Giáo án 4: Luyện tập kĩ năng đo để hiểu mối quan hệ giữa chiều dài đối tượng với chiều dài thước đo và kết quả đo

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ĐO ĐỘ DÀI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN

3.4. Giáo án 4: Luyện tập kĩ năng đo để hiểu mối quan hệ giữa chiều dài đối tượng với chiều dài thước đo và kết quả đo

Chủ đề: Thế giới thực vật.

Đề tài: Dạy trẻ đo các đối tƣợng khác nhau bằng một đơn vị đo.

Độ tuổi: Mẫu giáo lớn Thời gian: 30 – 35 phút.

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết sử dụng một đơn vị đo để đo độ dài các đối tƣợng khác nhau; so sánh và hiểu đƣợc các quan hệ giữa các đối tƣợng đo và kết quả đo;

kích thước đối tượng đo lớn thì kết quả đo lớn và ngược lại.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng sử dụng đơn vị đo và kỹ năng so sánh kết quả đo giữa các đối tƣợng; phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ để gọi tên đơn vị đo và diễn tả kết quả đo.

3. Thái độ:

- Trẻ thích thú với thao tác đo các đối tƣợng bằng một đơn vị đo; biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi thực hiện trò chơi đo đạc.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô:

- Một rổ đựng các băng giấy bằng bìa cứng màu xanh, nâu, vàng, có độ dài khác nhau, bút. Một băng giấy màu đỏ bằng bìa cứng làm thước đo.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ một rổ đựng gồm: 3 băng giấy màu xanh, nâu, vàng có độ dài khác nhau. Một thước đo màu đỏ, bút.

III. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, ôn kỹ năng đo và

cách xác định kết quả đo.

- Hôm nay lớp chúng mình sẽ cùng nhau tham gia một cuộc khảo sát thú vị để thể hiện sự xuất sắc toàn diện của lớp mình nhé!

- Đầu tiên cả lớp sẽ cùng cử ra một bạn mà lớp mình thấy khỏe nhất để tham gia vào vòng 1 “Bé khỏe mạnh”.

- Bạn này sẽ phải bật xa sao cho vƣợt qua vạch kẻ sẵn trên sàn của cô nếu vƣợt qua đƣợc thì lớp mình mới đƣợc đi tiếp vào vòng 2.

- Cô cho trẻ bật lên.

- Bạn đã vƣợt qua chƣa? Vƣợt qua vạch kẻ của cô với khoảng cách là bao nhiêu?

- Để biết khoảng cách đó là bao nhiêu chúng mình phải làm gì?

- Ai biết đo rồi lên đo giúp cô và các bạn nào? (Cô cho trẻ đo bằng đơn vị đo là bàn chân và nêu kết quả).

- Vậy là chúng mình đã vƣợt qua đƣợc thử thách đầu tiên bây giờ là thử thách thứ 2.

2. Hoạt động 2: Hình thành mối quan hệ giữa kết quả đo và độ dài các đối tƣợng.

- Thử thách của vòng 2 có tên là “Bé thông minh”.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Trẻ lắng nghe

- Cô cho trẻ lấy rổ đồ ra:

 Chúng mình nhìn xem trong rổ có gì đây?

 À đúng rồi! Trong rổ của chúng mình có các băng giấy màu xanh, màu nâu, màu vàng và một thước đo màu đỏ đúng không. Các con có nhận xét gì về chiều dài của các băng giấy này nào? Băng giấy nào dài nhất? Băng giấy nào ngắn nhất?

 Yêu cầu của vòng này là chúng mình sẽ phải dùng thước đo màu đỏ để đo các băng giấy. Để đo được chính xác chúng mình cùng quan sát và lắng nghe cô hướng dẫn cách đo nhé.

 Cô đo mẫu cho trẻ quan sát, vừa đo cô vừa hỏi lại trẻ kỹ năng đo?

 Cho trẻ đo lần lƣợt các băng giấy và đặt thẻ số tương ứng bên cạnh băng giấy đó.

 Trong quá trình trẻ đo cô quan sát kỹ năng đo của trẻ nếu trẻ gặp khó khăn cô hướng dẫn lại cách đo cho trẻ.

 Khi trẻ đo xong cô cho trẻ nêu kết quả của quá trình đo và cùng kiểm tra lại.

- So sánh các kết quả đo:

 Băng giấy nào dài hơn? Vì sao?

 Băng giấy nào ngăn hơn? Vì sao

 Băng giấy nào ngắn nhất? Vì sao?

 Vậy tại sao cùng đo bằng một thước đo màu đỏ mà kết quả lại khác nhau? (Vì các thước đo màu đỏ có

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

chiều dài bằng nhau nhƣng lại đo các băng giấy có chiều dài khác nhau).

 Cô chốt lại: Nếu đo các đối tượng bằng một thước đo thì đối tƣợng nào dài hơn đo đƣợc nhiều lần hơn;

đối tƣợng nào ngắn hơn đo đƣợc ít lần hơn.

- Vậy chúng mình đã vƣợt qua vòng 2 rồi, xin chúc mừng các bạn.

3. Hoạt động 3: Luyện tập.

- Chúng mình vừa kết thúc vòng 2, xin mời các bé đến với vòng 3 có tên “Bé nhanh tay”.

- Ở vòng này các con sẽ sử dụng thước đo màu đỏ của mình và nhanh tay đo độ dài các đồ dùng trong lớp nhƣ bảng, quyển sách, tủ, cửa sổ…

- Cô cho trẻ đo, khi đo xong từng bạn nêu kết quả đo của mình. Dựa vào kết quả đo, cô gợi ý hướng dẫn trẻ giải thích mối quan hệ về độ dài giữa các đồ vật trong lớp.

- Cô hướng dẫn trẻ dùng kỹ năng so sánh để kiểm tra lại kết quả về độ dài giữa các đồ vật.

4. Hoạt động 4: Kết thúc

- Hôm nay lớp mình đã vƣợt qua xuất sắc tất cả các thử thách ở 3 vòng thi, cô khen cả lớp nào.

- Bây giờ chúng mình cùng hát bài hát “Em yêu cây xanh” rồi ra ngoài sân chơi nhé!

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

Kết luận chương 3

Dựa trên nguyên tắc và các biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn, chúng tôi xây dựng một số giáo án theo nội dung chương trình hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp cho việc hình thành kỹ năng đo độ dài của trẻ mẫu giáo lớn đạt đƣợc kết quả cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM

 KẾT LUẬN

Việc làm quen trẻ với kích thước và dạy trẻ biện pháp đo độ dài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đây là một trong những nhiệm vụ giáo dục cảm giác và giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Nó có tác dụng phát triển tri giác kích thước các vật của trẻ và làm cho nó chính xác hơn và góp phần chuẩn bị cho trẻ học phép đo đạc ở trường tiểu học. Sự hình thành ở trẻ mẫu giáo những biểu tượng về kích thước và dạy trẻ đo độ dài tạo cơ sở cảm nhận cho việc nắm kích thước như một khái niệm toán học. Điều đó có ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và sự phát triển biểu tượng toán học của trẻ mẫu giáo. Mặt khác, việc trẻ nắm biện pháp đo độ dài còn góp phần hoàn thiện khả năng đánh giá kích thước bằng mắt của trẻ, nó có ảnh hưởng tới sự xuất hiện những yếu tố của hoạt động học tập. Trẻ học cách nắm đƣợc mục đích của hoạt động, tuân theo luật, nắm đƣợc tính chất và trình tự diễn ra các thao tác, biết giải quyết nhiệm vụ thực tiễn và học tập một cách đồng thời.

Việc học đo còn dạy trẻ thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao một cách chính xác và cẩn thận.

Hiện nay, nội dung hình thành kỹ năng đo dộ dài cho trẻ mẫu giáo lớn đƣợc tiến hành và xây dựng dựa trên cơ sở của việc hình thành kỹ năng và các giai đoạn hình thành kỹ năng đo độ dài nhƣ:

- Giai đoạn 1: Dạy trẻ thấy đƣợc vai trò và mục đích của phép đo độ dài.

- Giai đoạn 2: Dạy trẻ kỹ năng đo độ dài.

- Giai đoạn 3: Luyện tập đo để hình thành các mối quan hệ

Để nâng cao mức độ hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non cần phối hợp sử dụng một cách đồng bộ và linh hoạt một số biện pháp trong quá trình tổ chức dạy trẻ kỹ năng đo độ dài. Đó là:

- Sử dụng hành động mẫu kết hợp với lời giảng giải.

- Tăng cường sử dụng trò chơi học tập.

- Luyện tập với các bài tập đo đa dạng.

- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng đo độ dài đã học.

Nếu vận dụng một cách linh hoạt một số biện pháp trên vào quá trình hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ ở trường mầm non thì kỹ năng đo độ dài của trẻ sẽ đƣợc nâng cao.

 KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM

Tiếp tục bồi dƣỡng cho giáo viên mầm non những cơ sở lí luận và kỹ năng tổ chức hoạt động để giáo viên có thể hiểu rõ nhiệm vụ thực sự của việc hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn trong các hoạt động ở trường mầm non.

Giáo viên cần tạo cho trẻ nhiều cơ hội hơn nữa để luyện tập, hoạt động và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đo độ dài đã học. Tạo ra những tình huống có vấn đề để trẻ thể hiện sự sáng tạo và khả năng vận dụng linh hoạt những kỹ năng đo độ dài đã học. Có nhƣ vậy giáo viên mới có thể hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

Đề nghị cấp quản lý cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất ở các trường mầm non để có thể mở rộng hơn không gian lớp học, giảm số trẻ trên một lớp để giáo viên và trẻ có thể có môi trường hoạt động.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)