Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và các xã lân cận (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2. Các quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu

1.2.3. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

Công tác chuẩn bị đầu tiên là phải thu nhập phân tích các tài liệu có liên quan đã được công bố để có cái nhìn tổng quan về khu vực nghiên cứu, cũng như có được những kiến thức cơ sở vững chắc về mặt lý thuyết đối với hướng nghiên cứu của mình.

Việc xác định được mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ sẽ giúp lựa chọn được những tài liệu cần thiết phục vụ quá trình nghiên cứu, từ đó tổng hợp các kết quả đã đạt được cũng như bổ sung thêm những vấn đề cần nghiên cứu thêm.

Để phục vụ cho đề tài, trong công tác phân tích thống kê tài liệu, tác giả đã sử dụng các tài liệu như:

- Niên giám thống kê huyện Thạch Thất 2008;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa chất huyện Thạch Thất

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Thạch Thất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

- Quy hoạch chi tiết trường ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

b. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Đây là phương pháp truyền thống, hết sức quan trọng đối với các ngành nghiên cứu thiên nhiên, trong đó có ngành địa lý.

Quá trình khảo sát thực địa giúp thu thập những thông tin cần thiết cũng như điều chỉnh những thông tin sai lệch mà giai đoạn thống kê tổng hợp tài liệu có sẵn còn thiếu sót cũng như sai lệch với thực tế.

Công tác này đòi hỏi phải xác định rõ quy trình và nội dung khảo sát, chọn những điểm khảo sát đặc trưng sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa bao gồm bốn giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (giai đoạn chuẩn bị): thu thập tài liệu, bản đồ chuyên đề, quy hoạch vùng và địa phương. Thêm nữa cần thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ của các ngành khoa học liên quan như địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, rừng... Dựa vào chúng để lựa chọn tuyến khảo sá sao cho ít nhất, ngắn nhất mà vẫn đảm bảo cắt qua các đơn vị địa lý tự nhiên đặc trưng, đồng thời phù hợp với điều kiện đi lại của người khảo sát.

+ Giai đoạn 2 (giai đoạn khải sát sơ bộ): trên cơ sở các tài liệu và bản đồ thu thập được, sơ thẩm để làm quen với khu vực tự nhiên trên lãnh thổ, từ đó xác định sơ bộ ranh giới các đơn vị hình thái, tiến đến chính thức vạch ra nội dung kế hoạch chi tiết về nội dung nghiên cứu, những tài liệu, số liệu phải thu thập quyết định tuyến khảo sát thực địa chi tiết và trang bị cần thiết.

+ Giai đoạn 3 (giai đoạn khảo sát thực địa chi tiết): áp dụng phương pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm

Khảo sát theo lát cắt cảnh quan: thu thập và mô tả các thành phần tự nhiên theo cấu trúc ngang, xác định các đơn vị hình thái để đưa lên lát cắt địa hình. Thu thập tài liệu KT – XH, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Khảo sát theo điểm chìa khóa: trắc đạc các yếu tố địa hình (độ dốc, chiều dài sườn, mương xói...); Nền địa chất; Thực vật (loại cây trồng, tốc độ sinh trưởng).

Đây là cơ sở đánh giá đặc trưng định lượng của đơn vị tự nhiên trên lát cắt.

+ Giai đoạn 4 (giai đoạn tổng kết): tập hợp để phân tích, đánh giá tài liệu, thành lập lát cắt địa hình và viết báo cáo thuyết minh.

c. Phương pháp bản đồ

- Phương pháp bản đồ: Là một trong những phương pháp cơ bản của khoa học địa lý. Theo quan điểm toán học thì phương pháp bản đồ chính là sắp đặt các nhân tố thu được lên giấy theo tọa độ địa lý. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, khoa học bản đồ cũng nằm trong quy luật phát triển đó. Khi nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của hai xã Thái Đô và Thái Thượng, đề tài đã được thừa kế các bản đồ đã có về khu vực bao gồm: Bản đồ địa mạo, bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đồng thời dựa vào kết quả thu thập được trên thực địa, tiến hành phân tích, chỉnh sửa và phát triển thành bản đồ độc lập, phù hợp với đối tượng, mục tiêu nghiên cứu. Từ các bản đồ này thực hiện các phép phân tích tổng hợp và thành lập bản đồ cảnh quan.

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã đưa tin học thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống, mở ra một giai đoạn mới trong ngành địa lý, điều tra cơ bản, quy hoạch đô thị và cảnh báo môi trường.

Việc thành lập các loại bản đồ được bắt đầu từ quá trình thu thập thông tin, phân loại và đánh giá các bản đồ chuyên đề, sau đó là các thao tác kỹ thuật (số hóa, chồng ghép…), kết hợp với kết quả khảo sát ngoài thực địa dưới sự trợ giúp của phần mềm xử lý ảnh và phần mềm MAPINFO, các loại bản đồ được hình thành.

d. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

Trong những năm gần đây, phương pháp này được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng. Cơ sở của phương pháp là kết hợp giữa nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý và người dân địa phương thực hiện trực tiếp để thu thập thông tin nhanh chóng, phân tích nhanh và đề ra các giải pháp khả thi phục vụ mục đích nghiên cứu. Hai hình thức đánh giá nhanh nông thôn được sử dụng trong đề tài:

+ Dùng phiếu điều tra: Phiếu điều tra là bảng hỏi có in sẵn các thông tin để thu thập số liệu phù hợp với nội dung của luận văn như: thông tin về mức đầu tư và nguồn lợi thu được từ các loại hình sử dụng đất trồng cây nông, lâm nghiêp, phân bón, năng suất, sản lượng, công lao động,...

+ Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp để người nghiên cứu hiểu được đặc điểm của vùng nghiên cứu thông qua trao đổi với người dân địa phương.

Ngoài ra còn thực hiện lấy ý kiến của cán bộ lãnh đạo huyện, xã và các sở, phòng ban có liên quan.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và các xã lân cận (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)