Một số đặc điểm giáo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay - Copy (Trang 74 - 81)

2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông tỉnh Bình dương 1. Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

2.2.2. Một số đặc điểm giáo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Dương

Năm học 2014-2015, toàn ngành giáo dục và đào tạo có 528 đơn vị, trường học (trong đó có 178 trường tư thục), cụ thể như sau: 277 trường mầm non (trong đó có 170 trường tư thục); 139 trường tiểu học; 71 trường THCS; 33 trường THPT (trong đó có 9 trường THPT tư thục nhiều cấp học); 07 trung tâm GDTX-KT-HN (trong đó có 01 cấp tỉnh và 06 cấp huyện, thị xã); 01 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Bồi dƣỡng nghiệp vụ tỉnh.

Quy mô các ngành học, cấp học trong năm học tiếp tục đƣợc mở rộng: Mầm non: 93.819 cháu, tăng 10.373 cháu; tiểu học: 133.862 học sinh, tăng 7.689 học sinh;

THCS: 69.548 em; THPT: 23.438 học sinh; GDTX cấp THPT: 3.387 học viên.

Ngoài ra, tỉnh Bình Dương hiện có 50 trung tâm ngoại ngữ, tin học được UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động, 91 trung tâm học tập cộng đồng/91 xã, phường, thị trấn.

Khối giáo dục chuyên nghiệp, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay có 18 đơn vị với tổng cộng có 46.953 sinh viên, học sinh theo học, tăng 4779 SV-HS so với năm học trước (trong đó có 8 trường đại học, 2 trường cao đẳng và 8 trường trung cấp chuyên nghiệp) gồm:

- Trường Đại học Thủ Dầu Một, ĐH Bình Dương, ĐH Kinh tế Kỹ thuật, ĐH quốc tế miền Đông, ĐH Việt Đức, ĐH Thủy lợi, ĐH Mở thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tại Bình Dương, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công binh (hệ dân sự) và Cao đẳng Y tế.

- 8 trường trung cấp chuyên nghiệp: Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa, TC Kinh tế, TC Nông Lâm nghiệp, TC Kỹ thuật Phú Giáo, TC Kinh tế - Công nghệ Đông Nam, TC Tài chính Kế toán, TC Công nghiệp, TC Bách khoa.

Đến tháng 5 năm 2015 toàn tỉnh có 91/91 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia chống mù chữ, đạt tỷ lệ 100%; 91/91 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia PCGD tiểu học, đạt tỷ lệ 100% (trong đó 84/91 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và 6/91 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2); 91/91 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia PCGD THCS, đạt tỷ lệ 100%; 88/91 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn của tỉnh về PCGD bậc trung học, đạt tỷ lệ 96,7% (theo Quyết định 1894/QĐ-UBND, ngày 11/5/2009 của UBND tỉnh).

Giáo dục trung học

Để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, Sở GDĐT đã chỉ đạo các trường THPT thực hiện nhiều giải pháp giúp học sinh củng cố toàn bộ kiến thức đã học, tăng

thời gian ôn luyện cho học sinh để nâng chất lƣợng kỳ thi HKII và kết quả năm học, đặc biệt là với những học sinh yếu, kém. Đối với học sinh khối 12, để nâng cao chất lƣợng kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 Sở GDĐT đã yêu cầu các nhà trường xây dựng kế hoạch ôn tập, tăng cường ôn luyện giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng làm bài của các bộ môn thi tốt nghiệp THPT. Sở đã hoàn thành hồ sơ thi tốt nghiệp THPT quốc gia (thi từ ngày 01/7 - 04/7/2015 tại Cụm thi Trường ĐH Y Dƣợc TP. Hồ Chí Minh) cho 10.576 học sinh, trong đó có: 8.199 học sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ; 439 học sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp THPT, không đăng ký tuyển sinh ĐH-CĐ; 1.938 học sinh chỉ đăng ký tuyển sinh ĐH-CĐ.

Kết quả tốt nghiệp THPT năm học 2014 – 2015 đạt 94,77% cao hơn tỷ lệ chung của cả nước là 1,35%

Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật - Hướng nghiệp

Ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật - Hướng nghiệp, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương, tăng cường hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ dân trí ở địa phương. Sở GDĐT đã chỉ đạo các trung tâm GDTX tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình GDTX, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy; thực hiện kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình giáo dục thường xuyên. Triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020” của tỉnh Bình Dương theo Quyết định số 3070/QĐ-UBND và Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”. Các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào Đề án “Xây dựng xã hội học tập” của tỉnh để đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể hàng năm phù hợp với định hướng nâng cao chất lượng chống mù chữ, phổ cập giáo dục thực tế của địa phương. Có 06/09 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, 03/09 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An).

Các trung tâm GDTX-KTHN và Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Bồi dƣỡng nghiệp vụ tỉnh tổ chức liên kết đào tạo với các trường đại học và TCCN thực hiện đa dạng hóa các hình thức GD&ĐT, vừa dạy chương trình GDTX cấp THPT, vừa dạy nghề phổ thông, dạy các lớp ngoại ngữ, tin học thi lấy chứng chỉ A, B; tăng cường các hoạt động chuyên môn, khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học đã đƣợc trang bị, chú trọng việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy tại đơn vị.

Trung tâm GDTX tỉnh thực hiện liên kết đào tạo nhiều ngành nghề góp phần đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của nhân dân gắn với yêu cầu phát triển KT -XH của tỉnh và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

Kết quả tốt nghiệp THPT năm học 2014-2015 đạt 44,4%, trong đó học viên GDTX đạt 55,7%; TCCN-GDTX đạt 19,66%; tự do đạt 8,89%.

Giáo dục chuyên nghiệp và đại học

Qui mô đào tạo TCCN ở các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đƣợc duy trì. Sở GD&ĐT tiếp tục thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển ngành GD&ĐT tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và tầm nhìn 2020; mạng lưới các trường đào tạo chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương tiếp tục được củng cố và phát triển. Với mạng lưới các trường chuyên nghiệp hiện có, ngành GDCN-ĐH tỉnh Bình Dương hoàn toàn có đủ điều kiện đào tạo đáp ứng nhân lực kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển CNH-HĐH của địa phương.

Chỉ đạo các trường TCCN phối hợp với các trường THCS thực hiện TVHN và thực hiện các giải pháp phân luồng để tăng tỷ lệ học sinh sau THCS vào học TCCN;

chỉ đạo các trường thực hiện chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội và đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực; phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” qua đó xây dựng được mô hình 3 nhà: “Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp” trong việc đào tạo và cung ứng nguồn lao động có kỹ

địa bàn tỉnh về cơ bản đã thực hiện tốt công tác tuyển sinh và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao, góp phần đào tạo NNL cho xã hội và nhu cầu của tỉnh. Hầu hết các trường đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo; tăng cường và đổi mới chương trình, đánh giá kết quả học tập của học sinh gắn với chuẩn năng lực.

Tính đến tháng 5/2015, tổng số công chức, viên chức, nhân viên toàn ngành là 18.822 người (không bao gồm số liệu ngoài công lập). Trong đó nữ 14.533 người, chiếm tỷ lệ 77,21%. Trình độ đào tạo của cán bộ - giáo viên, tỷ lệ giáo viên công lập trên chuẩn, đạt chuẩn, chƣa đạt chuẩn giáo viên đối với các bậc học, ngành học nhƣ sau: Mầm non đạt chuẩn từ 9+3 trở lên đạt 99,42% (trong đó số trên chuẩn đạt 36,95%;

số chƣa đạt chuẩn chiếm 0,58%); giáo viên tiểu học đạt chuẩn 9+3 trở lên đạt 99,61%

(trong đó số trên chuẩn đạt 77,69%; số chƣa đạt chuẩn 0,39%); giáo viên THCS đạt chuẩn trở lên đạt 99,83% (trong đó số trên chuẩn đạt 59,94%; số chƣa đạt chuẩn 0,17%); giáo viên THPT đạt chuẩn trở lên đạt 98,4% (trong đó trên chuẩn đạt 8,47%;

số chƣa đạt chuẩn 1,6%); giáo viên trung cấp chuyên nghiệp đạt chuẩn trở lên đạt 95,24% (trong đó trên chuẩn đạt 13,1%; số chƣa đạt chuẩn 4,76%).

2.2.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông hiện nay ở Bình Dương

GDHN trong nhà trường phổ thông trang bị cho học sinh hành trang chuẩn bị bước vào đời, sau khi học xong phổ thông các em có khả năng tham gia vào thị trường việc làm, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội.

GDHN và tư vấn học đường là nhu cầu cần thiết cho học sinh nhưng xã hội, gia đình, nhà trường chưa thực sự quan tâm một cách đầy đủ cho các em. Thực trạng nầy dẫn đến nhiều học sinh sau khi học xong THPT rất lúng túng trong việc chọn trường, chọn ngành học để tiếp tục học lên đúng theo nhu cầu xã hội và nguyện vọng của minh.

Nhiều trường hợp sau khi học xong đại học không tìm được việc làm, hoặc có việc làm trái với ngành nghề đào tạo, gây lãng phí cho gia đình và xã hội.

Kết quả của một công trình nghiên cứu gần đây cho thấy nhà trường có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến tất cả các mặt của tiềm năng và định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT. Các phẩm chất, kỹ năng hay năng lực cốt lõi của tiềm năng nghề nghiệp phụ thuộc đáng kể vào sự GDHN. Tuy nhiên hiện tại các trường phổ thông thể hiện vai trò nầy khá mờ nhạt, chƣa tạo đƣợc sự khác biệt về chất những năng lực, phẩm chất chi phối tiềm năng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nhà trường phổ thông chƣa phát triển đƣợc các phảm chất, năng lực, đặc tính, động cơ nghề nghiệp cũng như các năng lực cốt yếu như là những tiền đề cơ bản để khi ra trường họ có thể đáp ứng thị trường lao động.

Ở trường phổ thông, các em chỉ học được những kiến thức bộ môn, kỹ năng sống cũng chưa được nhà trường thực sự chú trọng giáo dục cho các em. Giáo viên chủ nhiệm thiếu kinh nghiệm hướng dẫn các em đi vào đời đúng hướng. Để sau khi học hết cấp 3, hầu hết các em chỉ có hướng duy nhất là học tiếp đại học chứ không còn cách lựa chọn nào khác tốt hơn, trong khi đó các em không lƣợng đƣợc sức mình và nhu cầu việc làm của xã hội đang đòi hỏi. Điều đó đã dẫn đến bất cập trong thực tế cảnh thừa thầy, thiếu thợ trong những năm qua. Gần đây, hệ thống các trường trung cấp và dạy nghề lại gặp khó khăn trong việc tuyển sinh, Ở Bình Dương hầu hết các trường TCCN tuyển sinh hàng năm đều không đủ chỉ tiêu, điều nầy đồng nghĩa với việc nguồn nhân lực lao động thiếu lại càng thiếu so với yêu cầu của các doanh nghiệp hiện nay.

Các trung tâm GDTX-KTHN thực hiện nội dung chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; công văn số 8608/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2007 của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện dạy nghề phổ thông lớp 11 (năm học 2007-2008).

Trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về thế giới nghề nghiệp, về cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương, từ đó biết được cơ cấu ngành nghề và cơ cấu nhân lực mà xã hội cần, những phẩm chất, năng lực mỗi ngành nghề đòi hỏi đối với người lao động, những thông tin nghề nghiệp ở hiện tại và tương lai.

GDHN giúp học sinh có những hiểu biết về các nhóm ngành nghề, những đặc điểm, yêu cầu của các ngành nghề, xu hướng phát triển của các ngành nghề mà các em quan tâm, trong đó có các nghề truyền thống của địa phương, giới thiệu các ngành nghề mà địa phương đang cần và nhu cầu nhân lực hàng năm của các ngành nghề đó.

Hoạt động GDHN không chỉ tác động vào nhận thức của cá nhân học sinh đối với nghề định chọn mà còn làm cho học sinh hiểu về giá trị của nghề, hình thành sự hứng thú, sự say mê nghề nghiệp để hết lòng cống hiến cho xã hội và phát huy hết năng lực, sở trường của bản thân.

HS ở các trung tâm GDTX-KTHN có những hạn chế nhất định có học lực đầu vào lớp 10 thấp hơn nhiều so với học sinh các trường THPT, chính vì vậy, việc hướng cho các em chọn lựa nghề nghiệp tương lai cũng phải có định hướng thích hợp. Có thể đề ra một số tiêu chí ưu tiên khi lựa chọn như sau: ưu tiên nghề mà địa phương đang có sự đòi hỏi về nhân lực, các nghề không có đòi hỏi cao về trình độ học vấn, những nghề có thời gian đào tạo ngắn, chi phí đào tạo thấp, nghề truyền thống ở địa phương...

Đặc biệt, tại các trung tâm GDTX-KTHN có nhiệm vụ DNPT, hoạt động DNPT bao gồm nhiều lĩnh vực: điện, điện tử, tin học, thêu, may,...các nghề nghiệp ngắn hạn khác. Tất cả kiến thức, kỹ năng ban đầu do DNPT mang lại góp phần vào định hướng nghề nghiệp tương lai các em.

DNPT giúp học sinh bộc lộ các năng lực, sở trường thiên hướng nghề nghiệp;

thông qua học NPT, giáo viên có những đánh giá đúng về năng lực nghề nghiệp, những thế mạnh của bản thân học sinh, góp phần định hướng cho các em chọn lựa nghề nghiệp tương lai.

Thông qua DNPT sẽ hỗ trợ cho học sinh trong việc tự hướng nghiệp, giúp học sinh phân tích đƣợc những điều kiện, hoàn cảnh của bản thân có liên quan tới nghề nghiệp tương lai định lựa chọn, cùng với những mặt chủ quan, khách quan để có thể chọn nghề một cách tối ƣu nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay - Copy (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)