CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Các điều kiện tự nhiên và vai trò của nó với nền kinh tế khu vực nghiên cứu
2.1.3. Khí hậu – thủy văn
Khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực khí hậu miền Bắc Việt Nam nên khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cụ thể là một năm có hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh: Mùa nóng bắt đầu vào tháng 4 đến tháng 10, mưa
nhiều; mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mưa ít, thời tiết lạnh, khô, cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn.
- Khu vực có lượng bức xạ tương đối lớn, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1600-1700 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng thấp nhất thay đổi theo từng năm và thường diễn ra trong khoảng từ tháng XII tới tháng III năm sau (khoảng 30-40 giờ/tháng, tháng có số giờ nắng cao nhất thường là tháng VII – tháng IX (khoảng 200 giờ/ngày).
- Nhiệt độ không khí trung bình năm của khu vực dao động trong khoảng 21,5-23,30C. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất vào tháng VI và VII (trên dưới 290C), thấp nhất thường vào 3 tháng (từ tháng XII đến tháng II năm sau) có nhiệt độ dưới 200C .
Bảng 2.2. Đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình tháng (0C)
Năm Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2002 17,7 19,5 22,5 25,9 27,7 29,6 29,4 28,4 27,6 25,2 21,2 18,9 2003 16,9 20,8 21,9 26,2 29,0 30,0 29,8 29,1 27,8 26,6 23,9 18,5 2004 17,2 18,1 20,7 24,2 26,6 29,7 29,2 29,1 28,3 26,1 23,0 19,2 2005 16,2 17,8 19,2 24,3 29,2 30,3 29,7 28,8 28,7 26,3 22,7 17,4 2006 18,3 18,4 20,3 25,4 27,3 30,2 30,0 28,1 28,2 27,4 24,7 18,3
(Nguồn: Viện khí tượng Thủy văn,2008)
- Gió: Do đặc điểm địa hình nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi thấp xuống đồng bằng, phía Tây Bắc bị chắn bởi núi Ba Vì, phía Tây Nam bị chắn bởi
oC
Hình 2.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng (2002-2006)
núi Viên Nam mà khí hậu vùng này chịu ảnh hưởng nhiều của vùng núi Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây. Vùng núi Hòa Bình – Phú Thọ có tác dụng làm biến đổi ít nhiều hướng gió và tính chất của gió trên lãnh thổ Hà Tây. Về mùa đông, hướng gió chung là Đông Bắc của luồng gió mùa mùa đông bị lệch về phía Tây Bắc. Về mùa hạ, trong những trường hợp có gió Tây thổi, vùng núi phía Tây đã gây ra tác dụng
“phơn”, tốc độ cực đại khoảng 30-40 m/s.
- Mưa: Các tháng có lượng mưa thấp thường xảy ra trong khoảng từ tháng XI năm trước đến tháng III năm sau. Tháng có lượng mưa cao thường là các tháng V đến VIII. Nhìn chung, lượng mưa ở khu vực nghiên cứu khá lớn so với nhiều tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi năm có từ 130-152 ngày có mưa. Vào các tháng mùa mưa, số ngày có mưa xảy ra nhiều, có tháng tới 17-19 ngày xảy ra mưa. Ngày có lượng mưa lớn nhất xác định được trong giai đoạn này lên tới 144,1mm. Tổng lượng mưa vào các tháng mùa mưa (từ tháng IV đến tháng IX) chiếm khoảng 85- 90% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa có sự phân hóa rõ rệt theo mùa và theo vùng lãnh thổ. Lượng mưa trung bình năm tăng từ 1800mm lên đến trên 2000mm tương đương với lượng mưa thông thường của đồng bằng Bắc Bộ. Mưa có xu hướng tăng nhanh khi càng gần núi, ở miền núi với lượng mưa trung bình 2300 – 2400mm/năm còn ở đồng bằng là 1700 – 1800mm/năm. Đó là do ảnh hưởng của dãy núi phía Tây có tác dụng chắn gió đối với các luồng gió mùa. Tuy nhiên mưa ở đây không dải đều trong năm mà tập trung vào một mùa trung bình kéo dài 6 – 7 tháng.
Bảng 2.3. Đặc trưng lượng mưa tại khu vực Hòa Lạc (mm)
Năm
Đặc trưng
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2002 Tổng 5,7 9,0 5,7 2,2 121,7 239,6 261,7 201,7 178,6 127,5 51,2 60,2
ngày 6 7 5 2 12 18 19 14 12 12 11 10
2003 Tổng 40,0 36,8 12,9 59,5 270,8 274,0 243,1 375,0 250,9 13,4 13,3 10,5
ngày 7 7 8 12 9 13 14 18 12 3
2004 Tổng 3,9 29,2 44,5 161,4 335,3 229,0 355,2 246,8 107,2 9,9 24,4 27,9
ngày 6 8 17 16 14 11 15 17 8 3 5 2
2005 Tổng 11,4 35,6 27,4 32,9 221,2 278,0 277,7 377,2 366,0 17,8 91,9 26,8
ngày 8 13 18 12 19 15 16 18 12 9 6 6
2006 Tổng 0,4 25,1 31,1 17,9 139,6 96,8 247,4 353,8 183,1 28,3 116,2 1,2
ngày 1 17 19 6 19 10 16 19 8 9 5 1
Ngày: Số ngày có mưa trong tháng Nguồn: Viện Khí tượng Thủy văn, 2008
- Độ ẩm không khí trung bình năm giai đoạn 2002-2006 tại khu vực dao động trong khoảng 83-85%. Tháng có độ ẩm không khí trung bình thấp nhất thường là các tháng XII và tháng I. Tháng có độ ẩm không khí trung bình cao nhất thường là các tháng II và III.
Bảng 2.4. Đặc trưng độ ẩm không khí (%)
Năm Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2002 78 85 82 82 81 80 79 81 76 78 79 81
2003 78 82 79 81 78 75 80 82 81 72 71 70
2004 79 83 81 85 82 75 79 83 81 67 75 73
2005 79 85 83 85 78 78 79 85 78 76 79 69
2006 76 86 84 80 78 75 78 83 72 76 76 75
(Nguồn: Viện Khí tượng thủy văn,2008) Hình 2.3. Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng (2002-2006)
- Mây: lượng mây trung bình năm chiếm 75% bầu trời. Tháng 3, có lượng mây cực đại lên đến 90% bầu trời. Tháng 10 trời quang đãng nhất, lượng mây khoảng 60% bầu trời.
Nhìn chung, khí hậu khu vực nghiên cứu có sự phân hóa theo mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho khu vực phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi. Số giờ nắng trung bình tương đối cao, tạo điều kiện cho các loài cây trồng tăng trưởng. Tuy nhiên, nền nhiệt cao, độ ẩm lớn tạo điều kiện cho các quá trình phong hóa, bóc tách vật liệu, kết hợp với lượng mưa tập trung 80-90% vào mùa mưa, địa hình dốc là nguyên nhân chủ yếu gây xói mòn, úng lụt, ảnh hưởng xấu đến phát triển nông, lâm nghiệp và kinh tế xã hội.
b – Thủy văn
- Nước mặt: Khu vực nghiên cứu nằm trong lưu vực sông Tích, một nhánh của sông Hồng. Bốn nhánh của sông chạy qua khu vực nghiên cứu đều có nước quanh năm, nhưng mực nước thay đổi khá nhiều giữa hai mùa lũ và mùa cạn. Nên có thể dẫn đến ngập lụt cục bộ tại các vùng trũng xung quanh, do thiếu công trình chống lũ và lũ lên nhanh vì lòng sông qua khu vực tương đối dốc.
+ Sông Cò, có ba nhánh chính, và hai hồ (hồ Đồng Lụa, hồ Đình) thuộc khu vực xã Yên Bình, lưu lượng 0,3 m3/giây, Suối Cò chảy theo hướng Tây Nam xuống Đông Bắc đổ vào hồ Đồng Mô.
+ Sông Vai Cả là nhánh lớn nhất của sông Tích Giang với lưu vực khoảng 34,4 km2. Sông này bắt nguồn từ núi Viên Nam chảy qua khu vực dự án ĐHQG Hà Nội và phía Bắc của phần Khu Công Nghệ Cao nằm trong khu Đô Thị Hòa Lạc. Có 3 con suối chính: suối Nà Mương, suối Ngang, suối Đồng Vênh. Suối Ngang chảy qua xóm Gò Mè, qua ĐHQGHN dài 7 km, lưu lượng nước 0,1 m3/giây. Suối Nà Mương chảy theo hướng Bắc Nam, chiều dài 15 km. Suối Đồng Vênh chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, lưu lượng 0,1 m3/giây. Khu vực nghiên cứu còn rất nhiều hồ như hồ Suối Ngọc, hồ Đồng Mô và hàng loạt các hệ thống dòng chảy tạm thời vốn là các máng xói, khe rãnh xói mòn. Các hồ không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất mà còn là điểm du lịch hấp dẫn như hồ suối Ngọc.
+Cuối cùng là sông Vườn Rào, sông Nhà Trạ ở phía Đông Nam khu vực nghiên cứu.
- Nước ngầm: thường ở độ sâu từ 7-10m có các mạch nước nông, độ sâu 70m có nước mạch sâu, chất lượng tốt. Do địa hình dốc, nguồn nước ngầm bị hạn chế, chất lượng bị thay đổi nhiều. Hiện nay nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính của khu vực nghiên cứu.