Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn đo độ dài

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ĐO ĐỘ DÀI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

1.1.5. Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn đo độ dài

Nhiệm vụ của lớp mẫu giáo lớn là cô giáo dạy trẻ đo độ dài một số đối tƣợng đơn giản, nhận biết mối quan hệ giữa các đối tƣợng thông qua số đo của chúng với cùng một đơn vị đo.

1.1.5.1. Dạy trên giờ học

Để giúp trẻ thực hiện hoạt động đo cô cần chuẩn bị cho trẻ:

- Kinh nghiệm xác định của các trẻ về các chiều dài, rộng, cao của vật.

- Biết phối hợp cử chỉ hoạt động của tay và mắt.

- Trẻ cần phải nắm vững chắc kỹ năng về hoạt động đếm và khái niệm về số, nhờ đó có thể kết hợp sự đo và đếm.

- Khả năng biết tổng quát hóa.

a. Chuẩn bị cho hoạt động đo bằng cách “mô hình hóa” sự đo. Cô có thể tiến hành:

- Cho trẻ dùng kỹ năng so sánh bằng xếp chồng hoặc xếp kề các đối tƣợng với nhau để tìm xem đối tƣợng nào dài hơn (hay ngắn hơn).

Xanh Đỏ Vàng

- Cô hướng dẫn trẻ dùng các hình chữ nhật hoặc các que tính ngắn đặt liên tiếp nhau theo chiều dài từng băng giấy cho đến hết. Cho trẻ đếm số hình chữ nhật (hay que tính) xếp kín chiều dài mỗi băng bìa sau đó lấy chữ số tương ứng đặt bên cạnh. Cô dạy trẻ biết diễn đạt kết quả bằng lời nói. Ví dụ:

Băng giấy xanh dài bằng 5 lần chiều dài hình chữ nhật hay băng giấy xanh dài hơn băng giấy đỏ một hình chữ nhật…

Qua bài tập trung gian này cô cho trẻ thấy đƣợc mục đích của phép đo, đƣợc làm quen với quy tắc đo bằng các dụng cụ chọn để đo, biết cách diễn đạt bằng lời kết quả của bài toán. Sự “mô hình hóa” hoạt động đo đã giúp trẻ bước đầu hiểu được sự phụ thuộc và mối quan hệ giữa vật đo, đơn vị đo và kết quả đo.

b. Dạy trẻ đo

Đo là một hoạt động gồm có quá trình đo và kết quả đo. Kết quả đo là số đo kích thước của đối tượng với đơn vị đo nào đó được chọn. Việc dạy trẻ đo cô phải làm tuần tự rõ ràng từng thao tác cho cả lớp đƣợc quan sát. Có thể tiến hành nhƣ sau:

- Chọn một đối tƣợng làm đơn vị đo (que tính, băng giấy).

- Cho trẻ xác định chiều cần đo trên đối tƣợng đo (ví dụ đo chiều dài hay chiều rộng cái bàn) và hướng đo: Đo chiều dài hay chiều rộng đặt từ trái sang phải, đo chiều cao đặt từ dưới lên trên.

- Dạy trẻ đo theo trình tự:

 Đặt một đầu của thước đo trùng với một đầu của vật cần đo, theo chiều cần đo sao cho cạnh của thước đo sát với cạnh của vật cần đo (không đặt ở khoảng giữa).

 Đánh dấu đầu kia của thước đo trên vật cần đo và nhấc thước đo ra.

 Đặt tiếp thước đo theo chiều cần đo sao cho một đầu của thước đo trùng với vạch đánh dấu đã có, đánh dấu tiếp đầu kia và nhấc thước đo ra.

 Tiếp tục làm nhƣ vậy cho đến hết.

Xác định kết quả đo:

Để xác định kết quả đo cô cho trẻ đếm số đoạn đã đƣợc vạch trên vật cần đo. Không cho trẻ đếm số vạch hoặc vừa đo vừa đếm. Khi nói kết quả đo cô cần dạy các cháu kết hợp số thu đƣợc với tên đối tƣợng chọn làm đơn vị

Đối tƣợng đo

Kết quả Bước 3

Bước 2 Bước 1

Thước đo Chiều cần đo

đo. Ví dụ: Chiều dài cái bàn bằng bốn lần cái thước. Muốn vậy, trong mỗi trường hợp cụ thể cô cần cho trẻ chú ý trả lời chính xác các câu hỏi: “Cháu đo cái gì?”, “Cháu đo bằng cái gì?”, “Kết quả ra sao?”. Các câu hỏi và câu trả lời này giúp trẻ phân biệt rõ vật cần đo, đơn vị đo và kết quả đo.

Nhƣ vậy: Kết quả đo = kết quả đếm + tên đơn vị đo.

c. Luyện tập đo

Sau khi trẻ nắm đƣợc kỹ năng đo cô cho trẻ thực hành làm các bài tập:

- Đo nhiều đối tượng có kích thước bằng nhau bằng cùng một thước đo.

- Đo nhiều đối tượng có kích thước khác nhau bằng cùng một thước đo.

- Đo đối tượng bằng các thước đo khác nhau.

- Đo các đối tượng khác nhau bằng các thước đo khác nhau.

Chẳng hạn: Đo chiều dài cái bàn bằng găng tay, đo chiều dài băng giấy bằng hình chữ nhật, đo chiều rộng lớp học bằng bước chân…

Qua các bài tập đó giúp trẻ rút ra đƣợc nhận xét:

- Nếu đo nhiều đối tượng có kích thước khác nhau bằng cùng một thước đo thì kết quả khác nhau. Đối tƣợng nào dài hơn thì kết quả đo sẽ lớn hơn.

- Đo một đối tượng bằng các thước đo khác nhau thì kết quả đo khác nhau: Thước đo càng dài thì kết quả càng nhỏ. Sử dụng thước đo khác nhau giúp các cháu hiểu: Đối với mỗi vật cụ thể phải chọn thước đo sao cho phù hợp. Cô phải nhấn mạnh sự cần thiết chọn thước đo, thước đo này phù hợp với tính chất vật cần đo. Ví dụ cô hỏi trẻ: “Có thể đo chiều dài quyển vở bằng thước đo nào? Dùng bước chân để đo có được không?”. Đồng thời cô cho trẻ sử dụng các thước đo khác nhau đo một vật để dần dần cho các cháu hiểu rằng: Thước đo – là vật chọn làm đơn vị để đo và thước đo có thể khác nhau.

- Cô cần lựa chọn thước đo và vật cần đo sao cho kết quả đo là nguyên lần (không có phần thừa) và kết quả đo phải nhỏ hơn hoặc bằng 10.

Sau mỗi bài thực hành cô cần đặt ra các câu hỏi nhằm kích thích hoạt động nhận thức của trẻ, tạo ra những điều kiện để buộc trẻ sử dụng trong lời nói cấu trúc các câu có điều kiện: “Nếu… thì… nhƣng nếu… thì…; khi mà…

thì”. Qua các câu trả lời trẻ sẽ hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa vật cần đo với độ lớn thước đo và kết quả đo.

Ví dụ: Nếu thước đo bằng thước kẻ thì chiều dài cái bàn bằng 7 lần thước kẻ nhưng nếu đo bằng băng bìa thì chiều dài cái bàn bằng 6 lần băng bìa.

1.1.5.2. Dạy trẻ ngoài giờ học

Cho trẻ thực hành đo với các thước đo khác nhau: Gang tay, bước chân, thước kẻ… để đo chiều rộng, chiều cao các đối tượng như cây hoa, sân trường…

 Đồ dùng dạy học:

- Vật chọn làm đối tƣợng đo phải có độ dày, cứng để đảm bảo cho trẻ đo đƣợc chính xác.

- Vật chọn làm đơn vị đo phải đo đƣợc số nguyên lần vật cần đo và kết quả đo phải nhỏ hơn hoặc bằng 10.

Ví dụ: Chiều dài cái bàn là 120cm thì cô phải chọn thước đo là 15cm hoặc 20 cm (không chọn thước đo 10cm).

- Mỗi trẻ phải có đủ số thước đo và vật cần đo theo đúng yêu cầu, nội dung từng bài dạy.

- Khi sử dụng các đồ vật trong lớp làm vật cần đo cho trẻ thực hành cô cần lựa chọn thước đo là nguyên lần và nhỏ hơn 10.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)