Các quá trình thoái hóa đất đặc trưng của các vùng địa lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 100 - 107)

Thoái hóa đất tỉnh Thừa Thiên Huế là kết quả của các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Các quá trình thoái hóa đất phổ biến ở vùng nghiên cứu gồm: laterit hóa hình thành kết von đá ong; xói mòn, rửa trôi bề mặt; sạt lở, trượt lở đất đá; xâm thực, xói lở bở sông; xói lở bờ biển; mặn hóa, phèn hóa, glây hóa; cát bay, cát chảy; ô nhiễm do hoạt động KT - XH. Tùy theo vùng địa lý mà có các quá trình thoái hóa đất phổ biến khác nhau.

3.1.1.1. Vùng núi

Vùng núi TTH có các loại đất chủ yếu như: đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa), đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (Fj), đất đỏ vàng trên đá sét (Fs); đất vàng

nhạt trên đá cát (Fq); đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha). Ngoài ra còn có đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất (Hj), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) và đất phù sa ngòi suối (Py).

Phần lớn diện tích có độ dốc lớn >150; TPCG chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình; độ dày tầng đất mỏng nên quá trình thoái hóa phổ biến là xói mòn; sạt lở, trượt lở đất đá nhất là vào mùa mưa lũ [33].

* Thoái hóa đất do xói mòn: Do độ che phủ thấp, mưa lớn theo mùa nên quá trình xói mòn đang diễn ra mạnh trên các loại đất feralit, cát kết, đá macma axit, phiến sét và đất xói mòn trơ sỏi đá. Trên bề mặt đất xuất hiện nhiều mương xói, khe rãnh. Các đất bị xói mòn phân bố chủ yếu ở phía Tây tỉnh TTH thuộc các huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền... nhiều nơi có mức độ xói mòn mạnh như xã Hương Nguyên, Hồng Hạ (A Lưới). Đi kèm với xói mòn là quá trình rửa trôi.

Quá trình rửa trôi chủ yếu xảy ra trên các loại đất xám bạc màu trên đá macma axit trong các vùng đồi trước núi, các bậc thềm và đồi núi trọc ở huyện Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền. Đây là quá trình các cation, các thành phần vi lượng, chất mùn… bị rửa trôi đồng thời tích tụ các nguyên tố Fe, Al, Mn ngăn cản quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng làm giảm độ mùn, độ xốp và hoạt tính của đất, làm cho đất bị bạc màu.

* Thoái hóa đất do sạt lở, trượt lở đất đá: Khu vực thường xảy ra sạt lở, trượt lở ở TTH là vùng đồi núi có độ dốc từ 30 - 350, dọc theo các đoạn đèo Phước Tượng, Phú Gia trên quốc lộ IA; ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc; dọc theo tuyến đường 49 từ Huế đi A Lưới (trên đèo A Ko, đèo Mẹ Ơi) và dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận xã A Roàng (A Lưới) [16]. Các khu vực đặc biệt chú ý là:

- Đoạn đường Hồ Chí Minh qua khu vực đèo Hai Hầm (phía Nam xã A Roàng, huyện A Lưới) kéo dài hơn 25km đã xuất hiện 23 điểm trượt lở lớn và rất lớn, 4 điểm trượt lở trung bình và nhỏ; tại đoạn đèo Pê Ke (xã Hồng Vân) đi A Tép (xã A Roàng) xuất hiện nhiều vết nứt gãy cắt ngang đường và sạt lở nghiêm trọng;

tại phía Bắc chân đèo Phú Gia, những vết nứt gãy hình vòng cung, vành đai bị đứt gãy, sụt lún kéo dài hơn 300m, độ sâu trung bình từ 3m đến 5m.

- Khu vực dọc quốc lộ 49 bị trượt lở mạnh mẽ, tổng khối lượng đất trượt ở đây hàng năm ước chừng đến 1 triệu m3. Từ xã Hồng Hạ (A Lưới) đến khu vực đèo A Co, có 8 khối trượt rất lớn, khoảng 30 khối trượt lớn và nhiều khối trượt quy mô trung bình. Ngoài ra, có trên 200 khối trượt lở quy mô khác nhau tại các dải đồi phân bố từ thôn Bình Thuận, xã Bình Điền (Hương Trà) đến xã Hồng Hạ (A Lưới).

Hình 3.1. Sạt lở ở phía bắc chân đèo Phú Gia (huyện Phú Lộc, tỉnh TTH) - Trên sườn các dải núi quanh thị trấn Phú Lộc chu vi hơn 2.000m có tới 12 điểm trượt quy mô lớn, 6 điểm quy mô trung bình, rất nhiều điểm trượt nhỏ và nhiều vết tích của những khối trượt đã xảy ra.

3.1.1.2. Vùng gò đồi

Vùng gò đồi phong phú về loại đất hơn vùng núi. Chiếm ưu thế là các loại đất Fs, Fa, Fq. Đa số đất có TPCG nhẹ và đất có tầng mỏng, chủ yếu là <30cm.

(tầng đất dày >100cm chỉ có ở nơi còn rừng và ít dốc). Đây là kết quả của việc khai thác đất mạnh và thiếu hợp lý trong một thời gian dài. Độ trữ ẩm lãnh thổ thuộc loại thấp nên khả năng điều tiết nước trong mùa mưa lũ kém. Các quá trình thoái hoá đất chính trong vùng là: quá trình rửa trôi bạc màu, xói mòn do nước, laterit hoá ở các đồi ven đồng bằng, ven thung lũng, nhiều hoạt động KT - XH đã gây ô nhiễm đất.

* Quá trình rửa trôi: Dưới tác động của nước chảy tầng đất nhiều nơi đã bị xói mòn rửa trôi, trơ sỏi đá. Điển hình là đất xói mòn trơ sỏi đá (E) chiếm diện tích

khá lớn, phân bố rải rác ở vùng đồi núi thuộc các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Hương Thuỷ, khoảng 4.987,29ha, chiếm 0,97% tổng DTTN. Đất có tầng đất mỏng chỉ 10 - 20cm, có lẫn đá sỏi, sạn kết von (nhiều nơi trơ đá lộ), thành phần đất mịn ít nên không có khả năng điều tiết nước trong mùa mưa lũ nhưng lại tạo ra các dòng sạn sỏi ngăn cản dòng thoát lũ, vùi lấp đất canh tác.

* Quá trình laterit hóa: Đã làm môi trường đất trở nên chua, nghèo kiềm, tỷ số SiO2/R2O3 ≤ 2. Trong các điều kiện có mạch nước ngầm nâng lên hạ xuống xuất hiện trong mùa mưa và biến mất trong mùa khô như ở các gò đồi thấp hoặc chân núi thì các Secquioxyt (R2O3) được tích lũy tuyệt đối, tạo thành sản phẩm đá ong (laterit). Quá trình laterit hóa diễn ra liên tục trong nhiều năm có thể tạo thành mặt chắn đá ong [2]. Quá trình này diễn ra chủ yếu ở vùng gò đồi giáp đồng bằng đến độ cao 400 - 500m ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Nam Đông…

3.1.1.3. Vùng đồng bằng, đầm phá

Vùng này tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng rất quan trọng do ở đây tập trung nhiều dân cư, trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh. Cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng của vùng đa dạng và phức tạp, các loại đất phổ biến là: đất cát biển (C), đất phù sa (P) đất phù sa glây (Pg), phù sa được bồi (Pb), đất mặn (M), đất phèn (S), đất dốc tụ (D), đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa), trong đó, đất cát biển chiếm diện tích lớn nhất. Do có độ dốc bé, nhiều nơi có địa hình thấp trũng nên vùng này bị ngập lụt hàng năm.

TPCG của các loại đất trong vùng chủ yếu là cát, cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình. Độ dày tầng đất phần lớn >100cm. Các loại đất tuy có khả năng trữ nước lớn nhưng vẫn không có khả năng điều tiết cao vào mùa mưa lũ. Các quá trình thoái hóa đất xảy ra chủ yếu ở đây gồm:

* Xâm thực, xói lở bờ sông: Theo thống kê, có trên 84 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài sạt lở 73,35km tập trung chủ yếu tại vùng hạ lưu các sông chính, gồm:

sông Ô Lâu (10 vị trí với 6,65km), sông Bồ (16 vị trí với 14,4km), sông Hương (17 vị trí với 13,85km), các sông nhánh của sông Hương (11 vị trí), sông Nong (5 vị trí), sông Truồi (5 vị trí), sông Bù Lu (1 vị trí)… [36].

* Xói lở bờ biển: Ở tỉnh TTH, trong tổng số 127km đường bờ biển, dải cồn cát

ven biển kéo dài 90km từ xã Điền Hương, huyện Phong Điền đến tận đèo Hải Vân được xem như tuyến đê biển trực tiếp, bao gồm 24 xã và thị trấn của các thị xã Phong Điền, Hương Trà, huyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc [31], [126]. Hiện nay, có hơn 30km bờ biển bị sạt lở, trong đó có 10km bờ biển bị xâm thực nặng tập trung ở các khu vực như xã Phong Hải (Phong Điền); Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền); Hải Dương (Hương Trà); Thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên (Phú Vang); Vinh Hải, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc)… Xói lở bờ biển làm thay đổi đường bờ, cửa biển đe dọa sự an toàn của 300.000 người sống dọc vùng đầm phá với 84.372ha, chiếm 16,8% DTTN của tỉnh [36].

Hiện tượng xói lở bờ biển TTH xảy ra thường xuyên, phức tạp và có xu hướng gia tăng, nhất là đoạn bờ từ Hải Dương đến Phú Thuận. Hoạt động xói lở diễn ra mạnh vào thời kỳ từ tháng VIII đến tháng III, mạnh nhất là từ tháng IX đến tháng XII, đặc biệt khi có gió mùa Đông Bắc hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động.

* Mặn hóa, phèn hóa, glây hóa: Quá trình mặn hoá, phèn hoá diễn ra ở vùng đất ven biển và dọc vùng cửa sông. Trong mùa khô nước biển ngấm và phèn tiềm tàng bốc lên mặt đất. Còn vào mùa mưa lũ, nước triều dâng cao làm cho diện tích đất phèn mặn mở rộng. Ở các vùng có nhiều ô trũng, ven đầm phá ngập nước thường xuyên thống trị chế độ khử, các vùng có canh tác lúa nước và nuôi trồng thuỷ sản liên tục thúc đẩy quá trình glây hoá đất của vùng. Các loại đất điển hình cho quá trình này là đất than bùn và lầy thụt (vùng trung lưu các lưu vực sông), đất Hình 3.2. Sập nhà do xói lở sông ở

sông Bồ (thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền

Hình 3.3. Nhà cửa tại Phú Thuận bị sập do xói lở bờ biển

phù sa bị glây (vùng đồng bằng ở các địa hình vàn, vàn thấp).

Thoái hóa đất do mặn hóa, phèn hóa, glây hóa phổ biến ở các xã Điền Hải, Điền Hòa, Điền Lộc (Phong Điền); Quảng Công, Quảng Phước (Quảng Điền); Phú Diên, Phú Thuận (Phú Vang); Vinh Hiền, Lộc Hải, Lộc Thủy, Lộc Bình (Phú Lộc).

* Cát bay, cát chảy: Thoái hóa đất do cát bay, cát chảy ở TTH không nặng nề như ở Quảng Bình, Quảng Trị nhưng vẫn là vấn nạn trong sản xuất, sinh hoạt.

Dưới tác động của gió Tây Nam khô nóng, ở vùng cát (nhất là nơi có độ phủ thực vật thấp) hiện tượng cát bay vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc mở rộng diện tích nuôi tôm, khai thác titan đang tàn phá các cánh rừng phòng hộ ở vùng ven biển đã làm hoạt động cát bay trở nên nặng nề như ở Cổ Tháp, xã Quảng Lợi (Quảng Điền), Phong Hải (Phong Điền), Thai Dương (Phú Vang)... Vào mùa mưa, mưa lớn gây ra hiện tượng cát chảy, vì vậy nhiều nơi ở Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương, Quảng Thái, Quảng Lợi đồng ruộng thường bị thu hẹp.

Việc xây dựng tuyến đường chính từ đèo Phú Gia đến Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đã bồi lấp 4ha ruộng lúa của thôn Phú Hải 2, huyện Phú Lộc. Tuyến đường ven biển Cảnh Dương (xã Lộc Vĩnh) cũng bị cát vùi lấp, phải bỏ hoang hơn 58.060m2.

Ngoài các quá trình thoái hóa có tính vùng địa lý kể trên, còn có quá trình thoái hóa, chủ yếu là ô nhiễm đất do nhân tác diễn ra trên tất cả các vùng. Đó là hậu quả của sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; chất thải trong hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chất hóa học sử dụng trong chiến tranh, hoạt động dân sinh. Trong đó, đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm đất do nước thải và chất thải rắn từ các hoạt động công nghiệp, thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Kết quả quan trắc nước thải công nghiệp quý IV năm 2010 của một số cơ sở sản xuất và trạm xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh TTH (bảng 3.1) chỉ rõ các chỉ tiêu đều vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 24:2009/Bộ TNMT. Lượng nước thải này đã gây suy giảm chất lượng nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Nhiều cơ sở sản xuất được xếp vào danh sách các nguồn gây ô nhiễm ở mức báo động như làng nghề Đúc đồng ở phường Đúc, Thủy Xuân (TP Huế), làng nghề tinh bột sắn Lộc An (Phú Lộc), làng nghề gạch ngói Hương Vinh, Hương Toàn (thị xã Hương Trà). Cụ thể, nước thải của nhà máy tinh bột sắn TTH (Fococev) gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sản xuất của các địa phương trong vùng Phong An (Phong Điền)

Bảng 3.1. Kết quả quan trắc nước thải công nghiệp Quý IV năm 2010 [10]

STT Tên

chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

QCVN 24:2009 Giá trị C NTD NTIn NTTP NTGM NTSHG NTB NTPB NTTST NTTT NTBS NTCS1 NTCS2 A B

1 pH - 8,4 8,4 6,6 7,6 8,2 8,1 8,7 7,4 7,9 3,2 6,2 6,7 6-9 5,5-9

2 TSS mg/l 75 115 82 220 240 185 125 32 60 340 80 40 50 100

3 COD mg/l 720 275 260 1650 1850 960 650 82 110 2540 1150 210 50 100

4 BOD5 mg/l 285 120 154 1100 - 570 410 50 60 1560 650 135 30 50

5 Tổng N mg/l 1,64 4,20 6,50 36,50 4,20 22,5 36,20 6,20 2,65 120,5 21,50 8,20 15 30 6 Tổng P mg/l 0,82 0,40 3,20 24,40 2,50 6,5 22,50 2,50 1,50 106,5 7,20 5,60 4 6 7 NH4+ mg/l 0,50 2,72 2,40 16,40 1,20 18,2 15,20 1,40 1,50 84,6 7,52 3,20 5 10 8 Fe mg/l 1,55 1,10 0,42 0,50 2,50 1,60 2,20 0,50 2,40 0,75 1,20 0,50 1 5 9 Coliform MPN/100ml 6,0.105 4,0.106 6,5.105 8,5.106 5,0.105 7,5.106 8,5.107 3,0.104 5,0.104 7,5.106 3,5.106 6,5.105 3000 5000

Ghi chú: NTD: Công ty CP Dệt may Huế; NTIn: Cty CP in Thừa Thiên Huế; NTTP: Ctythựcphẩm Huế; NTGM: Cty CP phát triển thủy sản Huế; NTSHG: Nhà máy sơn Hoàng Gia; NTB: Nhà máy bia Phú Bài; NTPB: Trạm xử lý nước thải của KCN Phú Bài; NTTST: Nhà máy sản xuất thuốc sát trùng Phú Bài; NTTT: Nhà máy titan Phú Bài; NTBS, NTBS: Nhà máy tinh bột sắn;

NTCS1, NTCS2; Công ty CP đầu tư chế biến và XNK Cao su Hương Trà.

làm 11,8ha lúa giảm năng suất, thiệt hại từ 30 - 70% sản lượng thu hoạch…

Hiện nay, ở tỉnh TTH hoạt động nuôi tôm trên cát phát triển mạnh. Toàn tỉnh có 360ha nuôi tôm trên cát trong đó, huyện Phong Điền có 270ha, Phú Vang 40ha, Phú Lộc 15ha và Quảng Điền 5ha đã làm tăng nguy cơ mặn hóa đất và nước ngầm, thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, làm tăng hoạt động cát bay, bão cát, cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, ô nhiễm biển…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)