3.2. ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.2.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
* Nguyên tắc lựa chọn
Khi lựa chọn các chỉ tiêu cho việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các chỉ tiêu được lựa chọn để ĐGĐĐ phải có sự phân hóa rõ ràng theo đơn vị bản đồ đất đai trên địa bàn nghiên cứu.
- Các chỉ tiêu được lựa chọn phải có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển một số loại cây trồng, quá trình sử dụng đất và điều kiện KT - XH ở lãnh thổ nghiên cứu.
- Để thuận lợi cho việc đánh giá mức độ thích hợp của từng ĐVĐĐ cho từng loại hình sử dụng cụ thể cần chọn số lượng các chỉ tiêu như nhau.
Khi lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, đặc điểm và tính chất đất đai cũng như các yếu tố sinh thái nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu.
- Căn cứ vào kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phân tích hiệu quả sử dụng đất trên lãnh thổ nghiên cứu.
- Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
* Yêu cầu khi xây dựng chỉ tiêu cho bản đồ ĐVĐĐ
Theo hướng dẫn của FAO, yêu cầu xây dựng chỉ tiêu cho bản đồ ĐVĐĐ như sau:
- Các ĐVĐĐ càng đồng nhất càng tốt.
- Nên vẽ các ĐVĐĐ một cách nhất quán.
- Các ĐVĐĐ được xác định càng đơn giản càng tốt, khi xác định cần căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất.
- Các ĐVĐĐ cần được xác định theo hướng bền vững tương đối của bề mặt đất. Việc tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai thành từng nhóm càng có ý nghĩa thực tế đối với định hướng sử dụng đất.
3.2.1.2. Xác định và phân cấp chỉ tiêu cho bản đồ đơn vị đất đai
Khi xác định và phân cấp chỉ tiêu cho bản đồ ĐVĐĐ, ngoài việc dựa vào các yêu cầu, nguyên tắc chung còn phải căn cứ vào đặc thù riêng của lãnh thổ nghiên cứu để có hướng điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, tùy thuộc vào yêu cầu sinh thái của các loại cây trồng mà có thể lựa chọn số lượng và phân cấp chỉ tiêu cho hợp lý.
Qua phân tích các nguồn tài liệu và khảo sát thực địa, vận dụng vào việc đánh giá thích hợp đất đai lãnh thổ TTH, luận án đã chọn 9 chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, tầng dày, TPCG, độ cao địa hình, hàm lượng mùn, sinh khí hậu, khả năng thoát nước và
hiện trạng thoái hóa đất để đưa vào đánh giá. Ngoài ra, các chỉ tiêu như hiện trạng sử dụng đất, các loại hình thời tiết đặc biệt… được xếp vào nhóm chỉ tiêu tham khảo và được đề cập một cách cụ thể trong đề xuất định hướng phát triển NLN tỉnh TTH. Chỉ tiêu phân cấp các yếu tố xây dựng bản đồ ĐVĐĐ được xác định cụ thể như sau:
a. Loại đất: Đây là chỉ tiêu tổng hợp, khái quát được đặc điểm địa chất, địa hình và khí hậu đặc trưng hình thành đất, khả năng đất đai cho các loại hình sử dụng và bố trí cây trồng trong sản xuất NLN. Khi xác định chỉ tiêu này cần sử dụng thêm các yếu tố khác như độ dốc, tầng dày, TPCG... Lãnh thổ TTH có 23 loại đất thuộc 10 nhóm đất khác nhau.
b. Độ dốc: Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến độ phì đất, phương thức canh tác và khả năng sử dụng đất. Độ dốc không chỉ được xem xét ở giới hạn đối với việc bố trí các loại cây trồng mà còn liên quan đến vấn đề bảo vệ đất và môi trường. Vì vậy, độ dốc được xem là chỉ tiêu xác định giới hạn khả năng sử dụng đất đai cho từng ngành sản xuất NLN. Căn cứ vào bản đồ độ dốc lãnh thổ nghiên cứu, có thể chia độ dốc thành 4 cấp như sau: độ dốc <80, từ 80 - 150, từ 150 - 250, >250.
c. Tầng dày: Tầng dày đất phản ánh được tiềm năng dự trữ dinh dưỡng trong đất đồng thời liên quan đến độ dốc địa hình, lớp phủ thực vật, chế độ canh tác… Do đó, điều tra, nghiên cứu tầng dày đất giúp cho việc quản lý và quy hoạch sử dụng đất một cách phù hợp. Tầng dày đất ở khu vực nghiên cứu được chia thành 4 cấp:
tầng dày >100cm, từ 70 - 100cm, từ 50 - 70cm, <50cm.
d. Thành phần cơ giới: Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với các loại đất có TPCG nhất định. TPCG quyết định tính chất vật lý, hóa học và hoạt tính sinh học của đất nên cần xác định TPCG để bố trí cây trồng phù hợp cho từng loại đất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp trên từng chân đất cụ thể. Ở lãnh thổ nghiên cứu, TPCG đất được phân ra làm 5 cấp: thịt nặng, thịt trung bình, thịt nhẹ, cát pha, cát.
e. Hàm lượng mùn: Hàm lượng mùn phản ánh nguồn dự trữ chất dinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng. Hàm lượng mùn trên tỉnh TTH được phân thành 4 cấp như sau: rất giàu >3%, giàu 2 - 3%, trung bình 1 - 2%, nghèo <1%.
Bảng 3.9. Chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế
STT Chỉ tiêu
Phân cấp STT Chỉ
tiêu
Phân cấp 1 Loại
đất
1. Cồn cát trắng (Cc) 4 Thành
phần cơ giới
1. Thịt nặng
2. Đất cát biển (C) 2. Thịt trung bình
3. Đất mặn nhiều (Mn) 3. Thịt nhẹ
4. Đất mặn trung bình (M) 4. Cát pha
5. Đất phèn hoạt động sâu, mặn trung bình (Sj2M)
5. Cát 6. Đất phù sa được bồi hàng năm Pb) 5 Hàm
lượng mùn
1. >3%
7. Đất phù sa không được bồi (P) 2. 2 - 3%
8. Đất phù sa glây (Pg) 3. 1 - 2%
9. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (P) 4. <1%
10. Đất phù sa ngòi suối (Py) 6 Độ cao
1. <50m 11. Đất phù sa phủ trên nền cát biển (P/C) 2. 50 - 100m
12. Đất lầy (J) 3. 100 - 200m
13. Đất xám trên đá macma axit (Fa) 4. 200 - 700m 14. Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) 5. >700m 15. Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất(Fj) 7 Sinh
khí hậu
1. IA1a, IA1b 16. Đất vàng đỏ trên đá macma axit(Fa) 2. IIA1a, IIA1b 17. Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 3. IIIA2a 18. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 4. IVA3a 19. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
nước (Fl)
5. IVA3a* 20. Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất (Hj) 8 Khả
năng thoát nước
1. Thoát nước tốt 21. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma
axit (Ha)
2. Thoát nước tương đối tốt
22. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) 3. Khó thoát nước 23. Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) 4. Rất khó thoát nước
2 Độ
dốc
1. <80 9 Hiện
trạng thoái hóa đất
1. H1
2. 8 - 150 2. H2
3. 15 - 250 3. H3
4. >250
3 Độ
dày tầng đất
1. >100cm 2. 70 - 100cm 3. 50 - 70cm 4. <50cm
f. Độ cao: Độ cao có liên quan mật thiết đến phương thức canh tác và cách thức bố trí loại hình sử dụng đất. Chỉ tiêu này được phân thành 5 cấp như sau: độ cao
<50m, từ 50 - 100m, từ 100 - 200m, từ 200 - 700m, >700m.
g. Sinh khí hậu: Đặc điểm SKH phản ánh nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa
trung bình và độ dài mùa khô. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của các loại cây trồng, góp phần xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất NLN. Trên cơ sở bản đồ SKH, phân cấp điều kiện SKH tỉnh TTH thành 5 cấp: Mưa rất nhiều, rất nóng, mùa khô ngắn đến trung bình (IA1a, IA1b); Mưa rất nhiều, nóng, mùa khô ngắn đến trung bình (IIA1a, IIA1b); Mưa rất nhiều, ấm, mùa khô ngắn (IIIA2a); Mưa rất nhiều, mát, mùa khô ngắn (IVA3a); Mưa rất nhiều, mát, không có mùa khô (IVA3a*).
h. Khả năng thoát nước: Lãnh thổ TTH được phân chia thành 4 cấp về khả năng thoát nước: thoát nước tốt đối với địa hình núi và đồi; thoát nước tương đối tốt với các khu vực ở ven chân núi, chân đồi có độ dốc tương đối lớn; khó thoát nước đối với khu vực thung lũng bằng phẳng; rất khó thoát nước đối với các khu vực địa hình trũng, ao, hồ, đầm phá…
e. Hiện trạng thoái hóa đất: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ phì của đất như địa hình, độ dày tầng đất, TPCG, kết cấu, độ xốp, chế độ nước, nhiệt độ, không khí trong đất, đặc điểm khí hậu... Dưới tác động của con người (thông qua các loại hình sử dụng đất), các yếu tố kể trên bị thay đổi và tạo nên tình trạng thoái hóa đất với các mức độ khác nhau. Đây là chỉ tiêu góp phần phân hóa sâu sắc ĐVĐĐ. Có 3 cấp độ thoái hóa đất ở TTH là: Thoái hóa nhẹ hoặc không thoái hóa (H1); thoái hóa trung bình (H2); thoái hóa nặng (H3).