CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG ĐO ĐỘ DÀI CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Thực trạng của việc hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn
Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số ý kiến của giáo viên mầm non đều cho rằng việc dạy trẻ kỹ năng đo độ dài là cần thiết, không chỉ đối với việc hình thành kỹ năng đo độ dài mà cả đối với đời sống hàng ngày của trẻ.
Tuy nhiên, mặc dù giáo viên khẳng định về sự cần thiết của việc hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ và được nhà trường quan tâm thường xuyên, nhƣng hầu hết giáo viên còn nhận thức rất sơ sài và đơn giản về việc hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ. Họ chỉ mới dừng lại ở việc dạy trẻ cách đo mà chƣa chú trọng tới việc giúp trẻ nắm đƣợc mục đích của việc đo độ dài cũng như việc cho trẻ luyện tập thường xuyên để hình thành kỹ năng đo độ dài bền vững. Giáo viên cũng chƣa tạo cơ hội, điều kiện để giúp trẻ ứng dụng kỹ năng đo độ dài vào các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Khi giáo viên đƣợc hỏi về biểu hiện của mức độ nắm kỹ năng đo độ dài ở trẻ, phần đông các giáo viên đều cho rằng trẻ nắm kỹ năng đo độ dài biểu hiện ở việc trẻ biết sử dụng đồ dùng để đo và biết khái quát kết quả đo, trong khi đó biểu hiện ở việc trẻ nắm đƣợc biện pháp đo và có kỹ năng đo nhanh, đo chính xác, linh hoạt lại chỉ chiếm số lƣợng rất nhỏ.
Nhƣ vậy, ta thấy rằng nhận thức của giáo viên mầm non về việc hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn còn đơn giản và sai lệch. Họ chỉ mới dừng lại ở hình thức dạy trẻ đo, họ quan tâm tới việc dạy trẻ sử dụng đồ dùng để đo và biết khái quát kết quả đo. Vậy thử hỏi rằng nếu trẻ chỉ biết lựa chọn đúng đồ dùng để đo nhƣng lại không nắm đƣợc biện pháp đo thì liệu rằng kết quả đo có chính xác không?. Mặt khác, nếu chỉ dựa trên biểu hiện này thì trẻ chỉ đƣợc cung cấp về kiến thức về cách đo mà chƣa thể có kỹ năng đo đƣợc.
Tuy nhiên, có một thực tế khó khăn đối với giáo viên mầm non để có thể tiến hành việc hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ là: số lƣợng trẻ quá đông trong một lớp trong khi diện tích của lớp học lại nhỏ hẹp. Điều này không chỉ làm cho lớp học luôn ở tình trạng thiếu không gian mà còn ảnh hưởng đến tính cá biệt hoá trong quá trình dạy trẻ, kết quả học tập cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
1.2.1.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn của giáo viên ở trường mầm non hiện nay
Nhìn chung, giáo viên đã sử dụng nhiều biện pháp sƣ phạm trong quá trình dạy trẻ phép đo độ dài nhƣ: Biện pháp sử dụng hành động đo mẫu kết hợp lời giảng giải, biện pháp tăng cường sử dụng trò chơi học tập, luyện tập với các bài tập đo đa dạng, tạo cơ hội cho trẻ đƣợc vận dụng kỹ năng đo độ dài đã học vào các tình huống khác nhau.
Về cơ bản giáo viên mầm non đã sử dụng các biện pháp hình thànhkỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn. Tuy nhiên, không phải mọi giáo viên đều sử dụng tất cả các biện pháp trên, hơn nữa họ lại không sử dụng chúng một cách thường xuyên. Mặt khác, các giáo viên chưa có sự linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp với nhau, vẫn tồn tại kiểu học đồng loạt, phương pháp dạy chưa thực sự hướng tới trẻ. Về hình thức tổ chức thì còn khá đơn điệu, chƣa tận dụng đƣợc kinh nghiệm đã có của trẻ vào bài dạy. Hơn nữa, số lƣợng trẻ trong lớp quá đông khiến giáo viên ít có cơ hội quan tâm tới từng trẻ. Trẻ không được thường xuyên luyện tập để ứng dụng những kiến thức, kỹ năng về đo độ dài đã học vào cuộc sống, do đó dẫn đến tình trạng một số trẻ không nắm đƣợc biện pháp đo độ dài, hoặc biện pháp đo sai nhƣng không được sửa chữa kịp thời. Vì thế, trẻ thường không có kỹ năng đo độ dài và cũng không mấy hứng thú với bài tập đo do cô đƣa ra. Do vậy mà hiệu quả của việc hình thànhkỹ năng đo độ dài cho trẻ là chƣa cao.
1.2.1.3. Thực trạng kỹ năng đo độ dài của trẻ mẫu giáo lớn
Biểu hiện của việc nắm kỹ năng đo độ dài của trẻ mẫu giáo lớn là chƣa cao, chỉ có rất ít trẻ đạt biểu hiện nắm đƣợc mục đích của phép đo, nắm đƣợc biện pháp đo và tích cực luyện tập ở mức độ rất cao. Trong đó chúng tôi kiểm tra về khả năng vận dụng kỹ năng đo độ dài vào các hoàn cảnh khác nhau thì không có trẻ nào đạt mức độ giỏi, và tỷ lệ trẻ biểu hiện kỹ năng đo độ dài ở mức độ thấp là vấn đề cần đƣợc quan tâm.
Trong quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy: Trong khi tiến hành quan sát trẻ đo chiều dài của đối tƣợng thì đa số trẻ không phân biệt đƣợc chiều đo, thao tác đo thiếu chính xác và không nắm đƣợc kết quả đo. Số trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng đo lường và vận dụng chúng vào các hoàn cảnh khác nhau là chƣa cao. Thực tế cho thấy rằng biện pháp giáo viên sử dụng chƣa đạt hiệu quả cao trên trẻ. Do đó, chúng tôi nhận thấy rằng cần nghiên cứu áp dụng một số biện pháp thích hợp hơn nữa để việc hình thành kỹ năng đo độ dài cho trẻ mẫu giáo lớn đạt hiệu quả hơn.