Kiến Nghị áp dụng hệ thống kế toán nước cho hệ thống thuỷ nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kế toán nước nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống thủy lợi trung hà suối hai (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TƯỚI CỦA HỆ THỐNG THUỶ NÔNG TRUNG HÀ - SUỐI II , ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TÍCH KIỆM NƯỚC, TĂNG HIỆU SUẤT NƯỚC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THỦY NÔNG TRUNG HÀ- SUỐI HAI

3.4 Kiến Nghị áp dụng hệ thống kế toán nước cho hệ thống thuỷ nông

Phương pháp kế toán nước ngày càng được áp dụng rộng rãi trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở phạm vi vĩ mô, hệ thống và vi mô nhờ những khái niệm mới về các thành phần của kế toán nước. Các khái niệm này cho biết quá trình tiêu hao nước trong hệ thống, đăn biệt là những tiêu hao có lợi, không có lợi, tình trạng sử dụng nước và ảnh hưởng của sự can thiệp trong quản lý của hệ thống đối với tài nguyên nước. Nhờ thế, có thể chỉ ra các hiệu quả về mặt kỹ thuật của hệ thống, hiệu ích và hiệu suất của hệ thống, đây là những căn cứ khoa học để nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống.

Các thành phần trong kế toán nước được xây dựng dựa trên nhu cầu sử dụng nước trong hệ thống ngày càng đa dạng, các thành phần này không chỉ đề cập đến vai trò của tài nguyên nước đối với các loại sản phẩm thu được nhờ tiêu hao nước trong hệ thống mà còn được xem như hệ thống kế toán sinh học, môi trường và năng lượng vv... cho lưu vực hay hệ thống thủy lợi.

Phương pháp kế toán nước cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng nước của hệ thống nhờ đưa ra các kịch bản khan hiếm nước bằng các giải pháp tiết kiệm nước tưới, giảm sự tiêu hao nước không có lợi và thu hẹp dòng chảy ra không cam kết.

Áp dụng phương phápkế toán nước trong hệ thống không chỉ nhằm tăng hiệu ích sử dụng của mỗi đơn vị nước tiêu hao trong hệ thống mà còn đề cập đến các quyền sử dụng nước ở các vùng lân cận ngoài hệ thống. Nhờ thế, phương pháp có thể giúp các nhà quản lý và lập kế hoạch, ra chính sách thích hợp nhằm tránhxung đột giữa các đối tượng nước trong và ngoài hệ thống.

Kết quả nghiên cứu hiệu quả tổng hợp của hệ thống thủy nông bằng phương pháp kế toán nước còn giúp cho việc so sánh hiệu quả của các hệ thống với nhau.

Nhờ thế, việc trao đổi và học hỏi kinh nghiệmquản lý điều hành hệ thống sẽ tốt hơn và dễ dàng hơn.

3.4.2 Những khó khăn khi áp dụng phương pháp kế toán nước

- Về mặt nhận thức: Do phải nghiên cứu và xác định lại các khái niệm và thành phần kế toán nước của hệ thống nên dễ tạo ra tư tưởng ngại mất thời gian và công sức, do đó không thể áp dụng ngay được nếu không có những hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất và cần thiết.

- Các số liệu quan trắc, tính toán để định lượng các thành phần nước đến, nước có sẵn, nước tiêu hao và chảy ra khỏi hệ thống không dễ dàng thực hiện, đặc biệt là mức độ chính xác và mức độ tin cậy của các thành phần này là rất tương đối và nhiều khi chỉ là những giả thiết. Đây là rào cản khiến nhiều ý kiến trái ngược phản biện và cản trở việc áp dụng phương pháp. Vì thế, cần phối hợp các thành quả nghiên cứu sẵn có nhằm tăng cường độ chính xác và tin cậy cho hệ thống.

- Phạm vi nghiên cứu của hệ thống và trọn thời gian tính toán cũng là vấn đề cần được cân nhắc kỹ. Đối với hệ thống khi ranh giới được chỉ ra từ các định chế hành chính thì việc xác định dòng chảy vào ra hệ thống rất phức tạp. Trong nghiên cứu áp dụng có thể phân mùa, vụ để tính toán điều này cho phép tăng cường kinh nghiệm cho những áp dụng theo diện rộng và trong khoảng thời gian kéo dài.

- Để có một đánh giá hiệu suất sử dụng nước của hệ thống tương đối chính xác thì khi xác định các thành phần trong kế toán nước đòi hỏi cảng chi tiết càng tốt, nhất là nhu cầu nước cho các loài thủy sinh, dự trữ nước ngầm..., trong quá trình áp dụng nếu thiếu số liệu nghiên cứu có thể tham khảo kết quả của các hệ thống, các vùng hoặc của các nước khác, mặc dù độ chính xác của số liệu không cao nhưng kết quả áp dụng sẽ giúp ích cho các nhà quản lý, lập chính sách có thể điều khiển hệ thống một cách toàn diện và phù hợp với thực tiễn.

KẾTLUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Nghiên cứu các chỉ số kế toán nước trong năm 2014 tại hệ thống thủy nông Trung Hà - Suối Hai có thể rút ra kết luận sau:

1. Tại 2 vùng nghiên cứu ( vùng Trung Hà - Suối Hai) và vùng Núi tất cả lượng nước có sẵn trong vùng đều bịtiêu hao, tại vùng Núi không có lượng nước không ràng buộc có thể sử dụng được. Có một lượng nước lớn rò rỉ ra khỏi lưu vực mà không sử dụng được. Điều này cho thấy việc quản lý nước trong hệ thống chưa chặt chẽ, nếu trong quá trình khai thác có biện phápđể có thể hạn chế dòng chảy ra không sử dụng được này thì sẽ tận dụng được hiệu quả lượng nước cấp vào hệ thống.

2. Nước cấp vào hệ thống Trung Hà - Suối Hai không chỉ cấp cho nông nghiệp mà còn cấp cho các đối tượng dùng nước khác như sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp,vv... Do đó nếu đánh giá hiệu quả tưới của hệ thống mà chỉ xét đến các đối tượng sử dụng nước là nông nghiệp thì sẽ không đầy đủ khi đánh giá hệ thống.

3. Chỉ số hiệu suất đơn vi nước tưới (PWET) của hệ thống Trung Hà - Suối Hai là khá cao so với một số nơi trên thế hới trong khi chỉ số hiệu suất nướcsẵn cho nông nghiệp (PWaw-tưới) lại thấp cho thấy rằng vẫn còn nhiều nước có sẵn cho nông nghiệp không đến được cây trồng vì nó được sử dụng cho các mục đích khác trong vùng ( cả có lợi và không có lợi).

Kiến nghị

Trong nghiên cứu này một số các yếu tố chưa được đề cập đến như các yếu tố về đất đai thổ nhưỡng,vv...nên kết quả tính toán chưa phản ánh thực sự đầy đủ các thành phần kế toán nước trong hệ thống, đề nghị các nghiên cứu sau cần đề cập đầy đủ hơn các yếu tố này.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong hệ thống thủy nông Trung Hà - Suối Hai, cần áp dụng các nhóm biện pháp đã nêu trong nội dung luận văn.

Đề nghị áp dụng phương pháp Kế Toán Nước trong hệ thống thủy nông Trung Hà - Suối Hai nói riêng và các hệ thống thủy nông nói chung để đánh giá hiệu quả tưới của hệ thống thủy nông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Tuấn Anh và Tống Đức Khang, Các phương pháp tính toán quy hoạch hệ thống thủy lợi, nhà xuất bản Nông Nghiệp, tháng 4 năm 2004.

2. Bùi Hiếu, Giáo trình cao học ngành thủy nông, Chương 5: Đánh giá hiệu quả hệ thống tưới tiêu, Trường Đại Học Thủy Lợi, năm 2006.

3. Nguyễn Trọng Hà, bài giảng dành cho Cao Học: Kế toán nước, năm 2005.

4. Nguyễn Thế Quảng và Đoàn Doãn Tuấn, phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy nông, Đặc san KHCN Thủy Lợi, Viện Khoa Học Thủy Lợi, Hà Nội.

5. Nguyễn Quang Thi, Nghiên Cứu Điển Hình Quy Hoạch Hệ Thống Thủy Lợi, nhà xuất bản xây dựng, năm 2006.

6. Bùi Hiếu, Trần Quốc Lập (2005), Báo cáo khoa học: Công trình thủy lợi phục vụ phát triển các ngành kinh tế khác nông nghiệp của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, Trường Đại Học Thủy Lợi, Hà Nội.

7. Nguyễn Tuấn Dương, Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kế toán nước trong đánh giá hiệu quả tổng hợp của hệ thống thủy lợi Sông Cầu, Luận Văn Thạc Sỹ, năm 2008.

Tiếng Anh

8. Molden, D.J and Gate, T.K. (1990), performance measures for evaluation of irigation water delivery system, Journal of irrigation and drainage Engineering, vol 116, No.6, pp.808-823.

9. Molden, D.J (1997), Accouting for water use and productivity, SWIM Paper 1, Colombo, Srilanka: International Water Management institute.

10. Molden, D.J and Sakthivadivel.R, Pery, C.J Charlotte de Fraiture and Kloezen, W.H (1998), Indicators for comparing performance of irrigated agricultural systems, Research Report 20, Colobo, Srilanka, International Water Management Institute.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kế toán nước nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống thủy lợi trung hà suối hai (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)