CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
2.4. Đặc điểm cảnh quan
2.4.2. Phân loại cảnh quan
Cảnh quan học là ngành khoa học ra đời từ thế kỷ XIX nhưng đến nay vẫn chưa có được một quy phạm thống nhất trong hệ thống phân loại cảnh quan. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan và ở mỗi bậc phân loại thì có một tiêu chí riêng, chưa có sự thống nhất giữa các hệ thống. Đồng thời trong mỗi hệ thống phân loại lại có các bậc khác nhau.
A.G.Ixatrenko (1967) [11] đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan gồm 9
bậc: Nhóm kiểu kiểu phụ kiểu lớp phụ lớp loại phụ loại thể loại.
- Nhóm kiểu: Sự giống nhau có tính chất địa đới của các cảnh quan trong phạm vị địa ô và các châu lục khác.
- Kiểu: Các điều kiện nhiệt ẩm cùng kiểu, những nét cấu trúc chung, cùng quá trình di động của các nguyên tố hoá học, các quá trình địa mạo ngoại sinh, sự thành tạo thổ nhưỡng, thành phần và cấu trúc sinh vật quần.
- Phụ kiểu: Những khác biệt của địa đới thứ cấp và các dấu hiệu chuyển tiếp trong cấu trúc.
- Lớp: Mức độ tác động làm biến đổi của các yếu tố kiến tạo sơn văn với cấu trúc của cảnh quan.
- Phụ lớp: Sự phát triển của đai cao điển hình (ở miền núi).
- Loại: Sự giống nhau phát sinh, kiểu ưu thế của địa hình và đá mẹ cũng như cấu trúc hình thái
- Phụ loại: Những đặc trưng của vật thể bề mặt nền - Thể loại: Các đặc trưng của khí hậu địa phương.
Nikolaiev (1966) đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan gồm có 12 bậc:
Thống hệ phu hệ lớp phụ lớp nhóm kiểu phụ kiểu hạng phụ hạng loại phụ loại (bảng 2.11)
Ngoài ra còn một số tác giả khác cũng đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan như Ixatrenco (1976) đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan gồm 8 bậc, N.A Gvozdexki (1961) cũng đưa ra hệ thống phân loại với 5 bậc,…
Bảng 2.11. Hệ thống phân loại của Nikolaev
Đơn vị Dấu hiệu
Thống Kiểu tiếp xúc của các quyển địa lý trong cấu trúc của lớp vỏ CQ Hệ Cân bằng nhiệt ẩm là biểu hiện của cơ sở năng lượng phân bố trong
không gian thông qua tính địa đới của các cảnh quan.
Phụ hệ Tính địa ô của các đới làm phân phối lại nền tảng nhiệt ẩm của các đới.
Lớp
Cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đai địa hình) đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ (địa đới theo vĩ độ và đai cao theo chiều cao). Có hai lớp chủ yếu là đồng bằng và miền núi.
Phụ lớp Sự phân hóa tầng trong cấu trúc cảnh quan ở miền núi và đồng bằng làm phân hóa cường dộ các quá trình địa lý tự nhiên.
Nhóm
Kiểu chế độ thủy địa hóa do quan hệ giữa các yếu tố khí quyển, thổ nhưỡng, dòng chảy, mức độ chia cắt phân bố lại vật chất và năng lượng trong các cảnh quan.
Kiểu Các dấu hiệu sinh khí hậu- thổ nhưỡng ở cấp kiểu thổ nhưỡng và lớp quần thể thực vật.
Phụ kiểu Mang dấu hiệu của kiểu nhưng ở cấp phụ kiểu thổ nhưỡng và phụ kiểu quần thể thực vật mang tính chất của các quần thể chuyển tiếp.
Hạng Các kiểu địa hình phát sinh.
Phụ hạng Các kiểu địa hình phát sinh và nhan thạch bề mặt.
Loại Sự giống nhau của các dạng ưu thế.
Phụ loại Ưu thế về diện tích của các dạng phụ thuộc.
(Nguồn: V.A. Nikolaev, 1979)
Ở Việt Nam khi nghiên cứu các cảnh quan, một số tác giả cũng đưa ra hệ thống phân loại áp dụng cho điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Trong cuốn “cảnh quan miền Bắc Việt Nam” của Vũ Tự Lập [14], xuất bản năm 1976, đã đưa ra hệ thống phân loại gồm 16 cấp, từ quyển địa lý đến điểm địa lý, được thể hiện như sau:
Quyển địa lý Đất liền
Vòng địa lý Đới địa lý Ô địa lý
Nhóm diện địa lý Xứ địa lý
Á dạng địa lý Miền địa lý
Dạng địa lý Cảnh địa lý Khu địa lý
Á khu địa lý Đai cao địa lý
Nhóm dạng địa lý
Á cảnh địa lý Á đai cao địa lý
Khối địa lý
Diện địa lý
Đại dương
Điểm địa lý
Hình 2.13. Hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập (1974)
Năm 1983, Phạm Quang Anh và tập thể tác giả phòng Địa lý tự nhiên tổng hợp (Viện Khoa Học Việt Nam) đã đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Khối cảnh quan Hệ cảnh quan Phụ hệ cảnh quan Lớp cảnh quan Phụ lớp cảnh quan Nhóm cảnh quan Kiểu cảnh quan
Năm 1993, phòng Địa lý tự nhiên – Trung tâm địa lý tài nguyên đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam với các đơn vị : Hệ cảnh quan => phụ hệ cảnh quan => lớp cảnh quan => phụ lớp cảnh quan => kiểu cảnh quan => phụ kiểu cảnh quan => loại cảnh quan.
Hệ cảnh quan: Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt - ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và năng lượng.
Phụ hệ cảnh quan: Chế độ hoàn lưu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt - ẩm gây ảnh hưởng tới chu trình vật chất.
Lớp cảnh quan: Đặc điểm các khối địa hình lớn quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ.
Phụ lớp cảnh quan: Sự phân tầng bên trong của lớp.
Kiểu cảnh quan: Đặc điểm sinh khí hậu (kiểu thảm thực vật phát sinh – kiểu đất).
Phụ kiểu cảnh quan: Các đặc trưng cực đoan của khí hậu ảnh hưởng lớn đến các điều kiện sinh thái.
Loại cảnh quan: Sự giống nhau tương đối của các dạng địa lý của các thể cấu thành cảnh quan (sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh hiện tại với các loại đất).
Năm 1997, khi nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam, các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Hệ thống cảnh quan Phụ hệ thống cảnh quan Lớp cảnh quan Phụ lớp cảnh quan Kiểu cảnh quan Phụ kiểu cảnh quan Loại (nhóm loại) cảnh quan với các chỉ tiêu như sau:
Bảng 2.12. Hệ thống phân loại áp dụng cho xây dựng BĐ Cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000
STT Cấp phân vị
Các chỉ tiêu phân chia
1 Hệ thống Cảnh quan
Đặc trưng trong quy mô đới tự nhiên được quy định bởi vị trí của lãnh thổ so với vị trí của Mặt trời và các hoạt động tự quay của Trái đất xung quanh mình nó.
2
Phụ hệ
thống Cảnh quan
Đặc trưng định lượng của các điều kiện khí hậu được quy định bởi bởi sự hoạt động của chế độ hoàn lưu khí quyển trong mối tương tác giữa các điều kiện nhiệt và ẩm ở quy mô á đới, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các quần thể thực vật liên quan đến vùng sinh thái hệ thực vật.
3 Lớp Cảnh quan
Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ, quyết định các quá trình thành tạo và thành phần vật chất mang tính chất phi địa đới biểu hiện bằng các đặc trưng định lượng của cân bằng vật chất, quá trình di chuyển vật chất, lượng sinh khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của các quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái được quy định bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu.
4 Phụ lớp Cảnh quan
Đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể thực vật:
sinh khối, mức tăng trưởng, tuần hoàn sinh vật theo các ngưỡng độ cao.
5 Kiểu Cảnh quan
Những đặc điểm SKH chung quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trưng biến động của cân bằng nhiệt ẩm.
6 Phụ kiểu Cảnh quan
Những đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan quyết định thành phần loài của các kiểu thảm thực vật, quy định các ngưỡng tới hạn phát triển của các loài thực vật cấu thành các kiểu thảm theo nguồn gốc phát sinh.
7 Loại Cảnh quan
Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất trong chu trình sinh học nhỏ, quyết định mối cân bằng vật chất của Cảnh quan qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cộng với các tác động của các hoạt động nhân tác.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm các nhân tố hình thành cảnh quan khu vực nghiên cứu và tham khảo các hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nước, đề tài xây dựng được hệ thống phân loại cảnh quan tại khu vực nghiên cứu gồm 4 cấp bậc thích hợp với lãnh thổ nghiên cứu quy mô nhỏ: Phụ kiểu cảnh quan Hạng cảnh quan Loại cảnh quan Dạng cảnh quan.
Bảng 2.13. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu
TT Cấp Dấu hiệu phân loại và tên gọi
1
Phụ kiểu cảnh quan
Dấu hiệu: Những đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan quyết định thành phần loài của các kiểu thảm thực vật, quy định các ngưỡng tới hạn phát triển của các loài thực vật cấu thành các thảm theo nguồn gốc phát sinh
+ PK: Phụ kiểu cảnh quan có mùa đông lạnh, mùa mưa dài, mùa khô ngắn, nhiệt độ trung bình năm 230C, lượng mưa trung bình năm 1900mm.
2
Hạng cảnh quan
Dấu hiệu: Kiểu địa hình phát sinh với các đặc trưng động lực hiện tại.
Có 6 hạng cảnh quan: Hạng cảnh quan núi trung bình bề mặt san bằng, sườn bóc mòn, trượt lở trên đá phun trào mác ma axit; hạng cảnh quan núi thấp rửa trôi trên đá phun trào macma bazơ, đá phiến sét; hạng cảnh quan đồi cao bóc mòn trên đá phun trào hệ tầng Cò Nòi và phiến sét hệ tầng sông Bôi; hạng cảnh quan đồi trung bình rửa trôi trên đá phiến sét, cát bột kết; hạng cảnh quan đồng bằng gò đồi thoải tich tụ proluvi trên đá phiến sét, cát bột kết hệ tầng sông Bôi;
hạng cảnh quan thung lũng tích tụ aluvi và proluvi.
3
Loại cảnh quan
Dấu hiệu: Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật với các loại đất
Có 54 loại cảnh quan phát triển trên 7 loại đất và 5 nhóm quần xã thực vật
4
Dạng cảnh quan