.
5.1.4 .Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố (NHCV)
a ) Bảo quản an tòan TS và giấy tờ về TSCC; bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố nếu bị mất mát, hư hỏng TSCC hoặc giấy tờ về TSCC;
b) Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh và dùng TS để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác.
c) Không đựơc khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ TSCC, nếu không được bên cầm cố đồng ý;
d) Trả lại phần TS tương ứng với số nợ khách hàng vay đã trả nếu việc giải tỏa một phần TS không ảnh hưởng đến tính chất, tính năng sử dụng ban đầu và giá trị của TS còn lại.
e) Trả lại TSCC, giấy tờ về TSCC cho bên cầm cố khi khách hàng vay hòan thành nghĩa vụ đựơc bảo đảm hoặc thay thế bằng biện pháp đảm bảo khác;
5.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thế chấp tài sản (TCTS):
5.2.1. Quyền của bên TC:
a) Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ TSTC, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc TSTC;
b) Đựơc đầu tư để làm tăng giá trị TSTC nếu NHCV chấp thuận;
c) Đựơc bán, chuyển nhượng TSTC là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh có giá trị tương ứng (xác định theo tỷ lệ cho vay so với giá trị TSBĐ) với số tiền đã trả nợ.
d) Được bổ sung, thay thế TSTC bằng TSBĐ khác nếu đựơc NHCV chấp thuận;
e) Được cho thuê, cho mượn TSTC nếu NHCV chấp thuận nhưng phải thông báo cho bên, bên mượn TS biết về việc TS cho thuê, cho mượn đang đựơc thế chấp, đồng thời phải thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê, cho mượn : “Nếu TS cho thuê, cho mượn bị xử lý để thu hồi nợ, bên thuê, bên mượn có trách nhiệm giao TS cho NHCV và hợp đồng cho thuê, cho mượn sẽ chấm dứt (kể cả trường hợp hợp đồng thuê TS chưa hết hiệu lực)”;
f) Được bán, trao đổi, tặng cho, góp vốn liên doanh TSTC nếu NHCV chấp thụân;
g) Yêu cầu NHCV bồi thường thiệt hại nếu giấy tờ về TSTC bị mất, hư hỏng;
h) Yêu cầu bên thứ ba giữ TS bồi thường thiệt hại nếu TSTC bị mất, hư hỏng (trường hợp TSTC cho bên thứ ba giữ);
i) Nhận lại TS (trong trường hợp bên thứ ba giữ), giấy tờ về TSTC khi hòan thành nghĩa vụ đựơc bảo đảm hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
5.2.2.Nghĩa vụ của bên TC
a) Giao bản chính các giấy tờ : giấy chứng nhận quyền sở hữu TS (nếu có), giấy tờ chứng minh quyền sở hữu TSTC, QSDĐ, hợp đồng /giấy chứng nhận bảo hiểm và văn bản ủy quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm tiền bảo hiểm (nếu có) cho NHCV giữ. Bảo quản, giữ gìn TSTC;
b) Thông báo cho NHCV về quyền của người thứ ba đối với TSTC (nếu có); trong trường hợp không thông báo thì NHCV có quyền yêu cầu bên thế chấp bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với TSTC nếu các bên thứ ba ký xác nhận đồng ý cầm cố TS cho NHCV;
c) Thực hiện công chứng/chứng thực/ xác nhận hợp đồng TC , đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của PL hoặc theo thỏa thuận của NHCV; chịu trách nhiệm thanh tóan chi phí công chứng/ chứng thực/xác nhận, đăng ký giao dịch đảm bảo;
d) Không đựơc bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh TSTC hoặc sử dụng TSTC để đảm bảo cho nghĩa vụ khác trừ trường hợp cho NHCV chấp thuận;
e) Chấp nhận sự kiểm tra của NHCV trong quá trình bảo quản, sử dụng TS;
f) Mua bảo hiểm vật chất đối với TSBĐ trong suốt thời hạn bảo đảm tiền vay theo hình thức hợp đồng có thể chuyển nhượng đựơc và ký hậu theo lệnh/ ký hậu đích danh NHCV ; hoặc hợp đồng bảo hiểm nêu rõ người thụ hưởng là NHCV ; đồng thời lập văn bản ủy quyền cho NHCV đựơc thụ hưởng tiền bảo hiểm.
g) Không đựơc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thế chấp và phải sử dụng đất đúng mục đích, không đựơc hủy họai làm giảm giá trị của đất, trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất và/hoặc TS trên đất.
h) Bổ sung TS hoặc trả nợ và điều chỉnh giảm nghĩa vụ đựơc bảo đảm tương ứng với phần chênh lệch thiếu, nếu giá trị giá trị TSBĐ sau khi định giá lại không đủ đảm bảo cho giá trị nghĩa vụ đựơc bảo đảm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
i) Phải bảo quản an tòan, áp dụng các biện pháp cần thiết kể cả phải ngừng việc khai thác, nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị TSTC, nếu làm mất, hư hỏng thì phải sửa chữa khôi phục giá trị, bổ sung TSBĐ, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trước hạn cho NHCV.
j) Phối hợp với NHCV tiến hành các thủ tục nhận tiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm để trả nợ cho NHCV trong trường hợp TSTC mất, hư hỏng mà TS đó đã đựơc bảo hiểm; bổ sung TSBĐ, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trước hạn nếu khỏan tiền nhận đựơc từ tổ chức bảo hiểm chưa đủ để trả nợ.
k) Phối hợp với NHCV xử lý TSTC và chịu trách nhiệm thanh tóan các chi phí liên quan đến việc xử lý TSBĐ (nếu có phát sinh).
l) Thanh tóan chi phí thi hành án trong trường hợp TS phải xử lý qua cơ quan thi hành án.
m) Thanh tóan chi phí thuê định giá TSBĐ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
n) Trường hợp có thỏa thuận bên thế chấp đựơc giữ giấy tờ TS theo qui định của PL :
- Phải bảo quản an tòan giấy tờ TS; nếu làm mất, hư hỏng, thì phải bổ sung TSBĐ, thay thế bằng biện pháp bảo đảmkhác hoặc trả nợ trước hạn;
- Giao lại giấy tờ TSTC theo yêu cầu của NHCV nếu sử dụng vốn vay sai mục đích, có dấu hiệu khó khăn tài chính, không thanh tóan kịp thời nợ đến hạn của NHCV hoặc của chủ nợ khác.
5.3. Quyền của bên nhận thế chấp (NHCV)
a) Giữ bản chính các giấy tờ: chứng nhận QSH tài sản thế chấp, QSDĐ, giấy tờ chứng minh QSH tài sản, hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có).
b) Yêu cầu bên thế chấp cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp.
c) Yêu cầu bên thế chấp hoặc bên thứ 3 giữ tài sản, giá trị tài sản hoặc ngừng sử dụng và bổ sung tài sản thế chấp hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác nếu tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng, có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. Nếu bên thế chấp hoặc bên thứ 3 không thực hiện được thì thì NHCV được thu nợ trước hạn.
d) Định giá lại TSBĐ trong các trường hợp sau:
- Khi hết thời hạn tối đa là 1 năm kể từ lần định giá gần nhất.
- Bên bảo đảm rút bớt TSBĐ (trừ TSBĐ là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh mà tài sản đó không phải đăng ký GDBĐ), bổ sung, thay thế TSBĐ; Hoặc đề nghị điều chỉnh nghĩa vụ được bảo đảm.
- Khi UBND tỉnh, TP điều cỉnh bất thường khung giá đất đối với QSDĐ.
- Khi giá thị trường biến động giảm trên 20% so với lần định giá gần nhất đối với TSBĐ khác.
- NHCV kiểm tra phát hiện TSBĐ bị giảm giá trị vì hư hỏng, lạc hậu, mất mát.
- Sau khi di chuyển địa điểm lắp đặt đối với TSBĐ là MMTB gắn liền với nhà xưởng.
e) Yêu cầu bên thế chấp hoặc bên thứ 3 giữ tài sản thế hc6áp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong các trường hợp quy định tại tiết f) sau:
f) Xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ trong các trường hợp sau:
- Khi đến hạn trả nợ của bất kỳ khoản vay nào được bảo đảm bằng tài sản thế châ`p mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với NHCV.
- Khách hàng vay vi phạm cam kết trong HĐTD, HĐBĐ hoặc bị phá sản, giải thể dẫn đến phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Khách hàng vay thực hiện chuyển đổi (Cổ phần hóa, chia, tách, sáp nhập, chuyển thành cty TNHH 1 thành viên …) mà:
+ Không trả hết nợ gốc và lãi vay được bảo đảm bằng tài sản do NHCV trong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định chuyển đổi, hoặc:
+ Không thông báo bằng văn bảnn cho NHCV về việc chuyển đổi DN và đề nghị cho chuyển nợ vay được bảo đảm bằng tài sản sang DN mới trong trường hợp không thể trả hết nợ theo quy định, hoặc:
+ Không có văn bản đồng ý nhận nợ của DN nhận sáp nhập trong trường hợp sáp nhập vào DN khác.
g) Nhận tiền bảo hiểm từ cơ quan bảo hiểm để thu nợ nếu có rủi ro xảy ra mà tài sản đó đã được mua bảo hiểm.
5.4. Nghĩa vụ của bên nhận TC (NHCV)
a) Bảo quản giấy tờ về TSTC ; Bồi thường thiệt hại cho bên TC nếu bị mất, hư hỏng giấy tờ về TSTC;
b) Trả lại giấy tờ về TS tương ứng với số nợ khách hàng vay đã trả (nếu có), nếu việc giải chấp một phần giấy tờ TS không ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ có TSBĐ còn lại và việc xử lý TSBĐ sau này.
c) Trả lại giấy tờ về TSTC cho bên TC khi khách hàng vay hòan thành nghĩa vụ đựơc bảo đảm hoặc thay thế bằng TSBĐ.
5.5. Quyền, nghĩa vụ của bên thứ 3 giữ tài sản thế chấp:
Trường hợp NHCV và bên bảo đảm thỏa thuận giao TSBĐ cho một bên thứ 3 giữ, bên thứ 3 giữ tài sản có quyền và nghĩa vụ sau:
5.5.1. Quyền của bên thứ 3 giữ TSBĐ:
- Nhận thù lao giữ gìn, bảo quản TSBĐ theo thỏa thuận của các bên
- Được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ TSBĐ (nếu các bên có thỏa thuận), trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc TSBĐ.
5.5.2. Nghĩa vụ của bên thứ 3 giữ TSBĐ:
- Không được giao TSBĐ cho bên bảo đảm hoặc bất cứ người nào, tổ chức nào nếu chưa có đồng ý bằng văn bản của NHCV.
- Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh TSBĐ, không được sử dụng TSBĐ để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên giữ tài sản.
- Giữ gìn, bảo quản TSBĐ; Nếu làm mất tài sản, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thì thông báo ngay cho bên thế chấp, NHCV và phải bồi thường thiệt hại cho bên thế chấp (trừ trường hợp xuống cấp tự nhiên)
- Phối hợp với các bên giao tài sản cho NHCV trong trường hợp xử lý TSBĐ.