Đánh giá thoái hóa đất hiện tại (phân hạng đất khu vực nghiên cứu) trên cơ sở dấu hiệu các đặc điểm thoái hóa và được thực hiện theo các hướng khác nhau sau đây:
- Phân cấp theo các đặc điểm thoái hóa ưu thế như thoái hóa về hóa học, thoái hóa về vật lý;
- Phân cấp theo quá trình biểu hiện: xói mòn xâm thực, rửa trôi, laterit, đá ong, đất lầy thụt hoặc đất bị glây, mặn hóa, phèn hóa, cát bay, cát chảy;
- Phân cấp theo mức độ thoái hóa nhẹ - trung bình - nặng, hoặc thoái hóa toàn diện hay thoái hóa từng mặt, thoái hóa nông hay thoái hóa sâu.
Các hướng phân hạng như vậy được lựa chọn tùy thuộc vào mức độ tài liệu và tỷ lệ của bản đồ cho phép. Và hướng phân cấp theo mức độ thoái hóa đất nhẹ - trung bình - nặng được vận dụng trong nghiên cứu này.
Quá trình xây dựng bản đồ thoái hóa đất hiện tại đòi hỏi phải có sự đồng bộ của bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thảm thực vật… Ngoài ra, các đặc điểm và dấu hiệu thoái hóa đất được phát hiện trên thực địa và trong phòng thí nghiệm cũng cần được xem xét để đi đến thành lập bản đồ thoái hóa đất hiện tại [25].
3.1.2.1. Tiêu chí xác định mức độ thoái hóa đất hiện tại
* Các chỉ tiêu thoái hóa về hóa học
Quá trình thoái hóa là sự suy giảm chất dinh dưỡng đến giới hạn nghèo. Trong
hàng chục các yếu tố hoá học, sự thoái hóa có thể biểu hiện ở một hoặc nhiều yếu tố.
Mỗi một đơn vị cấu trúc đất đều có khả năng tích lũy và rửa trôi các yếu tố hóa học khác nhau biểu hiện ở giá trị trung bình và trung bình max. Đây là những giá trị chuẩn để so sánh tìm mức độ thoái hóa của các loại đất. Giá trị trung bình nhỏ nhất có thể coi như đơn vị cấu trúc đất đã ở mức độ cạn kiệt, mất sức sản xuất. Giá trị trung bình lớn nhất thể hiện đất còn ở trạng thái tốt. Nếu yếu tố hóa học ở mức dưới giá trị trung bình, đất xem như bị suy thoái. Hàm lượng chất hữu cơ (hàm lượng mùn) được lựa chọn là chỉ tiêu chính trong nhóm tiêu chí hóa học để đánh giá thoái hóa đất hiện tại. Ngoài ra, các chỉ tiêu như độ chua, hàm lượng dinh dưỡng tổng số, hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu, khả năng trao đổi cation của đất là những chỉ tiêu tham khảo, nhằm tăng thêm độ chính xác khi đánh giá.
- Hàm lượng hữu cơ (%)
Dấu hiệu thoái hóa đất biểu hiện qua sự giảm sút hàm lượng mùn (Phụ lục 4), khi bị thoái hóa đều đạt ngưỡng <2%. Kết quả phân tích đất, hàm lượng chất hữu cơ tổng số trung bình của một số loại đất tại tỉnh TTH (hình 3.4), cho thấy:
0 1 2 3 4 5 6 7 8
%
Cc C Mn M Sj2M Pb P Pg Pf Py P/C J Xa Fs Fj Fa Fq Fp Fl Hj D E Loại đất
Hàm lượng mùn của các loại đất đa số đều ở mức rất nghèo, trong đó nhóm đất cát có hàm lượng mùn thấp nhất (0,17% - 0,28%), giá trị trung bình cực tiểu chỉ đạt 0,05%. Các nhóm đất phân bố ở địa hình thấp trũng, chỉ có đất phù sa phủ trên
Hình 3.4. Hàm lượng chất hữu cơ tổng số trung bình của một số loại đất tỉnh Thừa Thiên Huế
phèn (S)
than bùn (J,
T)
xám
(X) lũng
dốc tụ trơ sỏi
đá
Cc C Mn M Sj2M Pb P Pg Pf Py P/C J Xa Fs Fj Fa Fq Fp Fl Ha Hj D E
TB 4.54 4.91 4.7 5.42 4.69 4.62 4.35 4.58 4.04 4.31 2.4 5.33 4.22 3.83 4.36 4.75 4.48 4.41 4.13 5.63 4.24
Min 3.94 4.29 4.26 4.1 4.18 3.86 3.62 4.34 4.04 4.03 4.09 4.14 3.94 3.83
Max 5.24 5.73 5.11 6.72 5.32 5.42 5 5.06 4.9 4.7 5.02 5.19 4.33 4.67
TB 0.17 0.28 1.85 1.19 1.1 0.85 1.10 1.86 1.08 0.77 2.2 5.8 0.45 1.6 2.86 1.73 1.34 2.4 0.84 7.21 1.93 1.42
Min 0.05 0.08 0.19 0.3 0.25 0.47 1.01 0.56 0.93 0.64 0.44 0.6 5.73 1.12
Max 0.34 0.63 1.16 2.99 2.32 1.70 4.54 1.3 3.86 3.62 3.34 1.95 8.69 2.06
TB 0.017 0.022 1.85 0.058 0.035 0.065 0.06 0.079 0.06 0.044 0.082 0.19 0.2 0.06 0.067 0.07 0.25 0.123 0.02 0.1 0.29 0.071
Min 0.01 0.011 0.011 0.011 0.02 0.016 0.016 0.022 0.022 0.039 0.039 0.044 0.061 0.03
Max 0.03 0.044 0.162 0.112 0.16 0.11 0.173 0.112 0.16 0.084 0.132 0.7 0.14 0.13
TB 0.026 0.017 0.09 0.04 0.057 0.053 0.073 0.083 0.025 0.013 0.065 0.06 0.009 0.054 0.017 0.08 0.036 0.075 0.018 0.083 0.023 0.028
Min 0.008 0.002 0.015 0.031 0.007 0.013 0.024 0.01 0.035 0.029 0.029 0.027 0.082 0.015
Max 0.048 0.047 0.103 0.083 0.062 0.159 0.188 0.046 0.102 0.094 0.196 0.07 0.085 0.038
TB 0.05 0.135 0.68 0.64 0.84 0.81 1.1 0.71 0.24 0.80 0.7 0.23 0.79 0.16 0.88 0.97 0.39 0.35 0.7 0.52 1.2
Min 0.02 0.01 0.45 0.14 0.26 0.47 0.49 0.31 0.59 0.22 0.32 0.61 0.26 0.45
Max 0.1 0.46 1.18 1.01 1.3 1.24 1.23 1.67 1.09 1.35 1.38 1.33 1.14 2.11
TB 2.17 2.18 4.9 7.33 3.66 5.06 5.6 5.79 1.2 7.17 2.33 1.69 2.6 3.8 2.29 4.2 4 2.7 0.78 2.12
Min 0.25 0.13 0.8 4.88 0.88 2.11 1.2 2.13 4.4 0.4 1.6 0.78 2.6 0.78
Max 5.3 5.0 9.2 9.0 7.7 13.0 9.9 10.54 13.3 3.1 6.1 3.88 2.8 7
TB 1.97 1.93 9.5 5.01 4.89 5.43 5.82 3.58 3.5 5.56 2.71 4.13 4.3 7.16 5.72 11.3 4.52 13.5 3.53 4.33
Min 1.4 0.9 3.1 0.9 2.11 1.2 1.7 2.41 3.8 1.8 2.08 3.77 12.9 3.01
Max 2.8 2.26 21.3 10.85 6.93 7.38 11.3 5.2 8.1 6.1 15.97 6.59 14.1 7.1
TB 0.4 0.8 0.91 1.33 2.08 1.55 1.33 1.28 2.6 2.44 0.63 0.53 1.59 1.0 1.62 2.5 0.93 1.21 1.85 0.56
Min 0.1 0.1 0.55 0.2 0.39 0.88 0.52 0.49 0.78 0.18 0.32 0.92 0.65 0.3
Max 0.51 4.0 1.44 4.8 3.2 2.4 1.93 2.4 6.7 1.37 4.0 2.19 1.77 1.02
TB 0.14 0.42 1.38 0.7 0.68 0.85 0.94 0.28 1.4 0.6 0.05 0.53 0.62 0.53 0.52 0.4 0.05 0.9 0.29 0.81
Min 0.05 0.0 0.73 0.0 0.05 0.35 0.17 0.15 0.27 0.16 0.08 0.22 0.81 0.05
Max 0.22 2.4 3.48 1.62 1.53 1.35 2.26 0.5 1.3 1.0 1.5 0.73 0.99 2.7
TB 5.15 6.8 13.5 5.8 10.49 16.24 16.09 11.8 10.23 4.18 15.2 27.3 9.03 6.62 6.58 27.8 11.55 12.19 12.76 28.28 21.72 Nhóm đất đỏ vàng (F) mùn đỏ
vàng (H) Chỉ tiêu
pHKCl
(C) mặn (M) Nhóm đất phù sa (P)
CEC lđl/100g P2O5 dễ
tiêu K2O dễ
tiêu Ca2+
lđl/100g đất Mg2+
lđl/100g đất OM (%)
N (%)
P2O5 tổng số
K2O tổng số
nền cát biển có hàm lượng mùn đạt mức trung bình (2,2%), các loại đất khác đều ở mức nghèo đến rất nghèo. Trong nhóm đất đỏ vàng thì đất đỏ vàng trên đá sét biến chất có hàm lượng mùn trung bình cao nhất (2,86%), đất đỏ vàng trên phù sa cổ (2,4%), các loại đất khác từ 0,84 - 1,73%.
Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu hàm lượng mùn cho đánh giá thoái hóa đất hiện tại
STT Mức độ
phân cấp đánh giá
Giá trị hàm lượng mùn (%)
Mức độ thoái hóa hiện tại
1 Đất rất giàu mùn >3,0
Nhẹ
2 Đất giàu mùn 2,0 - 3,0
3 Đất nghèo mùn 1,0 - 2,0 Trung bình
4 Đất rất nghèo mùn <1,0 Nặng
- Độ chua
Giá trị thông dụng để xác định độ chua của đất là pHKCl. Quá trình thoái hóa làm tăng độ chua tầng mặt hay toàn phẫu diện. Trung bình dưới đất rừng có độ pHKCl = 4,5 - 5.5, khi thoái hóa pHKCl = 3 - 4. Kết quả phân tích các mẫu đất ở bảng 3.2 cho thấy, hầu hết đất ở tỉnh TTH đều có giá trị pHKCl <5. Đất phù sa glây, đất phù sa ngòi suối, đất phù sa phủ trên nền cát biển, đất đỏ vàng trên đá sét… có pHKCl <4,5, đây là ngưỡng thoái hóa đất cần báo động (Phụ lục 4).
- Hàm lượng dinh dưỡng tổng số (N - P2O5 - K2O)
Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng tổng số có trong đất tại tỉnh TTH dựa vào 3 chỉ tiêu đạm, lân và kali. Đây là cơ sở để nhận định về mức độ thoái hóa đất hiện tại.
Xét về hàm lượng đạm tổng số (Phụ lục 7), đất ở tỉnh TTH ở mức nghèo đến trung bình, thấp nhất là nhóm đất cát (0,017 - 0,022%), cao nhất là đất mặn nhiều đạt 1,85%. Trong nhóm đất phù sa, đất phù sa phủ trên nền cát biển có hàm lượng đạm tổng số lớn nhất (0,082%) và thuộc mức giàu đạm (0,16%). Đối với nhóm đất đỏ vàng, thì biến động trong khoảng 0,02 - 0,25%. Loại đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất đạt 0,1%, giá trị cực đại ở mức nghèo đạm (0,14%).
Xét về hàm lượng lân tổng số (P2O5), đối chiếu với thang phân cấp đánh giá
của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Phụ lục 4), các loại đất ở TTH đều có hàm lượng P2O5 trung bình ở mức rất nghèo đến nghèo, từ 0,009 - 0,083%, cao nhất là đất phù sa glây, đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất, thấp nhất loại đất xám trên đá macma axit. Đất cát biển có P2O5 cực tiểu thấp nhất (0,002%), đất đỏ vàng trên đá macma axit có P2O5 cực đại cao nhất đạt ở mức giàu lân (0,196%). Trong nhóm đất phù sa, từ 0,013 - 0,083%. Đối với nhóm đất đỏ vàng, từ 0,017% đến 0,075%. Các nhóm đất mặn, đất phèn, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ và đất xói mòn trơ sỏi đá đều có P2O5 ở mức rất nghèo đến nghèo (0,023 - 0,09%).
Xét về hàm lượng kali tổng số, các loại đất ở tỉnh TTH đều ở mức rất nghèo đến nghèo, chỉ có đất phù sa glây và đất xói mòn trơ sỏi đá đạt ngưỡng trung bình (>1%). Đất cát là nhóm đất có hàm lượng K2O thấp nhất (0,05 - 0,135%). Nhóm đất phù sa có sự biến động lớn về hàm lượng K2O và ở mức nghèo kali.
- Hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu (P2O5 - K2O mg/100g đất)
Hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu của đất được khảo sát trên 2 chỉ tiêu là hàm lượng P2O5, K2O có trong 100g đất.
Hàm lượng lân dễ tiêu của các loại đất ở khu vực nghiên cứu (Phụ lục 7) đều nằm ở mức rất nghèo (0,78 - 7,33 mg/100g đất). Đất phù sa phủ trên nền cát biển có hàm lượng lân trung bình cao nhất (đạt 7,17 mg/100g đất và giá trị trung bình cực đại lớn nhất, 13,3 mg/100g). Nhóm đất đỏ vàng, đều có các trị số nói trên ở mức rất nghèo.
Hàm lượng kali dễ tiêu trung bình của các loại đất ở tỉnh TTH nằm ở mức rất nghèo đến trung bình dao động trong khoảng 1,93 - 13,5 mg/100g đất, thấp nhất là đất cát biển, cao nhất là đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất. Nhóm đất phù sa có hàm lượng kali dễ tiêu biến động từ 3,8 - 5,82 mg/100g đất. Hàm lượng kali dễ tiêu có sự biến động từ rất nghèo đến trung bình trong nhóm đất đỏ vàng (4,13 - 11,3 mg/100g đất).
- Khả năng trao đổi cation của đất (CEC - Cation Exchange Capicity)
Sự thay đổi CEC và thành phần các cation của mỗi loại đất biến động rất lớn từ 1 - 100 lđl/100g đất. Giá trị CEC <1 lđl/100g đất cho thấy khả năng hấp phụ của đất rất ít. Phần lớn các loại đất đều có CEC ở mức trung bình, riêng đất thung lũng dốc tụ có CEC ở mức cao (28,28 lđl/100g đất), thấp nhất là đất phù sa ngòi (4,18
lđl/100g đất).
* Các chỉ tiêu thoái hóa về vật lý - Chỉ tiêu độ dày tầng đất
Bản đồ đất của tỉnh TTH và bảng 3.4 cho thấy: Đất có độ dày dưới 50cm có diện tích lớn nhất chiếm 47,21% tổng DTTN, thường gặp ở các loại đất như đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát… Đất có độ dày trên 100cm chiếm 32,41% tổng DTTN, có ở các loại đất cát, đất phù sa, đất mặn, đất đỏ vàng trên đá sét biến chất, đất mùn đỏ vàng… Đất có tầng đất dày trung bình ít nhất chỉ chiếm 14,02% tổng DTTN, có mặt hầu hết ở các loại đất trong tỉnh.
Bảng 3.4. Độ dày tầng đất của các loại đất tỉnh Thừa Thiên Huế STT Mức đánh giá Độ dày tầng
đất (cm) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Tầng đất dày >100cm 163.120,30 32,41
2 Tầng đất dày trung bình 50 - 100cm 70.585,84 14,02
3 Tầng đất mỏng <50cm 237.606,93 47,21
Sông, suối, ao hồ, đầm 31.288,76 6,22
Núi đá 718,70 0,14
Tổng diện tích tự nhiên 503.320,53 100 Bảng 3.5. Phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất cho đánh giá thoái hóa hiện tại
STT Độ dày tầng đất Mức độ thoái hóa hiện tại
1 >100cm Nhẹ
2 50 - 100cm Trung bình
3 <50cm Nặng
- Chỉ tiêu thành phần cơ giới của đất
Kết quả phân tích TPCG của một số loại đất ở tỉnh TTH (hình 3.5) cho thấy có sự khác biệt giữa các loại đất ở vùng đồi núi và ở vùng đồng bằng:
Nhóm đất cát, đất xám trên đá macma axit, có TPCG nhẹ nhất, cấp hạt cát chiếm ưu thế với 80 - 97%. Nên khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, tính đệm của đất rất kém.
Nhóm đất mặn và đất phèn với hai loại đất mặn ít trung bình và đất phèn hoạt động sâu, mặn trung bình ở vùng cửa sông, ven biển có TPCG từ cát pha đến thịt nhẹ.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
% cấp hạt
Cc C M Sj2M Pb P Pg Pf Py P/C Xa Fs Fj Fa Fq Fp Fl Hj D ELoại đất
Cát Limon Sét
Nhóm đất phù sa có TPCG biến động từ cát pha thịt đến thịt pha sét, trong đó đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng có thành phần limon chiếm ưu thế với 44,77%.
Nhóm đất mùn có TPCG từ cát pha thịt đến sét. Nhóm đất đỏ vàng có TPCG biến động từ cát pha thịt đến thịt pha sét. Loại đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có TPCG chủ yếu là cấp hạt cát.
Bảng 3.6. Phân cấp chỉ tiêu thành phần cơ giới cho đánh giá thoái hóa hiện tại
STT Thành phần cơ giới Mức độ thoái
hóa hiện tại 1 Nặng: Thịt pha sét và limon, thịt pha sét, sét pha cát... Nhẹ 2 Trung bình: Thịt pha limon, limon, thịt pha sét và pha cát Trung bình 3 Nhẹ: Cát, cát pha thịt, thịt pha cát, thịt. Nặng
* Dấu hiệu thảm thực vật chỉ thị cho thoái hóa đất
Thực vật thường được dùng làm sinh vật chỉ thị do độ nhạy cảm của chúng đối với môi trường sống nói chung và môi trường đất nói riêng. Ngoài tác dụng giúp nhận biết đất thoái hóa, thực vật còn góp phần làm giảm nguy cơ thoái hóa đất [2].
Giữa độ che phủ của thực vật và các mức độ thoái hóa đấtcó mối quan hệ rất chặt chẽ:
- Đất dưới rừng rậm thường xanh rất ổn định, ít bị thoái hóa do độ che phủ cao nên đất ít bị xói mòn, rửa trôi đặc biệt là khu vực đồi núi có độ dốc lớn. Trong đới
Hình 3.5. Thành phần cấp hạt của một số loại đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế
chuyển tiếp từ biển vào đồng bằng, rừng đã góp phần cố định các dải cát, cồn cát, tạo thành hành lang tự nhiên chắn sóng, chắn cát và góp phần cải tiến lớp phủ thổ nhưỡng theo chiều hướng tiến ra biển, hạn chế sạt lở bờ biển rất hiệu quả.
Bảng 3.7. Tác động của các loại hình sử dụng đất đến thoái hóa đất hiện tại Cấp thoái hóa Loại hình sử dụng đất chính
Không thoái hóa hoặc thoái hóa
nhẹ
- Rừng giàu, rừng tự nhiên, rừng trồng đặc dụng (có trữ lượng), rừng trồng sản xuất (có trữ lượng) và rừng phòng hộ.
- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.
- Ruộng lúa 2 vụ, đất chuyên màu.
Thoái hóa trung bình
- Rừng trồng chưa khép tán, rừng tre nứa, rừng nghèo.
- Đất vườn tạp, đất trồng cây hàng năm.
- Đất cây bụi và cây gỗ rải rác.
- Ruộng lúa 1 vụ.
Thoái hóa nặng
- Đất cỏ tự nhiên, đất trồng cỏ, thảm thực vật trên đất xói mòn trơ sỏi đá.
- Đất nương rẫy tạm thời.
- Đất đồi núi và đất bằng hoang hóa, đất chuyên dùng, đất khoáng sản, đất làm vật liệu xây dựng.
- Quần xã cây trồng lâu năm (cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm) là thảm thực vật nhân tác, có độ che phủ khá cao, có khả năng chống xói mòn, rửa trôi cho đất.
- Lúa nước và cây trồng hàng năm trên đất phù sa ven sông suối, ngập nước theo mùa hoặc đất phù sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát biển… phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng là loại hình sử dụng đất thường xuyên cải tạo hàng năm nên đất ít bị thoái hóa. Nhưng nếu lúa và cây trồng cạn hàng năm được canh tác trên đất dốc thì đất rất dễ bị thoái hóa do phần lớn các loại cây này có bộ rễ ăn nông, chiều cao cây hạn chế nên khả năng chống xói mòn đối với dòng chảy mặt kém.
- Trảng cây bụi thứ sinh thường có đất với tầng mặt bị phá hủy, nghèo các nguyên tố dinh dưỡng, rất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
- Trảng cỏ thứ sinh là loại thảm thực vật thuộc quần hệ cỏ dạng lúa, có nguồn gốc nhân tác do hoạt động nương rẫy, thể hiện sự suy thoái mạnh. Đất thường bị
nén chặt, thoái hóa do bị bào mòn, rửa trôi làm mất các chất dinh dưỡng. Các loài cỏ chủ yếu là loài xâm nhập, giá trị chăn nuôi thấp, khả năng chống xói mòn, tạo thực bì phòng hộ thấp. Trảng cỏ thứ sinh còn là quần xã có cây bụi thấp, mọc rải rác trên các đụn cát, dải cát di động và cố định, nên có cát bay, cát chảy diễn ra.
- Nương rẫy tạm thời (lúa, ngô, sắn…) phổ biến ở các vùng đất dốc nên khả năng bảo vệ, chống xói mòn đất rất kém. Đất dưới thảm thực vật này thường bị thoái hóa mạnh.
3.1.2.2. Các cấp độ thoái hóa đất hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Có thể phân biệt 3 cấp độ thoái hóa đất hiện tại ở tỉnh TTH: Không thoái hóa hoặc thoái hóa nhẹ (H1); Thoái hóa trung bình (H2); Thoái hóa nặng (H3).
Ba cấp độ thoái hóa được xác nhận bởi sự xuất hiện các dấu hiệu thoái hóa về định tính (giảm sút tầng dày, mất tầng A, xuất hiện đá lẫn, đá lộ, kết von đá ong, xuất hiện mặt chắn vật lý, cấu trúc đất bị phá vỡ, nhiều nguyên tố dinh dưỡng bị giảm sút); dấu hiệu chỉ thị thực vật và hiện trạng sử dụng đất. Tình trạng cụ thể như sau:
Đất không thoái hóa hoặc thoái hóa nhẹ (H1): Đây là đất nguyên dạng phát sinh tại mỗi đơn vị cấu trúc thổ nhưỡng, thảm thực vật che phủ là rừng kín thường xanh nguyên thuỷ và rậm. Về hình thái phẫu diện và các đặc tính lý hóa học như sau:
Vùng núi: phẫu diện đặc trưng bởi tầng thảm mục O, tầng mùn A dày, tầng đất dày >50cm, TPCG chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng, đất ẩm, xốp, có nhiều rễ cây và hang hốc động vật trong tầng đất. Hàm lượng mùn từ trung bình đến giàu, và tăng theo độ cao của địa hình. Các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K ở mức giàu. Các cation trao đổi Ca2+, Mg2+ và lân dễ tiêu thấp nhưng không đạt tới nghèo kiệt.
Vùng đồi và đồng bằng: Được đặc trưng bởi các phẫu diện đất phù sa ven sông suối. Hàm lượng mùn tầng mặt trung bình, tầng đất dày, TPCG từ thịt nhẹ đến trung bình, cấu trúc viên hạt, đất ẩm, xốp, có nhiều rễ cây và hang hốc động vật.
Chuyển lớp từ từ, từ tầng trên xuống dưới. Hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức trung bình. Các cation trao đổi Ca2+ và Mg2+ và lân dễ tiêu từ nghèo đến trung bình.
0,14 6,22
23,15
47,18
23,31
H1 H2 H3 Sông Núi đá
Diện tích đất ở cấp H1 trong tỉnh TTH nhiều nhất với 237.456,15ha, tương ứng 47,18% tổng DTTN. Phần lớn diện tích này nằm dưới lớp phủ rừng tự nhiên và có sự tác động tích cực của con người nên còn được bảo tồn khá tốt, thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông và các vùng ven sông Bồ, sông Hương…
Bảng 3.8. Tổng hợp thoái hóa đất hiện tại theo đơn vị hành chính tỉnh TTH Đơn vị: Ha
STT ĐVHC Cấp thoái hóa Sông, hồ,
đầm phá
Núi
đá Tổng
H1 H2 H3
1 Phong Điền 38537,75 34288,06 19050,60 3204,87 95081,28 2 Quảng Điền 4172,24 4281,33 4417,71 3423,57 16294,75
3 TP. Huế 1491,06 640,64 4476,72 560,47 7168,49
4 Phú Vang 9747,16 1894,20 9654,74 6690,93 27987,03 5 Hương Trà 17513,48 18244,53 13283,13 2775,11 37,11 51853,40 6 Hương Thủy 24696,83 9179,59 10709,64 1016,01 45602,07 7 Phú Lộc 27305,95 11253,71 21300,58 12231,79 72092,03 8 Nam Đông 36978,99 17961,55 8875,32 726,11 235,91 64777,88 9 A Lưới 77012,79 19563,41 24781,82 659,90 445,68 122463,60 Toàn tỉnh 237456,15 117307,02 116549,90 31288,76 718,70 503320,53 - Đất thoái hóa trung bình (H2): Đất thuộc mức độ này có độ phì và các dấu hiệu vật lý, hóa học suy giảm so với đất phát sinh. Một vài đặc điểm thoái hoá xuất hiện có khả năng khắc phục đối với sản xuất và bảo vệ.
Hình 3.7. Tỷ lệ % thoái hóa đất hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế