Tổng quan các phương pháp đánh giá hiệu quả của hệ thống thuỷ nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kế toán nước nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống thủy lợi trung hà suối hai (Trang 20 - 25)

Lượng nước ra ngoài phạm vi nghiên cứu có thể được xác định dựa trên quyền sử dụng nước của người hưởng lợi, các dòng chảy ra khỏi hệ thống. Điểm tiến bộ của khi đề cập đến dòng chảy ra ngoài phạm vi nghiên cứu dựa vào chất lượng nước của dòng chảy ra.

Nhờ phân định được các tiêu hao nước qua các chỉ tiêu sử dụng nước đã định trước của hệ thống cũng như các tiêu hao nước không đinh trước nhưng đang hiện hữu và có thự của hệ thống. Các tiêu hao này có thể là có ích, có lợi và có thể là tiêu hao không có ích hoặc không có lợi. Đây là nét mới của phương pháp nhằm giúp cho các nhà quản lý hệ thống có thể biết được tài nguyên nước của hệ thống đang đi đâu, được sử dụng như thế nào? Có ích hay không có ích?

Một cách tương đối có thể đưa ra các hình thức đánh giá hiện trạng của hệ thống thông qua các chỉ tiêu như sau:

1.3.1 Hiệu quả kinh điển

Hiệu quả kinh điển (CE) có thể được định nghĩa như sau:

CE=NET/DIV Trong đó:

- NET: Lượng bốc hơi thực tế (Eta) trù đi lượng mưa hữu ích Pe;

- DIV: Lượng nước bị tiêu hao trừ nước mặt hoặc nước ngầm để đạt được bốc thoát hơi thực tế.

Như vậy, trong lý thuyết hiệu quả kinh điển lượng nước không được dùng để đáp ứng lượng bốc hơi thực tế (NET) bị coi là lãng phí hoặc thất thoát. Vì thế hiệu quả (CE) không được xem là bản chất của hệ thống thủy nông. Trong thực tế hầu hết lượng nước thất thoát này được giữ lại và tái sử dụng trong hệ thống. Hiệu quả kinh điển bỏ qua lượng nước tái sử dụng, do đó hiệu quả bị đánh giá thấp. Điều này có thể dẫn đến những thiếu sót nguy hiểm trong quản lý tài nguyên nước quý giá.

1.3.2 Hiệu quả thực tế

Hiệu quả thực tế (EE) đượcđịnh nghĩa là:

EE=NET/[ I-O(R)]

Trong đó : NET= Eta- Pe

-I: dòng chảy tại điểm đến của khu tưới;

-O: dòng chảy thoát ra khỏi khu tưới;

O=I-(NET+ Enb)

- Enb : Lượng bốc hơi không hữu ích;

- R: Phần trăm của dòng chảy ra có thể sử dụng được.

Hiệu quả thực tế (EE) có thể áp dụng với bất kỳ mức sử dụng nước nào và giải thích việc tái sử dụng nước và nước hồi quy. Tuy nhiên vì chỉ quan tâm đến lượng nước mưa hiệu quả và sự khác nhau giữa tổng lượng mưa và lượng mưa hiệu quả không được xem xét đến. Điều này có thể gây ra các vấn đề đối với cân bằng nước trong hệ thống.

Dòng chảy hồi quy của nước tưới làm tăng hiệu quả sử dụng nước. Nước tưới tiêu chảy troe lại dòng dẫn trên bề mặt hay nước dưới đất có thể giữ lại hoặc tái sử dụng như một nguồn cung cấp nước phụ. Lượng nước này không bị mất đi hoặc lãng phí về mặt vật chất, nó tiếp tục được tái sử dụng trong phạm vi hệ thống cho tới khi nó trở lên quá ô nhiễm và phải xả vào khu để xử lý.

Qua khảo sát sơ bộ công tác quản lý hệ thống công trình thủy lợi ở Công Ty Thủy Lợi sông Tích (đơn vị quản lý hệ thống thủy nông Trung Hà- Suối Hai) cũng như đa số các công ty khai thác công trình Thủy Lợi khác trong cả nước đề cho thấy, hiệu quả của hệ thống thủy nông đều được đánh giá theo hiệu quả kinh điển và theo thực tiễn. Trong đó, chỉ tiêu thường hay được áp dụng nhất là tỷ lệ diện tích thực tưới/ diện tích đảm nhận thiết kế theo vụ, theo năm của hệ thống; Năng suất và sản lượng nông nghiệp của hệ thống, các chi phí của hệ thống, hệ số lợi dụng nước của hệ thống...

Hệ số sử dụng nước của hệ thống (ηht) có thể được diễn tả theo công thức sau:

ηht=(Vh/Vđm)100%

Trong đó:

- Vh : Lượng nước tiêu hao của cây trồng;

- Vđm: Lượng nước lấy vào đầu hệ thống.

Hệ số sử dụng nước của hệ thống phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác nhau, nhưng tóm lại có thể chia làm 3 loại hệ số là hệ số chuyển nước, hệ số phân phối nước và hệ số sử dụng nước tại mặt ruộng.

Đối với các hệ thống thuộc Công Ty Thủy Lợi Sông Tích (hệ thống thủy nông Trung Hà- Suối Hai) hệ số sử dụng nước được xác định khoảng 0,5 đến 0,6 tương đương với đa số hệ thống thủy lợi với hệ thống kênh đất. Đối với hệ thống thủy nông có mức độ kênh mương được kiên cố hóa cao như hệ thống Bắc Hưng Hải hệ số sử dụng nước trung bình có thể đạt được từ 0,65 đến 0,7.

Để đánh giá mức độthực hiện của hệ thống tưới, thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ hoàn thành diện tích tưới ( BIRs):

BIRs=(Aa/Aip) 100%

Trong đó:

- Aip: diện tích tưới thiết kế của hệ thống - Aa: diện tích tưới thực tế.

Tỷ lệ hoàn thành tưới theo thiết kế ( BIR4) BIR4=(Wia/Wipd)100%

Trong đó:

- Wia: là lượng nước cung cấp thực tế;

- Wipd: là lượng nước cần cấp theo thiết kế.

Ngoài ra hiện nay sự hoạt động của một hệ thống tưới còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án tưới. Các chỉ tiêu phổ biến là giá trị thu nhập ròng(NPV), hệ số nội hoàn( IRR), chỉ số lợi ích/ chi phí (B/C), thời gian hoàn vốn và độ nhạy của dự án.

Theo tỉ lệ hoàn thành diện tích tưới (BIRs) hệ thống thủy nông Trung Hà- Suối Hai được đánh giá như sau:

Diện tích tưới thiết kế= 28.387 ha Diện tích tưới thực tế= 12.774 ha

(Theo số liệu của Công Ty Thủy Lợi Sông Tích) Như vậy: BIR4=(Wia/Wipd)100%= 12.774/28.387=45%

Như vậy hệ thống này chưa đạt tới một nửa diện tích tưới theo thiết kế đề ra.

Đặc biệt là những năm gần đây, một số hệ thống thủy lợi đã mở rộng đối tượng phục vụ cho các nhu cầu dùng nước khác như sinh hoạt, chăn nuôi, thủy sản, công

nghiệp, du lịch, môi trường,... Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng hợp tài nguyên nước của hệ thống nhiều khi có tính ước lệ, việc quản lý thông thường bị động và chịu chi phối bởi hệ thống chỉ đạo từ trên xuống. Hiện tại và trong tương lai việc quản lý khai thác hệ thống khó có thể tránh khỏi những xung đột giữa các nhu cầu nước ngày càng tăng của xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kế toán nước nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống thủy lợi trung hà suối hai (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)