Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và các xã lân cận (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng

2.3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên

Với tổng diện tích đất tự nhiên 8822,2 ha, hiện trạng sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu được chia thành 3 nhóm chính: Đất nông nghiệp 5597,69 ha (63,45%) , đất phi nông nghiệp 2934,26 ha(33,26%), đất chưa sử dụng 290,25 ha (3,29%). Nhìn chung cơ cấu sử dụng đất các xã khu vực nghiên cứu vẫn thiên về sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng tập trung ở xã Yên Bình, hiện nay đang được tích cực đầu tư, khai thác sử dụng để tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất. Tuy nhiên, việc khai thác còn gặp nhiều khó khăn do địa hình dốc, nguồn nước tưới không đảm bảo.

Hình 2.8. Cơ cấu sử dụng đất khu vực nghiên cứu năm 2007 (Nguồn 17)

Từ năm 2000 trở lại đây đã có sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu sử dụng đất theo hướng tăng dần diện tích đất phi nông nghiệp (từ 25,47% năm 2000 tăng lên 33,26% năm 2007), giảm diện tích đất nông nghiệp (từ 70,28% năm 2000 xuống 63,45% năm 2007) và đất chưa sử dụng (từ 4,25% năm 2000 giảm xuống 3,29%

năm 2007).

Trong đó diện tích đất nông nghiệp giảm do diện tích rừng giảm từ 53,38%

năm 2000 xuống còn 41,21% năm 2007. Mục đích chuyển đổi chủ yếu sang trồng màu và đất ở. Vì vậy diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ 25,47% năm 2000 lên 33,26% năm 2007, và diện tích đất canh tác tăng từ 19,48% lên 24,22%. Sự giảm đất rừng ở đây chủ yếu do san đồi làm nhà ở và xây dựng nhà máy. Điều này làm tăng xói mòn đất và làm giảm lượng nước ngầm của khu vực. Vì vậy trong thời gian tới cùng với việc nhận thức rõ vài trò của rừng đối với sự biến đổi tính chất đất và lớp phủ thực vật, diện tích rừng phải được quy hoạch tăng song song với việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng để tránh tình trạng khai thác và chặt phá bừa bãi gây suy giảm diện tích rừng.

%

%

Năm

Hình 2.9. Biểu đồ biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu năm 2000-2007

Ảnh 1:Đất trồng màu thôn Cố Đụng xã Tiến Xuân

Ảnh 2: Đất trồng chè xen kẽ trồng nhãn xã Thạch Hòa

Ảnh 3 – 4: Đất trồng sắn và khu phơi sắn (đường sân bay Hòa Lạc) xã Thạch Hòa

Ảnh 5: Đất trồng cây ăn quả (nhãn, bưởi) thôn Cố Đụng xã Tiến Xuân

Ảnh 6: Đất trồng cây ăn quả (chuối) xóm Dục xã Yên Bình

Ảnh 7: Đất trồng rừng sản xuất (keo) thôn Đồng Cao xã Tiến Xuân

Ảnh 8: Đất trồng rừng sản xuất (keo) non xã Thạch Hòa

b- Tài nguyên rừng

Rừng phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp và vùng gò đồi thoải với tổng diện tích chiếm 15% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2003 và tăng lên hơn 41,21% năm 2007, với tỷ lệ che phủ hơn 85%. Trong đó, chủ yếu là rừng sản xuất chiếm tới 71,43% tổng diện tích đất lâm nghiệp (khoảng 1270,84 ha), một số ít rừng phòng hộ 18,61% diện tích đất lâm nghiệp (331,03 ha) chủ yếu nằm trên địa bàn xã Thạch Hòa, còn lại một diện tích nhỏ là rừng đặc dụng 9,97% diện tích đất lâm nghiệp (177,3 ha) thuộc ranh giới xã Yên Bình. Hiện nay diện tích rừng đang có nguy cơ giảm do chặt phá san đồi làm đất xây dựng nhà ở, nhà máy. Theo thống kê, diện tích rừng trồng chuyển sang đất dân cư từ năm 2000 tới năm 2007 là 40,57 ha, sang đất mặt nước 0,08 ha. Diện tích đất rừng giảm kéo theo nhiều vấn đề môi trường to lớn như xói mòn đất, giảm mực nước ngầm dẫn tới cạn nước của các sông hồ vào mùa khô ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của người dân.

c- Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của khu vực khá phong phú, với hai hệ thống sông lớn là sông Cò, sông Vai Cả, cùng với các hồ ở vùng gò đồi là nguồn cung cấp nước duy nhất cho các hoạt động sản xuất của khu vực. Còn nguồn nước sinh hoạt của người dân là nước ngầm tức giếng đào (62,25%) với độ sâu trung bình 10-15m, 26,49% sử dụng nước giếng khoan sâu 30-40m, có hộ khoan sâu tới 50m ( hộ ông Hoàng Văn Thịnh, thôn 7 –Thạch Hòa). 1,33% sử dụng nước tự nhiên dẫn từ thung về. 15 hộ sử dụng nước máy từ dự án cấp nước sạch của UNICEF (9,93%). Chủ yếu ở xã Tiến Xuân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và các xã lân cận (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)