CHƯƠNG II: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NƯỚC ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THUỶ NÔNG TRUNG HÀ - SUỐI II
2.2. Mối quan hệ toán học trong kế toán nước và tính toán cân bằng nước
Dòng chảy vào = Dòng chảy ra + sự thay đổi lượng dự trữ Hoặc có thể viết phương trình cân bằng nước dưới dạng sau:
Qvào + R + S = Qra + E Trong đó:
Qvào : Dòng chảy vào Qra : Dòng chảy ra R: Lượng mưa
E: Bốc thoát hơi nước
S : Sự thay đổi trong phạm vi xem xét bao gồm những sự thay đổi trong nước ngầm, nước mặt hoặc trong tầng bão hòa.
Các số hạng trong kế toán nước của tổng lượng dòng chảy vào và dòng chảy thực vào được định nghĩa như sau:
GI = Qvào + R NI = GI + S Trong đó:
GI: Tổng dòng chảy vào;
NI: Dòng chảy thực vào
Các số hạng của dòng chảy ra được viết như sau:
NI = Qra + E = PD + NPDb + NPDnb + UO + NUO +C Trong đó:
PD = Tiêu hao định trước = Ep + Sp E: Bốc thoát hơi nước
S: Dòng chảy vào vùng như biển, hoặc thấm sâu...
Chỉ số "p" ở dưới chỉ trạng thái định trước.
NPDb = Tiêu hao nước không địng trước có lợi = Enpb + Snpb Chỉ số "npb" ở dưới là không định trước có lợi
NPDnb = Tiêu hao nước không định trước không có lợi = Enpb + Snpnb Chỉ số "npnb" ở dưới là không định trước không có lợi.
UO: Dòng chảy không ràng buộc có thể sử dụng được.
NOU: Dòng chảy ra không ràng buộc không thể dử dụng được C: Dòng chảy ra ràng buộc
Sắp xếp lại các số hạng để cho tất cả các số hạng tiêu hao với nhau, ta có:
NI = TD + UO + NUO + C Trong đó :
TD: Tổng tiêu hao = PD + NPD
TD có thể phân ra thành trước và không định trước hoặc có lợi hoặc không có lợi như sau:
NI: Db + Dnb + UO + NUO + C Db = Ep + Sp + Enpb + Snpb
Dnb = Enpnb + Snpnb
Lượng nước có sẵn được định nghĩa như sau:
AW = NI - C - NUO
Một điều quan trọng khi tách biệt được khái niệm lượng nước có sẵn ở thời điểm hiện tại và lượng nước có sẵn ở thời điểm tương lai. Tiềm năng phát triển nước trong tươi lai là nơi mà nền kinh tế và kỹ thuật có thể đáp ứng được cho những cơ sở hạ tầng được xây dựng. Lượng nước có sẵn ở trạng thái tiềm năng được phát triển là:
AWpot = NI - C - NUOpot
Chỉ số "pot' nói lên tiềm năng nước có sẵn nếu tất cả công trình khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật được xây dựng.
Lượng nước có sẵn có thể được định nghĩa chỉ cho nông nghiệp khi trừ đi các tiêu hao khác.
AWag = NI - C - NUO - ( Db các sử dụng không phải là tưới)
Với cách định nghĩa này, tưới trở thành hộ sử dụng nước còn lại sau khi tất cả các nhu cầu có lợi và nhu cầu ràng buộc khác được áp ứng.
2.2.2 Các chỉ số trong kế toán nước
Dựa trên những định nghĩa ở trên, các chỉ số trong kế toán nước được định nghĩa như sau:
1. Các chỉ số dựa trên cơ sở vật lý
Các chỉ số này cung cấp những thông tin về bao nhiêu nước đang bị tiêu hao và sử dụng nào đang làm tiêu hao nước.
Bảng 2.1 Chỉ số mang tính vật lý trong kế toán nước
Định nghĩa Kí hiệu Công thức
1. Phân tích số tiêu hao DF
Chỉ số tổng lượng chảy vào so với tiêu hao DFGI TD/GI Chỉ số lượng nước sẵn có so với tiêu hao DFAW TD/AW Chỉ số tổng dòng chảy thực vào so với tiêu
hao
DFNI TD/NI
2. Phân số quá trình PF
Chỉ số tiêu hao định trước so với lượng nươc có sẵn
PFAW PD/AW
Chỉ số tiêu hao định trước so với lượng nước có sẵn cho nông nghiệp
PFAW-ag PD/AWag
Chỉ số tiêu hao định trước so với tổng lượng tiêu hao
PFTD PD/AW
2.Chỉ số với sử dụng nước hữu ích
Sử dụng nước hữu ích chỉ ra tỷ lệ lượng nước tiêu hao hữu ích so với lượng nước có sẵn, tổng lượng nước tiêu hao, dòng chảy thực đến và tổng dòng chảy thực đến. Bảng 2.2 định nghĩa về các chỉ số sử dụng nước hữu ích.
Bảng 2.2 Chỉ số sử dụng nước hữu ích
Định nghĩa Ký hiệu Công thức
Chỉ số hữu ích của lượng nước có sẵn BE Db/AW
Chỉ số hữu ích của tổng lượng tiêu hao BD Db /TD Chỉ số hữu ích của dòng chảy thực vào BNI Db /NI Chỉ số hữu ích của tổng dòng chảy thực
vào
BGI Db /GI
3. Chỉ số của hiệu suất sử dụng nước
Hiệu suất của nước liên quan đến khối lượng sản phẩm, ví dụ như bao nhiêu kilogram nông sản được sản xuất ra trên một đơn vị nước tiêu hao hoặc giá trị sản phẩm trên mỗi khối lượng nước.
Bảng 2.3 Chỉ số hiệu suất sử dụng nước
Định nghĩa Kí hiệu Công thức
Hiệu suất của tổng lượng nước vào PW/GI P/GI Hiệu suất của tổng lượng nước có sẵn PW/AW P/AW Hiệu suất của lượng nước có sẵn cho
tưới
PW/AW-tưới P/AWtưới
Hiệu suất của nước tiêu hao định trước PWp P/PD
Hiệu suất đơn vị nước tưới PWET P/ET
Trong đó P có thê hiểu được diễn tả bằng tổng lợi ích thu được qua việc sử dụng nước sau khi đã trừ đi tổng chi phí ( không kể chi phí cho nước ) trong việc sản sinh ra lợi nhuận. Như vậy ở đây P là SGVP là chỉ số về tổng giá trị của sản xuất nông nghiệp đã được chuẩn hóa. Đối với chỉ số SGVP, sản lượng tương ứng sẽ được tính toán dựa trên giá cả của địa phương, so sánh với giá của cây trồng chiếm ưu thế trong vùng và giá cả của thế giới. Sau đó sẽ tính giá trị tương ứng của sản phẩm trên thế giới. Như vậy SGVP được định nghĩa theo công thức sau:
P = SGPV = [n(AiYiPi/Pb)]Pthế giới Trong đó:
SGPV: Là chuẩn tổng giá trị sản lượng chuẩn hóa;
Yi: Là năng suất cây trồng i;
Pi: Là giá thành địa phương của cây trồng i;
Pthế giới: Là giá thành trên thị trường thế giới của cây trồng cơ sở;
Ai: Là diện tích gieo trồng của cây trồng i;
Pb: Là giá thành địa phương của cây trồng cơ sở.