Chỉ tiêu các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và các xã lân cận (Trang 67 - 80)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

2.4. Đặc điểm cảnh quan

2.4.3. Chỉ tiêu các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu nằm trong kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới mưa mùa, có mùa đông lạnh, mùa khô ngắn, phân hoá thành các đơn vị nhỏ hơn như: phụ kiểu cảnh quan, hạng cảnh quan, loại cảnh quan, dạng cảnh quan.

* Phụ kiểu cảnh quan

Khu vực nghiên cứu nằm trong phụ kiểu cảnh quan được phân chia dựa trên các yếu tố khí hậu cực đoan như: nhiệt độ trung bình năm, độ ẩm không khí trung bình mùa khô và lượng mưa trung bình nhiều năm. Các yếu tố khí hậu nói trên đã cản trở đối với sự phát triển của thảm thực vật. Chính các yếu tố này đã dẫn đến sự khác nhau về thành phần loài trong quần xã thực vật.

Trong khu vực nghiên cứu có 1 phụ kiểu cảnh quan: Phụ kiểu cảnh quan có mùa đông lạnh, mùa mưa dài, mùa mưa ngắn, nhiệt độ trung bình năm 230C, nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường vào tháng VI và VII, thấp nhất thường vào các tháng I và XII, lượng mưa trung bình năm 1900mm;

* Hạng cảnh quan

Hạng cảnh quan là được phân chia dựa vào các dấu hiệu địa mạo, các kiểu địa hình phát sinh theo hình thái phát sinh và các quá trình ngoại sinh cùng với đặc điểm của nền tảng rắn và mẫu chất. Các chỉ tiêu này quyết định sự hình thành và phát triển của các loại đất như tầng dày đất, cấu trúc đất và hướng di chuyển vật chất. Trong khu vực nghiên cứu có 6 hạng cảnh quan.

* Loại cảnh quan

Loại cảnh quan là những đơn vị phân chia cấp dưới của hạng và được phân chia dựa vào mối quan hệ tương tác giữa các quần xã thực vật phát sinh hiện tại, với loại đất cùng với hoạt động nhân tác của con người trong mối tác động của vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng. Với mỗi loại đất phát triển trên các loại đá khác nhau kết hợp với sự phân hóa của lớp phủ thực vật sẽ hình thành nên những đơn vị cảnh quan ở cấp loại. Trong khu vực nghiên cứu hình thành 54 loại cảnh quan phát

triển trên 7 loại đất và 5 kiểu thảm thực vật: thảm rừng tự nhiên, thảm rừng trồng sản xuất, trảng cỏ cây bụi thứ sinh, cây công nghiệp, cây nông nghiệp.

* Dạng cảnh quan

Dạng cảnh quan là một tổng hợp thể lãnh thổ đồng nhất về nền nham, mẫu chất, một tiểu tổ hợp đất, một tiểu tổ hợp thực vật trên cùng một dạng trung địa hình theo phát sinh, cùng biện pháp canh tác và biện pháp bảo vệ cải tạo đất. Dạng cảnh quan là đơn vị cơ sở trong hệ thống phân loại cảnh quan, là đơn vị phân chia nhỏ hơn của loại cảnh quan dựa trên sự đồng nhất về độ dốc địa hình, độ dày mỏng của tầng đất, mức độ thoát nước và thành phần cơ giới của đất.

- Độ dốc của địa hình trong khu vực được chia thành 6 cấp: Cấp I (00- 30);

Cấp II (30- 80); Cấp III (80- 150); Cấp IV (150- 200); Cấp V (200-250); Cấp VI (>250) - Độ dày của tầng đất trong khu vực được chia thành 4 cấp:

Cấp 1:>100cm; Cấp 2: 70- 100cm; Cấp 3: 50- 70 cm; Cấp 4: 30 - 50cm - Khả năng thoát nước được xem xét ở 3 mức độ:

+ Không ngập úng: Những khu vực có độ dốc địa hình > 150, lớp phủ thực vật dày, cả ở những nơi lớp phủ thực vật thưa thớt.

+ Ngập úng định kỳ: Những khu vực ngập nước theo mùa.

+ Ngập úng thường xuyên: Những khu vực quanh năm có nước.

Với hệ thống phân loại cảnh quan cùng các tiêu chí phân chia các cấp phân vị cảnh quan trong khu vực nghiên cứu, bản đồ cảnh quan khu vực Hòa Lạc được thành lập với chú giải dạng ma trận với 67 dạng cảnh quan.

Trên bản đồ cảnh quan, đơn vị cơ sở (dạng cảnh quan), được dùng các số tự nhiên để đánh số cho các dạng cảnh quan theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Sự phân bố của các dạng cảnh quan được thể hiện trên bản đồ bằng phương pháp “nền chất lượng”.

d. Đặc điểm cảnh quan khu vực nghiên cứu

Cảnh quan khu vực Hòa Lạc có sự phân hoá đa dạng từ dạng cảnh quan tự nhiên đến dạng cảnh quan nhân sinh. Trong khu vực nghiên cứu có 1 kiểu cảnh quan, 1 phụ kiểu cảnh quan, 6 hạng cảnh quan, 54 loại cảnh quan và 67 dạng cảnh quan.

Phụ kiểu cảnh quan: với đặc trưng yếu tố khí hậu cực đoan, kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới mưa mùa được phân thành 1 phụ kiểu cảnh quan

Phụ kiểu cảnh quan có mùa đông lạnh, mùa mưa dài, mùa khô ngắn, nhiệt độ trung bình năm 230C. Thảm thực vật hiện tại có rừng thứ sinh nhân tác, rừng trồng (keo, bạch đàn), cây bụi thứ sinh, trảng cỏ thứ sinh; Khu vực đồng bằng cây trồng nông nghiêp (lúa, hoa màu).

Dựa vào các dấu hiệu về kiểu địa hình phát sinh và các quá trình địa mạo hiện tại thì khu vực nghiên cứu được chia thành 6 hạng cảnh quan:

- Hạng cảnh quan núi trung bình trên đá phun trào:

Hạng cảnh quan này có dạng địa hình rửa trôi bề mặt san bằng, sườn bóc mòn, trượt lở, với sự phân hoá về thổ nhưỡng, thảm thực vật, hạng cảnh quan phân hoá thành 4 loại cảnh quan và 6 dạng cảnh quan.

+ Loại cảnh quan có rừng tự nhiên phát triển trên bề mặt san bằng cao 800- 1000m, với quá trình rửa trôi, thành phần vật chất đá phun trào mácma axit, hệ tầng Viên Nam T1vn2, trên đất Feralit đỏ vàng. Tầng dày đất ở đây từ 30- 50cm, thành phần cơ giới thịt nặng, độ dốc 150- 200. Loại cảnh quan này có 1 dạng cảnh quan 1.

Dạng cảnh quan 1 ở phía Tây Nam của khu vực nghiên cứu, có diện tích 62,95 ha (0,71%). Dạng cảnh quan này bắt đầu bị khai thác, để duy trì được cảnh quan này cần có biện pháp bảo vệ và phục hồi diện tích rừng trở lại.

+ Loại cảnh quan có rừng tự nhiên phát triển trên sườn dốc >300, với quá trình bóc mòn, trượt lở, thành tạo trên đá phun trào mácma axit, hệ tầng Viên Nam T1vn2. Loại cảnh quan này có 2 dạng cảnh quan do loại đất, thành phần cơ giới, tầng dày khác nhau 2 và 4.

Dạng cảnh quan 2 phát triển trên đất Feralit đỏ vàng, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày 30-50cm, phân bố ở phía Tây Nam của khu vực nghiên cứu, có diện tích 90,06 ha (1,02%).

Dạng cảnh quan 4 phát triển trên đất Feralit nâu đỏ, thành phần cơ giới trung bình, tầng dày 50-70 cm, có diện tích 122 ha.

+ Loại cảnh quan rừng trồng phát triển trên sườn dốc >300, với quá trình bóc mòn, trượt lở, thành tạo trên đá phun trào mácma axit, hệ tầng Viên Nam T1vn1. Loại cảnh quan này có 2 dạng cảnh quan: 3 và 5.

Dạng cảnh quan 3 phát triển trên đất Feralit đỏ vàng, thành phần cơ giới thịt nặng, tầng dày 30-50cm, phân bố ở phía Tây Nam của khu vực nghiên cứu, có diện tích 90,06 ha (1,02%).

Dạng cảnh quan 5 phát triển trên đất Feralit nâu đỏ, thành phần cơ giới trung bình, tầng dày 50-70 cm, có diện tích 122 ha.

+ Loại cảnh quan cây bụi trên đất Feralit nâu đỏ, có một dạng cảnh quan 6 với diện tích rất nhỏ 8,56 ha (0,1%).

- Hạng cảnh quan núi thấp trên đá phun trào bazơ và đá phiến sét:

Hạng cảnh quan này có dạng bề mặt san bằng rửa trôi, sườn xâm thực, bào mòn, phân hoá thành 12 loại cảnh quan và 12 dạng cảnh quan.

+ Loại cảnh quan rừng tự nhiên trên bề mặt rửa trôi cao 400-600m, dốc 15- 20o, duy nhất có một dạng cảnh quan 7 phát triển trên đất Feralit đỏ vàng, tầng dày 30-50cm, thành phần cơ giới trung bình.

+ Loại cảnh quan rừng trồng trên bề mặt rửa trôi cao 400-600m, dốc 15-20o, duy nhất có một dạng cảnh quan 8 phát triển trên đất Feralit đỏ vàng, tầng dày 30- 50cm, thành phần cơ giới trung bình.

+ Loại cảnh quan trảng cỏ, cây bụi trên bề mặt rửa trôi cao 400-600m, dốc 15-20o, duy nhất có một dạng cảnh quan 9 phát triển trên đất Feralit đỏ vàng, tầng dày 30-50cm, thành phần cơ giới trung bình.

+ Loại cảnh quan rừng trồng trên bề mặt rửa trôi cao 200-300m, phân bố trên núi Đồng Lụa và núi Cột Cờ thuộc hai xã Yên Bình, Tiến Xuân, duy nhất có một dạng cảnh quan 10, phát triển trên đất Feralit đỏ vàng, tầng dày 70-100m, thành phần cơ giới trung bình.

+ Loại cảnh quan rừng trồng trên sườn xâm thực dọc khe suối, với diện tích 159,39 ha, duy nhất có một dạng cảnh quan 11, phát triển trên đất Feralit đỏ vàng, độ dốc 20-250, tầng dày 70-100m, thành phần cơ giới trung bình.

+ Loại cảnh quan cây hàng năm trên sườn xâm thực dọc khe suối, với diện tích rất nhỏ 9,12 ha, duy nhất có một dạng cảnh quan 12, phát triển trên đất Feralit đỏ vàng, độ dốc 20-250, tầng dày 70-100m, thành phần cơ giới trung bình.

+ Loại cảnh quan quần cư trên sườn xâm thực dọc khe suối, với diện tích rất nhỏ 11,37 ha, có một dạng cảnh quan 13.

+ Loại cảnh quan trồng lúa trên sườn xâm thực dọc khe suối, với diện tích nhỏ 32,38 ha, duy nhất có một dạng cảnh quan 14, phát triển trên đất Feralit đỏ vàng, độ dốc 20-250, tầng dày 70-100m, thành phần cơ giới trung bình.

+ Loại cảnh quan rừng trồng trên sườn xâm thực bóc mòn, dốc 20-250, có một dạng cảnh quan 15, diện tích 969,05 ha, phân bố trên sườn núi Đồng Lụa, Cột Cờ.

+ Loại cảnh quan trảng cỏ trên sườn xâm thực bóc mòn, dốc 20-250, phân bố ở phía Tây xã Yên Bình, diện tích 91,88 ha, gồm một cảnh quan 16, trên đất Feralit đỏ vàng, hình thành trên đá phiến sét, cát bột kết bị phong hóa.

+ Loại cảnh quan cây ăn quả lâu năm trên sườn xâm thực bóc mòn, dốc 20- 250, phân bố ở phía Tây xã Tiến Xuân, diện tích 26,17 ha, gồm một cảnh quan 17, trên đất Feralit đỏ vàng tầng dày 50-70cm, thành phần cơ giới trung bình.

+ Loại cảnh quan trồng lúa trên sườn xâm thực bóc mòn, diện tích 50,66 ha, gồm một cảnh quan 18 thành phần cơ giới trung bình.

- Hạng cảnh quan đồi cao trên sườn bóc mòn (đồi sót), trên đá phun trào trầm tích núi lử thuộc hệ tầng Cò Nòi, và trên đá phiến sét cát bột kết hệ tầng Sông Bôi. Có 4 loại cảnh quan hình thành trên đất Feralit đỏ vàng, dốc 8-150, tầng dày 50-70cm, thành phần cơ giới trung bình:

+Loại cảnh quan rừng trồng có duy nhất một dạng cảnh quan 19, diện tích 129,54 ha.

+Loại cảnh quan trồng màu, có một dạng cảnh quan 20, diện tích nhỏ 37,71 ha.

+Loại cảnh quan trồng cây ăn quả lâu năm, có một dạng cảnh quan 21, phân bố xã Thạch Hòa, diện tích 43,48 ha.

+Loại cảnh quan trồng lúa, có một dạng cảnh quan 22, phân bố xã Yên Bình, diện tích 14,79 ha.

- Hạng cảnh quan đồi trung bình trên các pedimend, thành tạo trên đá phun trào trầm tích núi lửa hệ tầng Viên Nam, đát phiến sét, cát bột kết hệ tầng Cò Nòi, Sông Bôi, bị rửa trôi: có 10 loại CQ hình thành trên đất Feralit đỏ vàng, thành phần cơ giới trung bình.

+ Loại cảnh quan rừng sản xuất trên pediment cao 60-120m, có một dạng cảnh quan 23, diện tích 148,95 ha, trên đất Feralit đỏ vàng độ dốc 15-200, tầng dày 50-70cm.

+ Loại cảnh quan trồng màu trên pediment cao 60-120m, có một dạng cảnh quan 24 , diện tích 35,01 ha.

+ Loại cảnh quan trồng cây ăn quả trên pediment cao 60-120m, có một dạng cảnh quan 25 , diện tích 33,06 ha.

+ Loại cảnh quan quần cư trên pediment cao 60-120m, có một dạng cảnh quan 26 , diện tích 174,99 ha.

+ Loại cảnh quan trồng lúa trên pediment cao 60-120m, có một dạng cảnh quan 27, phân bố thôn Đồng Dao, Dâu Vải xã Tiến Xuân, diện tích 92 ha.

+ Loại cảnh quan rừng trồng trên pediment cao 40-60m, trên đất Feralit đỏ vàng, độ dốc 8-150, tầng dày 70-100 cm, có một dạng cảnh quan 28, phân bố xóm Chùa, xã Tiến Xuân, diện tích 98 ha.

+ Loại cảnh quan trồng màu trên pediment cao 40-60m, có một dạng cảnh quan 29, phân bố xóm Dục, xã Yên Bình, diện tích 124,87 ha.

+ Loại cảnh quan trồng cây lâu năm trên pediment cao 40-60m, có một dạng cảnh quan 30, phân bố chân dãy Đồng Lụa, xã Yên Bình, diện tích 88,84 ha.

+ Loại cảnh quan quần cư trên pediment cao 40-60m, có một dạng cảnh quan 31, phân bố Bình Sơn, xã Tiến Xuân, xóm Đình, xóm Dục, xóm Chùa, xã Yên Bình, diện tích 361,08 ha.

+ Loại cảnh quan trồng lúa trên pediment cao 40-60m, có một dạng cảnh quan 32, với diện tích 93,98ha.

- Hạng cảnh quan đồng bằng – gò đồi thoải tích tụ proluvi: có 8 loại CQ hình thành trên hai loại đất thành phần cơ giới trung bình.

Nhóm loại cảnh quan thành tạo tảng, cuội, sỏi, sạn của hệ tầng Hà Nội:

+ Loại cảnh quan rừng trồng trên bề mặt tích tụ do sông – lũ tích, tuổi pleitocen muộn, hình thành trên đất Feralit nâu vàng, tầng dày 30-50cm, có một dạng cảnh quan 34, nằm phía Nam xã Thạch Hòa, diện tích 767,5 ha.

+ Loại cảnh quan thảm hoa màu trên bề mặt tích tụ do sông – lũ tích, hình thành trên đất Feralit nâu vàng, tầng dày 30-50cm, dốc <3o có một dạng cảnh quan 35, nằm phía Nam xã Thạch Hòa, diện tích 339,8 ha.

+ Loại cảnh quan thảm thực vật ăn quả lâu năm trên bề mặt tích tụ do sông – lũ tích, hình thành trên đất Feralit nâu vàng, tầng dày 30-50cm, dốc <3o có một dạng cảnh quan 36, diện tích 667,71 ha.

+ Loại cảnh quan thảm quần cư trên bề mặt tích tụ do sông – lũ tích, hình thành trên đất Feralit nâu vàng, tầng dày 30-50cm, dốc <3o có một dạng cảnh quan 37, diện tích 626,47 ha.

+ Loại cảnh quan trồng lúa trên bề mặt tích tụ do sông – lũ tích, hình thành trên đất Feralit nâu vàng, tầng dày 30-50cm, dốc <3o có một dạng cảnh quan 38, diện tích 237,11 ha.

Nhóm loại cảnh quan thành tạo trên đá phiến sét, cát bột kết hệ tầng Sông Bôi:

+ Loại cảnh quan rừng trồng trên bề mặt tích tụ do sông – sườn tích chân núi thấp, hình thành trên đất dốc tụ, tầng dày 50-70 cm, dốc 3-8o có một dạng cảnh quan 40, diện tích 210,15 ha.

+ Loại cảnh quan thảm hoa màu trên bề mặt tích tụ do sông – sườn tích chân núi thấp, hình thành trên đất dốc tụ, tầng dày 50-70 cm, dốc 3-8o có một dạng cảnh quan 41, diện tích 11,01 ha.

+ Loại cảnh quan trồng lúa trên bề mặt tích tụ do sông – sườn tích chân núi thấp, hình thành trên đất dốc tụ, tầng dày 50-70 cm, dốc 3-8o có một dạng cảnh quan 42, diện tích 21,46 ha.

- Hạng cảnh quan thung lũng đồng bằng tích tụ tổng hợp, thành tạo cuội, sỏi, cát bột sét hệ tầng Hải Hưng, hệ tầng Thái Bình gồm 15 loại CQ.

+ Loại cảnh quan rừng trồng trên bề mặt tích tụ sông – hồ tuổi pleitocen muộn – holocen, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dốc <3o, có một dạng cảnh quan 43, diện tích 77,78 ha.

+ Loại cảnh quan hoa màu trên bề mặt tích tụ sông – hồ tuổi pleitocen muộn – holocen, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dốc <3o, có một dạng cảnh quan 44, diện tích 13,44 ha.

+ Loại cảnh quan cây lâu năm trên bề mặt tích tụ sông – hồ tuổi pleitocen muộn – holocen, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dốc <3o, có một dạng cảnh quan 45, diện tích 28,67 ha.

+ Loại cảnh quan quần cư trên bề mặt tích tụ sông – hồ tuổi pleitocen muộn – holocen, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dốc <3o, có một dạng cảnh quan 46, diện tích 63,4 ha.

+ Loại cảnh quan lúa trên bề mặt tích tụ sông – hồ tuổi pleitocen muộn – holocen, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dốc <3o, có một dạng cảnh quan 47, diện tích 27,12 ha.

+ Loại cảnh quan đầm lầy trên bề mặt tích tụ sông – hồ tuổi pleitocen muộn – holocen, trên đất lầy, độ dốc <3o, có một dạng cảnh quan 49, diện tích 37,5 ha.

+ Loại cảnh quan quần cư trên bề mặt tích tụ sông – đầm lầy tuổi Holocen, thành phần cơ giới trung bình, diện tích 30,8 ha, một dạng cảnh quan 50.

+ Loại cảnh quan trồng lúa bề mặt tích tụ sông – đầm lầy tuổi holocen, thành phần cơ giới trung bình, diện tích 249,03 ha, có hai dạng cảnh quan: dạng CQ 51 hình thành trên đất feralit đỏ vàng, dạng cảnh CQ 52 hình thành trên đất dốc tụ.

+ Loại cảnh quan quần cư trên bề mặt tích tụ sông – đầm lầy Đệ tứ không phân chia, thành phần cơ giới trung bình, diện tích 126,31 ha, một dạng cảnh quan 53.

+ Loại cảnh quan trồng lúa bề mặt tích tụ sông – đầm lầy, thành phần cơ giới trung bình, diện tích 474,19 ha, có hai dạng cảnh quan: dạng CQ 54 hình thành trên đất feralit đỏ vàng, dạng cảnh CQ 55 hình thành trên đất dốc tụ.

+ Loại cảnh quan trồng màu trên mặt tích tự sông đầm lầy hệ tầng Hải Hưng, trên đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, thành phần cơ giới nhẹ, có một loại cảnh quan 57, diện tích 10,98 ha.

+ Loại cảnh quan cây ăn quả lâu năm trên mặt tích tụ sông – đầm lầy hệ tầng Hải Hưng, thành phần cơ giới từ nhẹ tới trung bình, có hai dạng cảnh quan: dạng CQ 58 hình thành trên đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, tầng dày 70-100cm, dạng CQ62 hình thành trên đất nâu vàng, tầng dày 30-50cm.

+ Loại cảnh quan quần cư trên mặt tích tụ sông – đầm lầy hệ tầng Hải Hưng, thành phần cơ giới từ nhẹ tới trung bình, có hai dạng cảnh quan: dạng CQ 59 hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và các xã lân cận (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)