Phương pháp luận trong kế toán nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kế toán nước nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống thủy lợi trung hà suối hai (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG II: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NƯỚC ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THUỶ NÔNG TRUNG HÀ - SUỐI II

2.1. Phương pháp luận trong kế toán nước

2.1.1 Phương pháp luận

Phương pháp luận kế toán nước được thiết lập bới Molden D.J (1997) và được pháp triển bởi Molden D.J và Sakthivadval R.(1999) dựa trên nguyên lý cân bằng nước:

Lượng dòng chảy vào= Lượng dòng chảy ra+ Sự thay đổi lượng trữ

Cân bằng nước xem xét các dòng chảy vào và các dòng chảy ra từ lưu vực, tiểu lưu vực và các quy mô khác như hệ thống tưới hoặc cánh đồng tưới. Bước khởi đầu trong việc cân bằng nước là nhận dạng vùng xem xét bằng việc chỉ ra các biên không gian và thời gian của vùng xem xét.

Chẳng hạn, một vùng xem xét có thể là một hệ thống tưới được giới hạn bởi các công trình đầu mối và diện tích thiết kế, và được giới hạn theo thời gian và mùa sinh trưởng cụ thể. Sự bảo toàn khối lượng yêu cầu đối với phạm vi trong giai đoạn xem xét, các dòng chảy vào bằng các dòng chảy ra cộng với bất kì sự thay đổi trữ nào trong phạm vi đó.

Về ý nghĩa vật lý thuần túy, các dòng chảy của nước được chỉ ra bởi phương pháp cân bằng nước. Để pháp triển và sử dụng tài nguyên nước theo các nhu cầu, con người thay đổi cân bằng nước. Kế toán nước tính toán các thành phần cân bằng nước và phân loại chúng theo các loại sử dụng và năng suất các loại sử dụng này.

Về khái niệm phương pháp cân bằng nước là dễ thực hiện. Thế nhưng nhiều thành phần của cân bằng nước khó đánh giá hoặc không có sẵn. Ví dụ, dòng chảy nước ngầm vào và ra một vùng xem xét khó đo đạc và xác định. Việc ước lượng sự thay đổi nước thực tế của cây trồng ở phạm vi vùng là có vấn đề. Các dòng chảy tiêu thoát ra thường không được đo đạc vì tầm quan trọng hơn được đặt lên những dòng chảy và ca hệ thống tưới hoặc các hệ thống cấp nước đô thị. Mặc dù những hạn chế, kinh nghiệm đã cho thấy rằng thậm chí một lượng thô của những sự cân bằng nước cho sử trong kế toán nước có thể rất hữu ích cho cá nhà quản lý, nông dân và các

nhà nghiên cứ phân tích chiến lược. Các phương pháp cân bằng nước đã được sử dụng thành công để nghiên cứu sử dụng và năng suất của nước ở phạm vi lưu vực.

Binder và đồng nghiệp (1997) đã dùng phương pháp cân bằng nước vùng trong việc định lượng các loại sử dụng nước định trước cho tưới, công nghiệp và đô thị để cung cấp một sự nhận biết mới về những sự thay đổi khối lượng và chất lượng nước. Thường thì, các ước lượng bậc 1 cung cấp cơ sở cho phân tích sâu hơn mà các phân tích này cung cấp các đầu mối quan trọng về gia tăng hiệu suất của nước.

Nghệ thuật của kế toán nước cần phải phân loại cá thành phần cân bằng nước thành các loại sử dụng nước mà phản ánh hậu quả sự can thiệp của con người vào chu kỳ thủy văn, thủy lực. Kế toán nước tổng hợp thông tin cân bằng nước với các loại sử dụng nước.

2.1.2 Các định nghĩa trong kế toán nước

Phương pháp kế toán nước được minh họa qua hình 2.1 và được định nghĩa như sau:

Tổng lượng dòng chảy vào: Là tổng lượng nước chảy vào lưu vực từ mưa, các nguồn nước mặt và nước ngầm. Khác với những phương pháp cân bằng nước trước đây, trong kế toán nước mưa được xem là một dòng chảy đến.

Dòng chảy thực vào: Là tổng lượng dòng chảy vào cộng với bất kỳ sự thay đổi lượng trữ nào. Sự thay đổi trữ có thể âm hoặc dương. Nếu nước được lấy từ lượng trữ thì dòng chảy thực vào sẽ lớn hơn tổng dòng chảy vào. Nếu nước được thêm vào lượng chữ thì dòng chảy thực vào sẽ nhỏ hơn tổng dòng chảy vào.

Tiêu hao nước:Là việc dùng hoặc rút nước từ một khu chứa nước mà làm cho nước không có sẵn hoặc không phù hợp cho các sử dụng tiếp theo. Sự tiêu hao nước là một khái niệm quan trọng nhất trong kế toán nước, vì thường thì năng suất của nước và lợi ích thu được từ cho 1 đơn vị nước bị tiêu hao là mối quan tâm đầu tiên. Sự tiêu hao nước xuất hiện trong các quá trình sau:

- Bốc hơi: Là lượng nước bốc hơi từ cây trồng, cây tự nhiên, khoảng đất trống, mặt thoáng.

- Lượng nước chảy tới vùng không thể sử dụng được: Đó chính là lượng nước chảy ra biển hoặc tới các vùng nhiễm mặn hoặc tới các vùng mà nước ở đó không thể sử dụng được.

- Ô nhiễm: Chất lượng nước ở đó bị suy thoái ảnh hưởng không tốt đến các đối tượng dùng nước.

Sự tiêu hao nước có thể phân thành tiêu hao định trước và tiêu hao không định trước.

+ Sự tiêu hao định trước: Là lượng nước được phân chia và tiêu hao để sản xuất ra một hàng hóa định trước.

+ Sự tiêu hao không định trước có lợi: Là sự tiêu hao nước bởi sử dụng tự nhiên không bởi quá trình đã định trước nhưng vẫn có lợi.

+ Sự tiêu hao nước không định trước và không có lợi: Xuất hiện khi không có lợi ích hoặc một lợi ích tiêu cực xuất phát từ một sự tiêu hao nước:

+ Lượng nước ràng buộc: Là lượng nước dòng chảy ra được phân cho những sử dụng khác như quyền sử dụng nước hoặc nhu cầu sử dụng nước ở hạ lưu,...

+ Lượng nước không ràng buộc: Là lượng nước không bị tiêu hao mà cũng không bị ràng buộc, lượng nước này có sẵn cho việc sử dụng trong một lưu vực hoặc có thể suất sang những lưu vực khác, nhưng lại chảy mất do thiếu các biện pháp trữ và điều hành. Lượng nước không ràng buộc có thể phân thành có thể sử dụng được và không thể sử dụng được.

+ Lượng nước không ràng buộc có thể sử dụng được là: Lượng nước có được khi vấn đề quản lý hệ thống sử dụng nước được cải thiện.

+ Lượng nước không ràng buộc và không thể sử dụng được là: Lượng nước chảy ra biển mà chúng ta không có biện pháp gì để trữ chúng.

+ Lượng nước có sẵn: Là lượng dòng chảy thực vào khi đã trừ đi lượng nước ràng buộc và lượng nước không ràng buộc không thể sử dụng được.

+ Lưu vực khép kín: Là một lưu vực mà ở đó không có lượng dòng chảy ra không ràng buộc có thể sử dụng vào mùa khô.

+ Lưu vực hở: Là lưu vực mà ở đó tồn tại dòng chảy ra không ràng buộc không thể sử dụng được.

Khái niệm về lưu vực kín hay hở cũng là một trong những khái niệm quan trọng trong kế toán nước. Ngay từ bước đầu tiên khi nghiên cứu về lưu vực chúng ta phải

xác định xem lưu vực đó là kín hay hở. Khi xác định được trạng thái lưu vực sẽ giúp chúng ta có được những bước đi đúng đắn tiếp theo.

2.1.3 Các thành phần trong kế toán nước

Đối với quy mô ứng dụng ở cấp độ khu tưới, cá thành phần kế toán nước được phân như sau:

Lượng dòng chảy vào:

- Mưa;

- Dòng chảy mặt lấy vào khu tưới;

- Dòng chảy ngầm tầng nông;

- Dòng chảy từ sông bên ngoài chảy vào khu tưới;

- Dòng chảy tiêu bề mặt vào khu tưới.

Sự thay đổi lượng trữ:

- Sự thay đổi độ ẩm của đất;

- Sự thay đổi lượng trữ trong các hồ chứa;

- Sự thay đổi trữ nước ngầm.

Tiêu hao nước định trước:

- Bốc thoát hơi nước từ cây trồng.

Tiêu hao nước không định trước:

- Bốc hơi từ mặt thoáng, bề mặt đất, từ đất hoang hóa;

- Bốc thoát hơi nước từ các loại cây trồng khácnhư cây trong vườn, cây lâu năm,...(

mà không được dự báo tưới );

- Nước dùng trong thủy sản tự nhiên;

- Lượng dòng chảy tới các vùng không thể sử dụng được như chảy ra biển, chảy tới khu nước nhiễm mặn;

- Bốc hơi từ ao, hồ;

- Chảy đến vùng nước bị suy giảm chất lượng nước mà không thể sử dụng được nước.

Lượng dòng chảy ra:

- Dòng chảy ra ràng buộc cho sử dụng ở hạ lưu;

- Dòng chảy ràng buộc trong khu tưới như dòng chảy cho môi trường, sinh thái, ngăn mặn,...

- Dòng chảy ra không ràng buộc.

HÌNH 2.1 Kế toán nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kế toán nước nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống thủy lợi trung hà suối hai (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)