Giáo án 3: Luyện tập kĩ năng đo để hiểu mối quan hệ giữa chiều dài đối tượng với chiều dài thước đo và kết quả đo

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ĐO ĐỘ DÀI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN

3.3. Giáo án 3: Luyện tập kĩ năng đo để hiểu mối quan hệ giữa chiều dài đối tượng với chiều dài thước đo và kết quả đo

Chủ đề: Thế giới thực vật.

Đề tài: Dạy trẻ đo một đối tượng bằng các thước đo khác nhau.

Độ tuổi: Mẫu giáo lớn Thời gian: 30 – 35 phút.

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ nắm được mối quan hệ giữa kết quả đo và độ dài các thước đo:

thước đo nào dài hơn đo được ít lần hơn, thước đo nào ngắn hơn đo được nhiều lần hơn.

2. Kỹ năng:

- Dựa vào kết quả đo, trẻ xác định đƣợc mối quan hệ về độ dài các thước đo.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ một bông hoa cúc thật, một bông hoa sen màu đỏ.

- Ba thước đo có độ dài và màu sắc khác nhau.

 Thước đo màu xanh có độ dài 3 cm.

 Thước đo màu đỏ có độ dài 5cm.

 Thước đo màu vàng có độ dài 7cm.

- Thẻ số từ 5 đến 10.

2. Đồ dùng của cô.

- Đồ dùng của cô giống trẻ kích thước hợp lý.

- Màn hình, máy chiếu.

- 2 mô hình vườn hoa.

- 3 bức tranh vườn hoa.

III. Tiến trình hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Cô tập trung trẻ và cho trẻ hát bài hát “Màu hoa”

của tác giả Hồng Đăng.

- Nội dung bài hát nói về điều gì?

- Ngoài các loài hoa có trong bài hát các con còn biết những loài hoa nào?

- Vừa rồi, các bạn đã kể rất nhiều tên các loài hoa,

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe và

cô cũng có một số hình ảnh về các loài hoa các con hãy hướng lên màn hình xem đó là những loài hoa gì nhé! (Cô đặt câu hỏi tương ứng với nội dung hình ảnh).

- Cô chốt lại: Các con ạ! Trong thế giới thực vật có rất nhiều các loài cây, có cây cho hoa nhƣ hoa Đào, Cúc, Mai, Hồng…Có cây cho quả nhƣ: Táo, cam, quýt… có cây lấy gỗ nhƣ: Bạch đàn, xà cừ…Cây lấy rau nhƣ: rau cải, xu hào...

- Muốn chăm sóc cho cây tươi tốt các con phải làm gì?

2. Hoạt động 2: Nội dung

a. Phần 1: Luyện tập thao tác đo.

- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều bông hoa, để biết đƣợc cuống hoa của bông hoa đó dài bằng bao nhiêu lần nắm tay. Các con hãy cầm bông hoa, tay trái cầm sát suống cuống của bông hoa, sau đó tay phải nắm sát đầu trên của nắm tay trái, cứ nhƣ thế cho đến hết chiều dài của cuống hoa. Các con vừa làm vừa đếm xem chiều dài cuống của bông hoa bằng bao nhiêu lần nắm tay.

- Vừa rồi các con đã đo chiều dài của cuống hoa bằng mấy lần nắm tay?

- Các con ơi! Cô có hai vườn hoa một vườn hoa Cúc, một vườn hoa Hồng, nhưng cô chưa biết chiều dài của hai vườn hoa. Cô mời hai bạn lên đo giúp cô chiều dài của hai vườn hoa đó bằng những bàn chân

quan sát

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

của các con.

- Cô mời hai trẻ lên đo.

- Con cho cô biết con đã đo đƣợc chiều dài của vườn hoa cúc bằng bao nhiêu lần bàn chân? Tương ứng với số mấy?

- Còn con, con đã đo được chiều dài của vườn hoa Hồng được bao nhiêu lần bàn chân của con? Tương ứng với số mấy?

- Hai bạn lên đo chiều dài của vườn hoa được 8 lần bàn chân, các con có nhận xét gì về chiều dài của hai vườn hoa? Cùng bằng mấy?

- Như vậy hai vườn hoa mà hai bạn vừa đo được 8 lần bàn chân, tương ứng với số 8.

b. Phần 2: Đo độ dài một đối tƣợng bằng các đơn vị đo khác nhau.

- Trên tay cô có gì đây?

- À đúng rồi! Trên tay cô có các thước đo màu xanh, màu đỏ, màu vàng, các con có nhận xét gì về chiều dài của các thước đo? Thước đo nào dài nhất?

Thước đo nào ngắn nhất?

- Thước đo màu xanh của cô ngắn nhất, thước đo màu đỏ dài hơn và thước đo màu vàng dài nhất.

- Bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm để đo chiều dài của bông hoa sen.

 Nhóm 1: Dùng thước đo màu xanh.

 Nhóm 2: Dùng thước đo màu đỏ.

 Nhóm 3: Dùng thước đo màu vàng.

- Trẻ đo - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đo xong, cô gắn các dụng cụ đo và số lƣợng đo đƣợc lên trên bảng.

- Cô cho đại diện 3 nhóm nhắc lại kết quả đo.

- Cô cho các nhóm so sánh kết quả của mỗi nhóm với nhau xem thước đo nào đo được nhiều hơn, thước đo nào đo được ít hơn, thước đo nào đo được ít nhất.

- Tại sao thước đo màu xanh lại đo được nhiều lần nhất? Thước đo màu vàng lại đo được ít lần nhất?

- Qua kết quả đo chiều dài cuống của bông hoa bằng các thước đo có độ dài khác nhau, thì kết quả số lần đo nhƣ thế nào?

- Cô chốt lại: Nếu đo một đối tượng bằng các thước đo khác nhau thì: Thước đo nào dài hơn đo được ít lần hơn; thước đo nào ngắn hơn đo được nhiều lần hơn.

- Cô cho trẻ nêu lại kết luận trên các đơn vị đo cụ thể vừa thực hiện.

3. Hoạt động 3: luyện tập

- Bây giờ các con hãy lấy một thước đo bất kì trong rổ mà mình thích sau đó đo cho cô chiều dài chiếc bàn trong lớp.

- Cô cho trẻ đo, trẻ đo xong cô mời đại diện các đơn vị đo nêu kết quả.

- Dựa vào kết quả đo, cô gợi ý trẻ nêu mối quan hệ về độ dài giữa các thước đo.

4. Kết thúc.

- Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Cô khen ngợi tuyên dương trẻ, sau đó chuyển hoạt động.

- Trẻ thực hiện

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)