CHƯƠNG III: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TƯỚI CỦA HỆ THỐNG THUỶ NÔNG TRUNG HÀ - SUỐI II , ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TÍCH KIỆM NƯỚC, TĂNG HIỆU SUẤT NƯỚC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THỦY NÔNG TRUNG HÀ- SUỐI HAI
3.2. Đề xuất nâng cao hiệu quả của hệ thống thủy nông Trung Hà - Suối Hai
Tăng hiệu suất nước, đồng nghĩa với việc sử dụng hiệu quả lượng nước có sẵn trong hệ thống, điều này có thể được giải quyết bằng các biện pháp:
- Cần phải giảm lượng tiêu hao không có lợi bằng cách chuyển diện tích đất hoang hóa và mặt nước tự do sang hình thức sử dụng có lợi ( chẳng hạn sang nuôi trồng thủy sản), khai thác các diện tích chưa sử dụng, tăng mức độ sử dụng đất bằng
cách gối vào xen vụ vào khoảng thời gian chờ giữa thời đoạn gieo trồng sớm và muộn, giữa lúa và cây hoa màu.
- Xem xét để chuyển những diện tích đang được trồng lúa mà có hiệu quả thấp sang các mục đích sử dụng có giá trị cao hơn những ruộng trũng có thể chuyển sang nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi hoặc kết hợp theo mô hình lúa+ thủy sản + chăn nuôi,vv... những khu ruộng cao có thể chuyển sang trồng hoa màu hoặc cây ăn quả ( vừa tiết kiệm nước, vừa tăng giá trị và giảm chi phí cho việc lấy nước vào ruộng).
Tuy nhiên, để có những đề xuất cụ thể cần phải có những điều tra, khảo sát và nghiên cứu sâu rộng hơn về vấn đề này.
3.2.2 Vấn đề quản lý và những chính sách quản lý nước của hệ thống thủy nông Trung Hà - Suối Hai
Những chính sách quản lý nước của hệ thống thủy nông và công tác quản lý nước của hệ thống là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Một chính sách quản lý tốt không chỉ thỏa mãn các mục tiêu kinh tế, môi trường, chínhsách đó còn áp dụng tốt lợi ích của nông dân và các đối tượng dùng nước khác trong hệ thống, những lợi ích này luôn biến động và nhiều trường hợp là trái ngược hoặc xung đột với nhau.
Thông qua việc áp dụng phương pháp kế toán nước trong một năm của hệ thống thủy nông Trung Hà - Suối Hai có thể thảo luận một số chính sách quản lý và công tác quản lý của hệ thống như sau:
- Ở hệ thống Trung Hà - Suối Hai nước cấp cho hệ thống không phải chỉ được dùng cho nông nghiệp (trồng trọt) mà nó còn được sử dụng với lượng tiêu hao đáng kể vào nhiều mục đích khác như thủy sản, công nghiệp, sinh hoạt, giao thông, chăn nuôi và trồng cây ăn quả,... Sự đa dạng về loại hình sử dụng của các hình thức sử dụng nước này có thể dẫn tới những vấn đề nảy sinh và sự tương tác giữa các ngành, các hộ dùng nước với nhau. Đối với các giai đoạn ít nước ( thường là vụ Đông Xuân) , sung đột về nước giữa các ngành khó tránh khỏi, đặc biệt là vấn đề thiếu nước nghiêm trọng cho môi trường. Khi mà trong vùng hệ thống dân số càng tăng, đô thị càng phát triển, công nghiệp phát triển, dẫn đến nhu cầu nước gia tăng, nguy cơ thiếu nước không chỉ cho môi trường mà còn cho các ngành khác nữa (nhất
là nông nghiệp) bởi vì nông nghiệp cần phải được đáp ứng sau khi thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp. Thậm chí, ngay trong ngành nông nghiệp vùng nghiên cứu, việc phân chia nước cho cây trồng và cho thủy sản, giao thông cũng có những nguy cơ sung đột và mâu thuẫn.
- Đối với hệ thống nghiên cứu, mặc dù nhu cầu nước cho công nghiệp và sinh hoạt nhỏ hơn nhiều so với nông nghiệp nhưng vấn đề mà nó mang đến không phải là cạnh tranh về lượng nước mà chính là chất lượng nước. Điều đó cho thấy rằng, quyền quan trọng không phải là quyền do việc rút nước mà là quyền cho việc quản lý nguồn nước.
Hiện nay, quyền sử dụng tài nguyên nước trong vùng nghiên cứu vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, đặc biệt đối với loại hình phi nông nghiệp (như công nghiệp, sinh hoạt, thủy sản, làm vườn, ...).
Tóm lại, những vấn đề trên đòi hỏi phải có cơ chế và chính sách phù hợp hơn cho cả phía những nhà quản lý và những người hưởng lợi và không hưởng lợi trong hệ thống và ngoài hệ thống. Để có cơ sở khoa học về cơ chế, chính sách phù hợp cho hệ thống cần tiến hành xây dựng các kịch bản dùng nước của hệ thống, thông qua việc tính toán xác định các chỉ số kế toán nước, hiệu xuất nước là căn cứ trong nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách trong quản lý sử dụng và phân phối nước của hệ thống.
3.2.3. Những đề xuất về chính sách quản lý nước trên hệ thống thủy nông Trung Hà - Suối Hai
1. Cần phải có những nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hơn nữa về hiệu quả mà nước cấp vào hệ thống mang lại (ngoài lúa và màu theo cách đánh giá truyền thống). Đồng thời cần phải có những nghiên cứu mang tính định lượng để xem thực sự nước được phân chia cụ thể thế nào đến cá hộ dùng nước và đánh giá được các tương tác giữa các hộ dùng nước.
2. Một khía cạnh rất quan trọng đó là, cần phải thiết lập nên những cơ chế và chính sách tham gia trong quá trình ra quyết định có tính liên ngành và kể đến cá bên có liên quan (phía người quản lý vận hành và phía người hưởng lợi, không
hưởng lợi cũng như các ngành liên quan khác như môi trường) đẻ đảm bảo quyền lợi cho phía cấp nước và phía sử dụng nước, cũng như phía chịu ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cựctừ các hoạt động liên quan tới nguồn nước trong vùng. Bên cạnh đó, cũng cần phải có những cơ chế thỏa hiệp giữa các hộ dùng nước khác nhau cũng như cá hộ dùng nước với các cơ quan quản lý. Đồng thời, cần xây dựng các chế tài cho những hoạt động sử dụng nước (nhất là từ cá khu công nghiệp, đô thị và làng nghề) mà gây nguy hại (quá mức quy định) đối với các hộ dùng nước khác.