Đánh giá và phân hạng thích hợp các đơn vị đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 121 - 131)

3.2. ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.2.3. Đánh giá và phân hạng thích hợp các đơn vị đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp

3.2.3.1. Lựa chọn loại hình sử dụng nông lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá a. Lựa chọn loại hình sử dụng nông nghiệp

Với mục tiêu đánh giá thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã lựa chọn các nhóm, loại cây trồng sau để đánh giá: nhóm cây hàng năm (lạc, đậu, vừng); cây ăn quả: cây bưởi thanh trà; cây công nghiệp: cây cao su. Việc lựa chọn các nhóm loại cây trên đã thỏa mãn một số yêu cầu sau:

- Các cây trồng được chọn thuộc 3 loại hình sử dụng nông nghiệp: cây hàng năm, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm. Luận án tiến hành đánh giá chung các cây lạc, đậu, vừng vì đây là những cây hàng năm chịu hạn, có nhu cầu sinh thái tương tự nhau.

- Các loại cây kể trên đã được trồng phổ biến ở TTH, phù hợp với tập quán sản xuất, có giá trị kinh tế cao, khả năng cải tạo, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường tốt.

- Đây là những cây trồng chủ lực, được ưu tiên mở rộng diện tích trong chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh, theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó:

+ Cây cao su được xem là cây xóa đói giảm nghèo, được đưa vào trồng từ năm 1993 theo chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Nhiều huyện ở TTH như Nam Đông, Phong Điền, A Lưới … xem cao su là cây chủ lực, tạo nguồn thu nhập chính cho người dân. Có 8 giống cao su được trong vùng là: RRIM600, GT1, PB235, PB260, RRIV2, RRIV3, RRIV4, phổ biến là PB260. Do vùng nghiên cứu thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, nên hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận về khả năng mở rộng diện tích loại cây này. Kết quả đánh giá của luận án sẽ cung cấp thêm luận cứ khoa học để có các cân nhắc kỹ lưỡng trong định hướng phát triển loại cây này.

Cây bưởi thanh trà là cây trồng đặc sản của tỉnh TTH cần được bảo tồn và phát triển. Loại cây này là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái nhà vườn Huế vừa cho thu nhập (cây thanh trà trong 80% vườn nhà Huế cho hiệu quả kinh tế), vừa tạo bóng mát, làm cảnh... Hiện đang được đầu tư nghiên cứu để phục vụ việc mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng quả để xứng tầm thương hiệu “Thanh trà Huế” đã đăng ký, song song với các biện pháp việc mở rộng thị trường đầu ra.

b. Lựa chọn loại hình sử dụng lâm nghiệp

Thừa Thiên Huế là tỉnh có địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, là một trong những vùng có lượng mưa lớn nhất cả nước nên lũ lụt, xói mòn và trượt lở đất thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, với chiều dài đường bờ biển là 127km và nhiều bãi cát, cồn cát nên TTH phải luôn đối mặt với hiện tượng cát bay, cát chảy, sạt lở, xói lở bờ biển. Những sự cố môi trường trên đã gây bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Do đó, định hướng tăng độ che phủ rừng lên 60% vào năm 2020 [96] là một nhiệm vụ hết sức quan trọng vì trồng rừng vừa mang lại nguồn thu lớn cho người dân, vừa giảm thiểu được thiên tai. Vì vậy, luận án lựa chọn loại cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ đáp ứng các yêu cầu sau:

* Đối với loài cây trồng rừng sản xuất: - Có giá trị kinh tế phù hợp với mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp; - Có thị trường tiêu thụ ổn định ở trong và ngoài nước; - Nhanh đưa lại hiệu quả kinh tế; - Dễ gây trồng nhưng không ảnh hưởng đến môi trường.

* Đối với loài cây trồng rừng phòng hộ

- Rừng phòng hộ đầu nguồn: + Phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng đầu nguồn, dễ tạo thành rừng phòng hộ; + Cây thân gỗ, sống lâu năm, có bộ rễ ăn sâu và tán lá rộng thường xanh; + Thích hợp với phương thức trồng rừng hỗn giao và có thể tạo thành rừng đa tầng với mục đích phòng hộ; + Có thể chịu được điều kiện khô hạn, sống được nơi có độ dốc lớn, địa hình cao và phức tạp, đất nghèo dinh dưỡng hoặc vùng núi đá; + Đa tác dụng, có khả năng cung cấp sản phẩm góp phần tăng thu nhập nhưng không ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ; + Không sinh ra chất độc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Rừng phòng hộ chắn gió và chắn cát bay: + Có bộ rễ phát triển sâu, rộng và vững. Lá có cấu tạo hạn chế thoát hơi nước. Tán lá dày, thường xanh; + Cây sống lâu năm, có khả năng chống chịu với bão, gió cát, khô hạn. Có thể sinh trưởng, phát triển thành rừng trong điều kiện khô hạn, nắng nóng ở vùng cát di động; Thích hợp với các loại đất cát nghèo dinh dưỡng ven biển; + Đa tác dụng, mang lại thu nhập cho chủ rừng nhưng không ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ.

Trên cơ sở các nguyên tắc đề ra, loại cây keo tai tượng được lựa chọn để đánh giá thích hợp đất đai phục vụ phát triển lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2.3.2. Đánh giá và phân hạng thích hợp đơn vị đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp

a. Xác định nhu cầu sinh thái của các nhóm, loại cây trồng được lựa chọn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu từ các công trình [5], [18], [19], [30], [74], [81], [88]… và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, có thể xác định nhu cầu sinh thái của các loại nhóm cây: cây hàng năm (lạc, đậu, vừng); cây ăn quả:

bưởi thanh trà; cây công nghiệp: cây cao su; cây lâm nghiệp: keo tai tượng như sau:

* Nhu cầu sinh thái của nhóm cây hàng năm (lạc, đậu, vừng)

Lạc, đậu, vừng là các loại cây dễ trồng, thích ứng rộng với các vùng sinh thái khác nhau, từ ôn đới đến nhiệt đới. Nhóm cây này thích hợp với loại đất nhẹ, có thành phần cát thô cát mịn hơn đất sét, nhìn chung đó là các loại đất pha cát, đất thịt nhẹ, có kết cấu viên. Những loại đất này tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, hàm lượng mùn dưới 2%. Lượng mưa thích hợp nhất cho sự phát triển của nhóm cây này là từ 2.000 - 2.500 mm/năm. Các loại cây này thích nhiệt độ ổn định, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25 - 330C, hạt nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 30 - 340C.

Nhiệt độ xuống tới 00C trong thời gian ngắn, cây có thể bị chết. Nhiệt độ trung bình 18 - 200C làm thời gian sinh trưởng của cây chậm lại nhiều hoặc ngừng sinh trưởng.

* Nhu cầu sinh thái của cây bưởi thanh trà

Bưởi thanh trà thích hợp nhất với nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 280C và lượng mưa trung bình năm 2.600 - 2.800mm. Loại cây này cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa, đậu quả và quả phát triển nhưng không chịu ngập úng. Bưởi thanh trà thích hợp với đất phù sa nhất là đất phù sa được bồi hàng năm, TPCG thịt nhẹ, hàm lượng mùn cao >2%. Thoát nước tốt ở tầng đất mặt và tầng dưới. Loại cây này khó phát triển trên đất bị thoái hóa.

* Nhu cầu sinh thái cây cao su (Hevea brasiliensis)

Cao su thường sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ từ 22 - 300C, thích hợp nhất là từ 26 - 280C. Ở nhiệt độ dưới 180C sẽ ảnh hưởng xấu đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây cũng chậm lại. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C sẽ xuất hiện hiện tượng mủ chóng đông khi khai thác và giảm năng suất mủ [30].

Cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa từ 1.800 - 2.500 mm/năm. Cao su ưa không khí ẩm ướt, độ ẩm không khí tối thiểu trên 75%, thích hợp nhất 80 - 90%. Cây có thể chịu đựng được hạn trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không chịu được ngập úng và không chịu được gió bão.

Cây cao su có thể phát triển tốt trên 3 nhóm đất là đất đỏ bazan, đất xám trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá sét và phiến thạch. TPCG thích hợp từ thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dày. Cây khó phát triển trên đất bị thoái hóa nặng. Độ cao thích hợp để trồng cây cao su là dưới 200m, càng lên cao càng bất lợi do nhiệt độ hạ thấp và gió mạnh. Địa hình có độ dốc dưới 80 sẽ rất thuận lợi cho việc trồng, vận chuyển và khai thác. Độ dốc từ 8 - 150 cũng có thể trồng được cao su nhưng phải chú ý đến biện pháp chống xói mòn.

* Nhu cầu sinh thái của cây keo tai tượng (Acacia mangium Willd)

Keo tai tượng có khả năng sinh trưởng, phát triển ở độ cao 5 - 800m, sinh trưởng mạnh nhất ở độ cao dưới 300m so với mặt nước biển, với lượng mưa 1.500 - 3.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 22 - 250C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 31 - 340C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 15 - 220C [5]. Keo tai tượng mọc nhanh, có khả năng cố định đạm trong đất, cải tạo đất, cải tạo môi trường và có biên độ sinh thái rộng. Ở những nơi đất tốt và trồng thâm canh keo tai tượng có thể đạt năng suất 20 - 25 m3/ha/năm [5]. Còn những nơi đất xấu cây cho năng suất thấp hơn.

Số lượng chỉ tiêu đưa vào đánh giá không giống nhau giữa các loại cây, phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái của từng loại cây (chỉ chọn các yếu tố có tính quyết định).

Bảng 3.11. Tổng hợp nhu cầu sinh thái của các loại cây trồng Cây

trồng Chỉ tiêu

Mức độ thích hợp Rất thích

hợp (S1) Thích hợp (S2) Ít thích hợp (S3)

Không thích hợp (N)

Cây hàng năm (lạc, đậu, vừng)

1. Loại đất C, Pb P, P/C, Pf, D, Fp, Py

Fa, Fs, Fq Còn lại

2. Độ dốc <80 - 80 - 150 >150

3. Tầng dày >70cm 50 - 70cm <50cm -

4. Thành phần cơ giới Thịt nhẹ, cát pha

Thịt trung bình

Cát, thịt nặng -

5. Hàm lượng mùn 1 - 2% 2 - 3% <1% >3%

6. Độ cao <50m 50 - 100m 100-200m 200 - 700m,

>700m 7. Sinh khí hậu IA1a, IA1b IIA1a, IIA1b IIIA2a,

IVA3a

IVA3a* 8. Khả năng thoát nước Tốt Tương đối tốt Khó Rất khó 9. Hiện trạng thoái

hóa đất

Nhẹ Trung bình Nặng -

Cây bưởi thanh

trà

1. Loại đất Pb P, Pf, Py, D Fs, Fa, Fq, Fp Còn lại 2. Độ dốc <80 80 - 150 150 - 250 >250

3. Tầng dày >100cm 70-100cm 50-70cm <50cm

4. Thành phần cơ giới Thịt nhẹ, cát pha

Thịt trung bình

Thịt nặng Cát

5. Hàm lượng mùn >3%, 2 -3% 1 - 2% <1% -

6. Sinh khí hậu IA1b IA1a,

IIA1b

IIA1a IIIA2a,IVA 3a, IVA3a*

7. Khả năng thoát nước Tốt Tương đối tốt Khó Rất khó 8. Hiện trạng thoái

hóa đất

Nhẹ Trung bình - Nặng

Cây cao su

1. Loại đất Fs, Fj Fa, Fq Fp, D Còn lại

2. Độ dốc <80 80 - 150 150 - 250 >250 3. Tầng dày >100cm 70 - 100cm 50 - 70cm <50cm 4. Thành phần cơ giới Thịt nặng Thịt trung bình Thịt nhẹ Cát pha, cát

5. Hàm lượng mùn >3% 2 - 3% 1 - 2% <1%

6. Độ cao <50m; 50 - 100m

100 - 200m 200 - 700m >700m 7. Sinh khí hậu IA1b IA1a, IIA1b IIA1a, IIIA2a IVA3a, IVA3a* 8. Khả năng thoát nước Tốt Tương đối tốt Khó Rất khó 9. Hiện trạng thoái

hóa đất

Nhẹ Trung bình - Nặng

Cây keo tai tượng

1. Loại đất Fs, Fj, Fq, Fa, Fp, Ha,

Hj

P, Pf, P/C, C, D, Xa

E, Cc, Pb, Còn lại

2. Độ dốc <150 150 - 250 - >250

3. Sinh khí hậu IIA1a, IIA1b

IA1a, IA1b IIIA2a IVA3a,

IVA3a* 4. Khả năng thoát nước Tốt Tương đối tốt Khó Rất khó 5. Hiện trạng thoái

hóa đất

Nhẹ Trung bình Nặng -

b. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp

Trong 130 ĐVĐĐ trên tỉnh TTH, không tiến hành đánh giá những ĐVĐĐ hiện đang được sử dụng trồng lúa (gồm 10 ĐVĐĐ: 1, 3, 7, 8, 11, 15, 17, 21, 29, 30), những ĐVĐĐ đang có rừng và nằm trong quy hoạch phát triển rừng của tỉnh (gồm 39 ĐVĐĐ: 24, 46, 51, 52, 60, 72, 73, 77, 82 - 89, 91 - 94, 97, 99, 102, 104, 110 - 113, 115 - 118, 120, 123 - 128) và 1 ĐVĐĐ 130 (quần xã thủy sinh trong các môi trường sông, hồ, đầm phá). Đó là những ĐVĐĐ cần giữ nguyên trạng để đảm bảo an ninh lương thực cũng như đảm bảo môi trường sinh thái. Như vậy, chỉ lựa chọn 80 ĐVĐĐ đưa vào đánh giá thích hợp cho cây hàng năm, cây bưởi thanh trà, cây cao su và cây keo tai tượng.

Áp dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp, bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L. Armand và công thức tính khoảng cách điểm, kết quả đánh giá cho các loại cây trồng như sau:

* Đối với cây hàng năm (lạc, đậu, vừng)

Kết quả đánh giá ĐVĐĐ trên địa bàn tỉnh TTH cho cây hàng năm (Phụ lục 8) đã xác định 47 ĐVĐĐ nhận giá trị điểm 0, nên 33 ĐVĐĐ còn lại được đưa vào để phân hạng. Giá trị điểm chung cao nhất (Dmax) của 33 ĐVĐĐ này là 2,42, giá trị điểm đánh giá chung thấp nhất (Dmin) là 1,61 và số cấp đánh giá còn lại là 3.

Thay các giá trị vào công thức:

Giá trị 0,27 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chỉ số này, lãnh thổ tỉnh TTH có 4 khoảng phân hạng như sau:

- Hạng không thích hợp (N): Điểm trung bình nhân 0 điểm.

- Hạng ít thích hợp (S3): Điểm trung bình nhân từ 1,61 - 1,88 điểm.

2,42 - 1,61

∆D =  = 0,27

3

- Hạng thích hợp (S2): Điểm trung bình nhân từ 1,89 - 2,16 điểm.

- Hạng rất thích hợp (S1): Điểm trung bình nhân từ 2,17- 2,42 điểm.

Kết quả đánh giá và phân hạng thích hợp ĐVĐĐ cho cây hàng năm (bảng 3.12):

- Hạng rất thích hợp (S1): Có 10 ĐVĐĐ với diện tích 41.369,39ha.

- Hạng thích hợp (S2): Có16 ĐVĐĐ với diện tích 38.912,17ha.

- Hạng ít thích hợp (S3): Có 7 ĐVĐĐ với diện tích 10.043,89ha.

- Hạng không thích hợp (N): Có 47 ĐVĐĐ với diện tích 119.728,83ha.

* Đối với cây bưởi thanh trà

Kết quả đánh giá ĐVĐĐ trên địa bàn tỉnh TTH cho cây bưởi thanh trà (Phụ lục 9) đã xác định 58 ĐVĐĐ nhận giá trị điểm 0, nên 22 ĐVĐĐ còn lại được đưa vào để phân hạng. Giá trị điểm chung cao nhất (Dmax) của 22 ĐVĐĐ này là 2,25, giá trị điểm đánh giá chung thấp nhất (Dmin) là 1,70 và số cấp đánh giá còn lại là 3.

Thay các giá trị vào công thức:

Giá trị 0,18 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chỉ số này, lãnh thổ tỉnh TTH có 4 khoảng phân hạng như sau:

- Hạng không thích hợp (N): Điểm trung bình nhân 0 điểm.

- Hạng ít thích hợp (S3): Điểm trung bình nhân từ 1,7 - 1,88 điểm.

- Hạng thích hợp (S2): Điểm trung bình nhân từ 1,89 - 2.07 điểm.

- Hạng rất thích hợp (S1): Điểm trung bình nhân từ 2,08 - 2,25 điểm.

Kết quả đánh giá và phân hạng thích hợp ĐVĐĐ cho cây bưởi thanh trà (bảng 3.12):

- Hạng rất thích hợp (S1): Có 6 ĐVĐĐ với diện tích 15.305,78ha.

- Hạng thích hợp (S2): Có 6 ĐVĐĐ với diện tích 6.952,30ha.

- Hạng ít thích hợp (S3): Có 10 ĐVĐĐ với diện tích 17.233,78ha.

- Hạng không thích hợp (N): Có 58 ĐVĐĐ với diện tích 170.562,20ha.

* Đối với cây cao su

Kết quả đánh giá ĐVĐĐ trên địa bàn tỉnh TTH cho cây cao su (Phụ lục 10) 2,25 - 1,70

∆D =  = 0,18

3

đã xác định 51 ĐVĐĐ nhận giá trị điểm 0, nên 19 ĐVĐĐ còn lại được đưa vào để phân hạng. Giá trị điểm chung cao nhất (Dmax) của 16 ĐVĐĐ này là 2,40, giá trị điểm đánh giá chung thấp nhất (Dmin) là 1,60 và số cấp đánh giá còn lại là 3.

Thay các giá trị vào công thức:

Giá trị 0,26 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chỉ số này, lãnh thổ tỉnh TTH có 4 khoảng phân hạng như sau:

- Hạng không thích hợp (N): Điểm trung bình nhân 0 điểm.

- Hạng ít thích hợp (S3): Điểm trung bình nhân từ 1,60 - 1,86 điểm.

- Hạng thích hợp (S2): Điểm trung bình nhân từ 1,87 - 2,13 điểm.

- Hạng rất thích hợp (S1): Điểm trung bình nhân từ 2,14 - 2,40 điểm.

Kết quả đánh giá và phân hạng thích hợp ĐVĐĐ cho cây cao su (bảng 3.12):

- Hạng rất thích hợp (S1): Có 3 ĐVĐĐ với diện tích 4.584,06ha.

- Hạng thích hợp (S2): Có 8 ĐVĐĐ với diện tích 10.944,05ha.

- Hạng ít thích hợp (S3): Có 8 ĐVĐĐ với diện tích 34.344,50ha.

- Hạng không thích hợp (N): Có 51 ĐVĐĐ với diện tích 160.181,67ha.

* Đối với cây keo tai tượng

Kết quả đánh giá ĐVĐĐ trên địa bàn tỉnh TTHuế cho cây keo tai tượng (Phụ lục 11) đã xác định 20 ĐVĐĐ nhận giá trị điểm 0, nên 60 ĐVĐĐ còn lại được đưa vào để phân hạng. Giá trị điểm chung cao nhất (Dmax) của 60 ĐVĐĐ này là 2,76, giá trị điểm đánh giá chung thấp nhất (Dmin) là 1,43 và số cấp đánh giá còn lại là 3.

Thay các giá trị vào công thức:

Giá trị 0,45 là khoảng cách điểm trong một hạng và theo chỉ số này, lãnh thổ tỉnh TTH có 4 khoảng phân hạng như sau:

- Hạng không thích hợp (N): Điểm trung bình nhân 0 điểm.

- Hạng ít thích hợp (S3): Điểm trung bình nhân từ 1,40 - 1,85 điểm.

2,40 - 1,60

∆D =  = 0,26

3

2,76 - 1,43

∆D =  = 0,45

3

- Hạng thích hợp (S2): Điểm trung bình nhân từ 1,86 - 2,31 điểm.

- Hạng rất thích hợp (S1): Điểm trung bình nhân từ 2,32 - 2,76 điểm.

Kết quả đánh giá và phân hạng thích hợp ĐVĐĐ cho cây keo tai tượng (bảng 3.12):

- Hạng rất thích hợp (S1): Có 29 ĐVĐĐ với diện tích 68.266,47ha.

- Hạng thích hợp (S2): Có 27 ĐVĐĐ với diện tích 91.110,58ha.

- Hạng ít thích hợp (S3): Có 4 ĐVĐĐ với diện tích 23.651,75ha - Hạng không thích hợp (N): Có 20 ĐVĐĐ với diện tích 27.025,48ha.

Bảng 3.12. Tổng hợp diện tích các hạng thích hợp theo các loại cây trồng Loại

hình sử dụng

Hạng Rất thích hợp

(S1)

Thích hợp (S2)

Ít thích hợp (S3)

Không thích hợp (N)

1. Cây hàng

năm

DT: 41.369,39ha Gồm 10 ĐVĐĐ: 2, 14, 16, 18, 20, 27, 32, 35, 38, và 41

DT: 38.912,17ha Gồm 16 ĐVĐĐ: 9, 10, 12, 13, 22, 25, 31, 33, 39, 40, 53, 59, 68, 69, 70 và 75

DT:10.043,89ha Gồm 7 ĐVĐĐ:

50, 56, 57, 71, 74, 78 và 90

DT:119.728,83ha Gồm 47 ĐVĐĐ còn lại.

2. Cây bưởi thanh

trà

DT: 15.305,78ha Gồm 6 ĐVĐĐ: 14, 16, 20, 28, 38 và 53

DT: 6.952,30ha Gồm 6 ĐVĐĐ: 12, 18, 31, 33, 41 và 75

DT: 17.233,78ha Gồm 10 ĐVĐĐ:

9, 25, 34, 35, 40, 56, 58, 67, 68, và 70

DT: 170.562,42ha Gồm 58 ĐVĐĐ còn lại.

3. Cây cao su

DT: 4.584,06ha Gồm 3 ĐVĐĐ:

31, 56 và 62

DT: 10.944,05ha Gồm 8 ĐVĐĐ:

25,27,34,53,58,70, 107 và 109

DT: 34.344,50ha Gồm 8 ĐVĐĐ:

9, 67, 68, 75, 100, 105, 106 và 114

DT:

160.181,67ha Gồm 61 ĐVĐĐ còn lại

4. Cây keo tai tượng

DT: 68.266,47ha Gồm 28 ĐVĐĐ:

9, 10, 13, 25, 27, 31, 33, 34, 38, 50, 53-59, 62, 67, 68, 70, 74, 75, 76, 78, 79, 109 và 114

DT: 91.110,58ha Gồm 28 ĐVĐĐ:

2, 6, 14, 16, 18, 20, 22, 26, 28, 32, 35, 37, 40, 41, 43, 63, 71, 95, 96, 100, 101, 103, 105-107, 119, 121 và 122

DT: 23.651,75ha Gồm 4 ĐVĐĐ:

5, 12, 19 và 39

DT: 27.025,48ha Gồm 20 ĐVĐĐ còn lại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững (Trang 121 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)