Các nguyên tắc đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ĐO ĐỘ DÀI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN

2.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài

2.1.1. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non và mục đích hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn

Quyết định số 55/QĐ ngày 03 tháng 02 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã quy định rõ mục tiêu, kế hoạch đào tạo Nhà trẻ - Mẫu giáo (mục tiêu ngành giáo dục mầm non). Qua đó, mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển trí thông minh, ham hiểu biết cho trẻ, làm cho trẻ thích khám phá tìm tòi thế giới xung quanh và có một số kỹ năng sơ đẳng, cần thiết để vào học phổ thông.

Trong từng lứa tuổi nhất định, ngành giáo dục mầm non đã xây dựng mục tiêu cụ thể. Đối với trẻ 5-6 tuổi, phải phát triển năm chỉ tiêu về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.

Nội dung hình thành biểu tƣợng toán học sơ đẳng là một trong những nội dung của chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non, và được phối hợp với các nội dung giáo dục khác góp phần thực hiện các mục tiêu nêu trên.

Việc cho trẻ làm quen với kích thước và dạy trẻ biện pháp đo độ dài là một trong những nhiệm vụ giáo dục cảm giác và giáo dục trí tuệ. Sự hình thành những yếu tố của hoạt động đo đạc đơn giản ở trẻ mầm non sẽ tạo cơ sở cho sự hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống lao động sau này. Mặt khác, khi sử dụng các thước đo ước lệ trẻ sẽ xác định và nhận biết đƣợc một số tính chất của các vật. Vì vậy, sự nhận biết đặc điểm cũng giống nhƣ đặc trƣng số lƣợng của chúng ở trẻ càng đƣợc đầy đủ.

Không những thế, việc trẻ nắm biện pháp đo độ dài còn góp phần hoàn thiện khả năng đánh giá kích thước bằng mắt của trẻ, và có ảnh hưởng tới sự xuất hiện những yếu tố của hoạt động học tập. Trẻ nắm đƣợc mục đích của hoạt động, tuân theo luật, nắm đƣợc tính chất và trình tự diễn ra các thao tác, biết giải quyết nhiệm vụ thực tiễn và học tập một cách đồng đều. Việc học đo còn dạy trẻ thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao một cách chính xác hơn.

2.1.2. Các biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ cần hướng tới việc phát triển tính tích cực, độc lập nhận thức của trẻ trong quá trình hoạt động học tập

Nhƣ chúng ta đều biết, việc phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động là một nguyên tắc quan trọng trong việc tổ chức hoạt động của trẻ mẫu giáo hiện nay. Để làm đƣợc điều này, trong quá trình dạy trẻ phép đo độ dài, giáo viên phải tổ chức cho trẻ đƣợc tham gia các hoạt động đo, qua đó nhằm hình thành kỹ năng đo. Khi tổ chức các hoạt động này, người giáo viên cần biến những yêu cầu, những nhiệm vụ đo độ dài thành những nhu cầu và hứng thú hoạt động của trẻ, khai thác vốn kinh nghiệm của trẻ để giúp trẻ đến với những kiến thức, kỹ năng đo độ dài mới một cách nhẹ nhàng, không mang tính áp đặt.

Mỗi cá nhân trẻ có một vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm khác nhau, với những đặc điểm nhận thức khác nhau. Do vậy, khi tổ chức các hoạt động nhằm hình thành kỹ năng đo độ dài, giáo viên cần chú ý tới việc khai thác vốn kinh nghiệm riêng của mỗi trẻ, dựa vào khả năng, đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ. Qua đó, đƣa ra những yêu cầu, những nhiệm vụ đo phù hợp nhằm giúp trẻ hình thành kỹ năng đo độ dài một cách hiệu quả.

2.1.3. Các biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và mức độ phát triển khả năng đo lường của trẻ mẫu giáo lớn

Khi xây dựng một số biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn, cần phải quan tâm tới những quy luật nhận thức và mức độ phát

triển khả năng đo lường của trẻ để đưa ra các biện pháp một cách phù hợp nhằm giúp cho việc hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.

Nhƣ chúng ta đều biết, trẻ mẫu giáo nhận thức thế giới xung quanh bằng con đường nhận thức cảm tính. Nhờ cảm giác, tri giác phát triển mà trẻ có những vốn biểu tƣợng toán học phong phú. Vì vậy, các biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ cần hướng tới việc huy động toàn bộ các giác quan của trẻ vào quá trình hoạt động nhằm giúp trẻ nắm kiến thức, kỹ năng đo độ dài một cách hiệu quả nhất.

Đặc điểm nhận thức nổi bật của trẻ mẫu giáo lớn chính là sự xuất hiện kiểu tƣ duy trực quan hình tƣợng mới, còn gọi là tƣ duy trực quan - sơ đồ và những yếu tố của kiểu tƣ duy logic nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh mẽ. Tƣ duy trực quan - sơ đồ là tƣ duy hình tƣợng đƣợc thực hiện với những hành động định hướng bên trong với các hình ảnh đã được sơ đồ hoá - là những hình ảnh phản ánh những liên hệ, những mối quan hệ giữa các sự vật và các thuộc tính. Những hình ảnh sơ đồ hoá có tính chất cụ thể và đã có sự khái quát. Những hình ảnh này đã bị tước đi những chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những yếu tố giúp phản ánh khái quát về những sự vật chứ không phải về từng sự vật riêng lẻ. Điều đó đƣợc thể hiện ở việc trẻ hiểu dễ dàng, nhanh chóng các kiểu sơ đồ, sử dụng có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật, bước đầu có khả năng sơ đồ hoá… Sự hình thành tư duy trực quan - sơ đồ có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động nhận thức của trẻ. Đây chính là cơ sở để trẻ có thể lĩnh hội kiến thức, kỹ năng đo và thực hiện các bài luyện tập với các thước đo, các đối tượng đo khác nhau.

Ở trẻ mẫu giáo lớn, tuy đã xuất hiện sự chú ý và ghi nhớ có chủ đích, nhƣng chú ý không chủ đích vẫn chiếm ƣu thế, hứng thú của trẻ chƣa bền vững, trẻ không tập trung trong khoảng thời gian dài. Do đó, người giáo viên trong quá trình hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ cần phải chú ý cho trẻ

thường xuyên luyện tập những kiến thức, kỹ năng đo độ dài đã học, cũng như việc giáo viên phải tạo ra những tình huống, những trò chơi học tập hấp dẫn để có thể hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)